04/06/2017, 23:35
Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta, hãy làm sáng tỏ sự kết hợp giữa cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo ở ngòi bút Nguyễn Trãi.
Yêu nước và nhân đạo là hai mạch cảm xúc luôn song hành, xuyên thấm, có mặt trong nhau và bổ sung cho nhau trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích mở đầu Bình Ngô đại cáo. - Cảm hứng yêu nước thể hiện qua quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc (tham khảo các ...
Yêu nước và nhân đạo là hai mạch cảm xúc luôn song hành, xuyên thấm, có mặt trong nhau và bổ sung cho nhau trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích mở đầu Bình Ngô đại cáo.
- Cảm hứng yêu nước thể hiện qua quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc (tham khảo các phần trên). Quan niệm đó thể hiện tầm tư tương, ý thức của ông về quyền độc lập, tự chủ của đất nước mình.
- Cảm hứng nhân đạo thể hiện qua quan niệm về nhân nghĩa. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là nền tảng của sự sông, cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là hướng đến người dân, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
- Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo không tách rời mà còn có mặt trong nhau. Nhân nghĩa trong hoàn cảnh đất nước phải đối mặt với ngoại xâm là diệt trừ quân xâm lược bạo tàn, chấm dứt chiến tranh, bảo vệ sự sống, quyền sống cho nhân dân. Yêu nước là bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước, cũng chính là bảo vệ cuộc sống hạnh phúc cho con người.
- Cảm hứng nhân đạo thể hiện qua quan niệm về nhân nghĩa. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là nền tảng của sự sông, cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là hướng đến người dân, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
- Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo không tách rời mà còn có mặt trong nhau. Nhân nghĩa trong hoàn cảnh đất nước phải đối mặt với ngoại xâm là diệt trừ quân xâm lược bạo tàn, chấm dứt chiến tranh, bảo vệ sự sống, quyền sống cho nhân dân. Yêu nước là bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước, cũng chính là bảo vệ cuộc sống hạnh phúc cho con người.