13/11/2017, 23:19
Quang Trung xây dựng đất nước
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 25. Phong trào Tây Sơn. Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước 1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc Câu hỏi: Em hãy nhắc lại tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 25. Phong trào Tây Sơn. Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
Câu hỏi: Em hãy nhắc lại tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng:
- Ở Đàng Ngoài, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.
- Ở Đàng Trong, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất -> Cuộc sống cơ cực, nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
Câu hỏi: Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?
- Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế.
- Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
- Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước.
- Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
Câu hỏi: Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?
“Mở cửa ải” để buôn bán trao đổi hàng hoá với các nước. “Thông chợ búa” để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm của mình làm ra, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển (hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ngày càng cao). Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.
Câu hỏi: Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước chứng tỏ điều gì?
Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của Nhà nước chứng tỏ Quang Trung đã mạnh dạn xoá bỏ thành kiến độc tôn chữ Hán của các triều đại trước, đưa chữ Nôm lên địa vị văn tự chính thức của quốc gia, điều này đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo tồn nền văn hoá dân tộc.
Câu hỏi: Việc Quang Trung cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên điều gì?
Việc Quang Trung cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên hoài bão rất lớn của Quang Trung, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao
Câu hỏi: Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
- Quốc phòng:
+ Quang Trung tiếp tục thi hành chính sách quân dịch ba suất đinh lấy một suất lính.
+ Xây dựng quân đội mạnh gồm:
• Bộ binh, tượng binh và kị binh.
• Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
- Ngoại giao:
Quang Trung thực hiện chủ trươmg mềm dẻo với nhà Thanh (đặt quan hệ thân thiện, hoà hiếu, mở cửa ải thông thưomg hàng hoá giữa hai nước, cho lập đền thờ tướng giặc sầm Nghi Đống tại Thăng Long,...), mặt khác, vẫn kiên quyết bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi: Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?
Đường lối đối ngoại của Quang Trung thể hiện mong muốn đất nước không có chiến tranh, nhân dân có điều kiện xây dựng và phát triển, sự hoà hợp đó là điều kiện hoà bình cho nhân dân hai nước trao đổi, giao lưu buôn bán. Nhưng chính sách đó cũng thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nếu kẻ thù nào dám động đến một tấc đất của Tổ quốc thì không tha thứ.
Câu hỏi: Em hãy nhắc lại tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng:
- Ở Đàng Ngoài, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.
- Ở Đàng Trong, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất -> Cuộc sống cơ cực, nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
Câu hỏi: Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?
- Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế.
- Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
- Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước.
- Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
Câu hỏi: Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?
“Mở cửa ải” để buôn bán trao đổi hàng hoá với các nước. “Thông chợ búa” để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm của mình làm ra, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển (hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ngày càng cao). Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.
Câu hỏi: Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước chứng tỏ điều gì?
Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của Nhà nước chứng tỏ Quang Trung đã mạnh dạn xoá bỏ thành kiến độc tôn chữ Hán của các triều đại trước, đưa chữ Nôm lên địa vị văn tự chính thức của quốc gia, điều này đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo tồn nền văn hoá dân tộc.
Câu hỏi: Việc Quang Trung cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên điều gì?
Việc Quang Trung cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên hoài bão rất lớn của Quang Trung, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao
Câu hỏi: Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
- Quốc phòng:
+ Quang Trung tiếp tục thi hành chính sách quân dịch ba suất đinh lấy một suất lính.
+ Xây dựng quân đội mạnh gồm:
• Bộ binh, tượng binh và kị binh.
• Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
- Ngoại giao:
Quang Trung thực hiện chủ trươmg mềm dẻo với nhà Thanh (đặt quan hệ thân thiện, hoà hiếu, mở cửa ải thông thưomg hàng hoá giữa hai nước, cho lập đền thờ tướng giặc sầm Nghi Đống tại Thăng Long,...), mặt khác, vẫn kiên quyết bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi: Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa gì?
Đường lối đối ngoại của Quang Trung thể hiện mong muốn đất nước không có chiến tranh, nhân dân có điều kiện xây dựng và phát triển, sự hoà hợp đó là điều kiện hoà bình cho nhân dân hai nước trao đổi, giao lưu buôn bán. Nhưng chính sách đó cũng thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nếu kẻ thù nào dám động đến một tấc đất của Tổ quốc thì không tha thứ.