13/11/2017, 23:19
Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của:- Các nước châu Phi - Các nước Mĩ Latinh I. Các nước châu Phi 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các ...
Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của:- Các nước châu Phi - Các nước Mĩ Latinh
I. Các nước châu Phi
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.
- Mở đầu là cuộc binh chiến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18 - 6 - 1953).
- Từ năm 1952 đến năm 1958 hàng loạt nước giành được độc lập: Libi, Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê...
- Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
- Tháng 02 - 1990, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là Apácthai).
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, đã thu được những thành tựu bước đầu.
- Nhiều nước châu Phi còn nằm trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; đói nghèo, bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số; nợ nần và sự phụ thuộc vào nước ngoài v.v...
- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng 5 - 1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Phi đang triển khai nhiều chương trình chiến lược vì sự phát triển của châu lục.
II. Các nước Mĩ Latinh
1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập dân tộc
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.
Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 01 - 01 - 1959 chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
- Vào các thập niên 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
- Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “lục địa bùng cháy”. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo... đã diễn ra liên tục.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như Braxin, Áchentina, Mêhicô.
- Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ Latinh rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến những biến động về chính trị.
- Bước sang thập niên 90, nền kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ Latinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế.
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.
- Mở đầu là cuộc binh chiến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18 - 6 - 1953).
- Từ năm 1952 đến năm 1958 hàng loạt nước giành được độc lập: Libi, Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê...
- Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
- Tháng 02 - 1990, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là Apácthai).
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, đã thu được những thành tựu bước đầu.
- Nhiều nước châu Phi còn nằm trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; đói nghèo, bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số; nợ nần và sự phụ thuộc vào nước ngoài v.v...
- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng 5 - 1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Phi đang triển khai nhiều chương trình chiến lược vì sự phát triển của châu lục.
II. Các nước Mĩ Latinh
1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập dân tộc
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.
Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 01 - 01 - 1959 chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
- Vào các thập niên 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
- Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “lục địa bùng cháy”. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo... đã diễn ra liên tục.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như Braxin, Áchentina, Mêhicô.
- Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ Latinh rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến những biến động về chính trị.
- Bước sang thập niên 90, nền kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ Latinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế.