13/11/2017, 23:19
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II (1945 - 1949)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II (1945 - 1949)- Hội nghị Ianta (02/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc- Sự thành lập Liên hiệp quốc- Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa I. Hội nghị Ianta (02/1945) và những thoả thuận của ba cường ...
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II (1945 - 1949)- Hội nghị Ianta (02/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc- Sự thành lập Liên hiệp quốc- Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
I. Hội nghị Ianta (02/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít;
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh;
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Trong bối cảnh đó, một cuộc hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 04 đến 11 - 02 - 1945.
2. Hội nghị đưa ra những quyết định quan trọng
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24 - 10 - 1945, bản Hiến chương Liên hiệp quốc có hiệu lực.
2. Mục đích
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
4. Các cơ quan
* Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, có quyền hành rộng rãi. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận tất cả các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
* Hội đồng Bảo an: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình an ninh thế giới.
* Ban Thư kí: Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra còn có Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế...
Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên.
Từ tháng 9 -1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
* Vấn đề nước Đức
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, Anh chiếm vùng Tây Bắc, Mĩ chiếm vùng phía Nam, Pháp chiếm một phần lãnh thổ phía Tây.
+ Tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai khu vực chiếm đóng của mình nhằm chia cắt lâu dài nước Đức. Cuối cùng, tháng 6 - 1949, Mĩ - Anh - Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức.
+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ (CHDC) Đức vào tháng 10 - 1949.
Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước Đức với chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
* Vấn đề Đông Âu và Tây Âu
+ Trong những năm 1945 - 1947, các nước Đông Âu đã xây dựng bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành hệ thống các nước dân chủ nhân dân - xã hội chủ nghĩa.
+ Ở Tây Âu, hầu hết các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vào lúc đó, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”) nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng hình thành theo sự định hướng của Mĩ.
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít;
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh;
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Trong bối cảnh đó, một cuộc hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 04 đến 11 - 02 - 1945.
2. Hội nghị đưa ra những quyết định quan trọng
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24 - 10 - 1945, bản Hiến chương Liên hiệp quốc có hiệu lực.
2. Mục đích
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
4. Các cơ quan
* Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, có quyền hành rộng rãi. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận tất cả các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
* Hội đồng Bảo an: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình an ninh thế giới.
* Ban Thư kí: Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra còn có Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế...
Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên.
Từ tháng 9 -1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
* Vấn đề nước Đức
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, Anh chiếm vùng Tây Bắc, Mĩ chiếm vùng phía Nam, Pháp chiếm một phần lãnh thổ phía Tây.
+ Tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai khu vực chiếm đóng của mình nhằm chia cắt lâu dài nước Đức. Cuối cùng, tháng 6 - 1949, Mĩ - Anh - Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức.
+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ (CHDC) Đức vào tháng 10 - 1949.
Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước Đức với chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
* Vấn đề Đông Âu và Tây Âu
+ Trong những năm 1945 - 1947, các nước Đông Âu đã xây dựng bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành hệ thống các nước dân chủ nhân dân - xã hội chủ nghĩa.
+ Ở Tây Âu, hầu hết các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vào lúc đó, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”) nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng hình thành theo sự định hướng của Mĩ.