13/11/2017, 23:20

Văn hoá Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương v. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 23. Kinh tế, văn hoá, thế kỉ XVI - XVIII 1. Tôn giáo a) Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Câu hỏi: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở các thế kỉ XVI - XVII có gì đáng chú ý so với thế kỉ XV? Thời Lê sơ ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương v. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 23. Kinh tế, văn hoá, thế kỉ XVI - XVIII

1. Tôn giáo
a) Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Câu hỏi: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở các thế kỉ XVI - XVII có gì đáng chú ý so với thế kỉ XV?
 
Thời Lê sơ (thế kỉ XV), chính quyền phong kiến vừa đề cao Nho giáo, vừa hạn chế vai trò Phật giáo và Đạo giáo. Do vậy, Nho giáo chi phối sâu sắc các hoạt động văn hoá. Từ thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển lựa quan lại, nhưng với sự suy thoái của chế độ phong kiến tập quyền, Nho giáo mất dần tính lợi hại của một công cụ thống trị tinh thần.
Trong hoàn cảnh đó, Phật giáo và Đạo giáo có xu hướng phát triển trở lại, thể hiện rõ trong ý thức tư tưởng và sinh hoạt tinh thần của vua chúa, quý tộc.
 
Câu hỏi: Sinh hoạt tôn giáo ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII có những điểm gì đáng lưu ý?
 
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Nho giáo vẫn được đề cao.
- Nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống vẫn được duy trì.
- Xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Thiên Chúa.
 
Câu hỏi: “Nhiễu điều phủ lẩy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao trên nói lên điều gì? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.
 
Câu ca dao nói lên tình đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, cộng đồng người Việt có chung một cội nguồn “con Rồng, cháu Tiên”. Đó là tình cảm, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước và con người đã là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam.
 
* Câu ca dao có nội dung tương tự:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giong nhưng chung một giàn.”
 
Câu hỏi: Em hãy nêu một số tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta hiện nay vẫn còn bảo lưu và phát triển.
 
Tín ngưỡng cổ truyền:
- Làng xã thờ Thành hoàng.
- Gia đình thờ Tổ tiên, ông bà, cha mẹ,...
- Thờ cúng ông Táo, ông Địa.
- Cúng đất, cúng Tất niên, cúng đầu năm.
- Cúng cầu mưa, lễ cầu Ngư,...
 
Câu hỏi: Việc thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện điều gì?
 
Việc thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện đạo lí biết ơn đối với các đấng sinh thành. Việc thờ cúng tổ tiên vừa là tình cảm thành kính thiêng liêng, vừa là ý thức, trách nhiệm của mỗi người ừong việc đền đáp công cm Tổ tiên. Thiếu tình cảm và ý thức đó thì chẳng khác nào một sự bội bạc, vô ơn, xa rời cội nguồn, là điều tối kị trong đời sống văn hoá, tinh thần người Việt Nam.
 
b) Thiên Chúa giáo
Câu hỏi: Ở thế kỉ XVI - XVII, nước ta xuất hiện những tôn giáo nào?
 
Thế kỉ XVI - XVII, nước ta xuất hiện những tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
 
2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ
Câu hỏi: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 
Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt ngày một phong phú.
Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
 
Câu hỏi: Em hãy nêu vài nét về A-lêc-xăng đơ Rôt.
 
A-lêc-xăng đơ Rôt là một giáo sĩ người Pháp.
- Năm 1627, ông thành lập Đoàn truyền giáo ở Đàng Ngoài.
- Sau đó, ông trở về Pa-ri cho xuất bản nhiều bản đồ giới thiệu về nước ta.
- Ít lâu sau, Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp chính thức được thành lập, đẩy mạnh hoạt động truyền giáo khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á. Ông là người có đóng góp quan trọng trong việc dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ - La-tinh.
 
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
Câu hỏi: Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm thường phản ánh những điều gì?
 
Văn học Nôm thường phản ánh tâm trạng bi quan, trăn trở của kẻ sĩ trước thế sự đảo điên (như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Mặt khác, tư tưởng nhân đạo và khuynh hướng trữ tình bắt đầu phát triển qua những truyện Nôm dài, đặc biệt là truyện Nôm khuyết danh (như: Trê Cóc, Trinh Thử, Nhị Độ Mai...). Nội dung những truyện Nôm này đề cập đến vấn đề thiết thực của cuộc sống và hạnh phúc của con người, qua đó tố cáo những bất công của xã hội và sự thối nát của bộ máy quan liêu.
 
Câu hỏi: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc?
 
Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có tác dụng làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, gọn gàng. Văn hoá dân tộc thêm phong phú.
 
Câu hỏi: Em biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm?
 
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn “lo trước những việc lo của thiên hạ”. Ông là nhà thơ, nhà triết học của thế kỉ XVI. Thơ, văn của ông phản ánh tâm trạng bất lực của tầng lớp sĩ phu đương thời - sống trong xã hội đảo điên nhưng vẫn giữ phong cách trong sạch, mong đợi một ngày “thời thế xoay vần” để có cơ hội giúp đời. Đó là tâm lí của kẻ sĩ phu chân chính, trăn trở, nhức nhối trước tình đởi vận nước, trước đạo lí điên đảo và chiến tranh “nồi da xáo thịt”, trước nỗi khổ của nhân dân.
 
Câu hỏi: Em cho biết vài nét về Đào Duy Từ.
 
Đào Duy Từ (1572 - 1634), vừa là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn, nhà quân sự có tài. Ông sinh tại làng Hoa Trai (Tĩnh Gia - Thanh Hoá), có tài, nhưng không được chúa Trịnh cho đi thi. Vào Đàng Trong, ông được chúa Nguyễn phong tước hầu và trọng dụng trong việc xây dựng hệ thống Luỹ Thầy. Ông còn viết một số tác phẩm, có công phát triển nghề hát bội ở Đàng Trong và là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu.
 
Câu hỏi: Hãy trình bày sự phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.
 
- Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.
- Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa.
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng: tuồng, chèo, hát ả đào,...
 
Câu hỏi: Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?
 
Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.
Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,...
Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.
0