Từ lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, nghĩ về tuổi trẻ tương lai đất nước. (Dàn bài)
1. Tìm hiểu đềĐây là một câu nói nổi tiếng của Bác Hồ. Người căn dặn và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ; động viên, khuyên khích họ phấn đấu, cố gắng học tập để xây dựng tổ quốc. Bởi theo Bác, việc học tập của ngày hôm nay sẽ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của đất nước trong tương lai. Để trình ...
1. Tìm hiểu đềĐây là một câu nói nổi tiếng của Bác Hồ. Người căn dặn và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ; động viên, khuyên khích họ phấn đấu, cố gắng học tập để xây dựng tổ quốc. Bởi theo Bác, việc học tập của ngày hôm nay sẽ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của đất nước trong tương lai. Để trình bày những suy nghĩ của mình về câu nói nổi tiếng và đầy ý nghĩa này của Bác, các em cần trả lời được những câu hỏi: Vì sao Bác lại cho rằng việc học tập của các em “lại làm cho đất nước trở ...
Sau khi đã có ý, các em hãy sắp xếp các ý ấy theo một trình tự nhất định để bài văn được chặt chẽ, lập luận được thuyết phục người đọc, người nghe. Mặt khác, em cũng cần viết bài văn này không chỉ bằng trí tuệ, sự chặt chẽ mang tính khoa học, mà hãy viết nó bằng tất cả nhiệt huyết của một học sinh, một con người trẻ tuổi hiểu được vai trò, trách nhiệm của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội. Có như thế, bài viết mới đi sâu vào lòng người. (Xem thêm gợi ý trong SGK.)
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời câu nói đó.
- Trích dẫn câu nói của Bác.
Thân bài
- Giải thích nội dung câu nói.
- Giải thích vì sao Bác lại khẳng định: Việc học tập của thế hệ trẻ có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước:
- Thực tế lịch sử đã chứng minh: Việc học tập của tuổi trẻ đã tác động đến tương lai đất nước như thế nào? (dẫn chứng)
- Để thực hiện lời dạy của Bác, mỗi HS chúng ta cần phải làm gì?
Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của câu nói đối với lí tưởng, sự phấn đấu của HS, sinh viên ngày nay.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã gửi thư cho các cháu HS, trong bức thư có câu... (trích dẫn câu nói).
2. Thân bài
- Giải thích nội dung câu nói:
+ Bác đã dùng những từ ngữ, hình ảnh đẹp, trang trọng: tươi đẹp, dài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu để nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa việc học tập của HS nói riêng, của thế hệ trẻ nói chung đối với tương lai của dân tộc.
+ Không chỉ đề cao vai trò của việc học, qua câu nói của mình, Bác còn động viên, khuyến khích các cháu học tập tốt.
- Việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai của đất nước vì: (Trong phần này, để việc lập luận được sâu sắc, thuyết phục, các em cần lưu ý đến hoàn cảnh của đất nước ta ngay sau khi giành được chính quyền: chúng ta vừa trải qua những năm tháng sống trong nô lệ và đói nghèo, bây giờ giành được độc lập rồi thì việc học tập để xây dựng nước nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết).
+ Thanh niên HS hôm nay chính là thế hệ tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.
+ Muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc học để có kiến thức, được bồi đắp về cơ bản, lí tưởng là vô cùng quan trọng.
+ Thế giới ngày càng phát triển, vì vậy, để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì đất nước phải có khoa học - kĩ thuật phát triển. Muốn vậy, chỉ có con đường duy nhất là học tập.
- Thực tế lịch sử đã chứng minh việc học tập là rất đúng:
+ Ngày xưa: Những con người tài năng xuất chúng như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi... sở dĩ có những đóng góp lớn lao, vĩ đại, ghi dấu được những chiến công hiển hách muôn đời là bởi các vị tiền nhân ấy đã chăm chỉ học tập, luyện rèn ngay từ thời trẻ... (dẫn chứng, phân tích).
+ Ngày nay: Tấm gương sáng là Bác Hồ, những nhà khoa học như Lương Đình Của, Trần Đại Nghĩa... (có thể lấy thêm những dẫn chứng tiêu biểu là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng thế giới như Niu-tơn, E-đi-xơn...).
- Thực hiện lời dạy của Bác, thế hệ trẻ chúng ta phải:
+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt.
+ Có ý chí, quyết tâm xây dựng Tố quốc giàu mạnh...
3. Kết bài
- Câu nói của Bác càng làm cho mỗi HS, sinh viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
- Thôi thúc chúng ta học tập, phấn đấu.