Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức năm thứ 24 (1871)
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người. NGUYỄN KHUYẾN 阮勸 1 , Cử nhân, học Quốc tử giám, sinh năm t Mùi, thi đỗ năm 37 tuổi, người xã Yên Đỗ tổng Yên Đổ huyện Bình Lục phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nội. Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân 2 người. NGUYỄN ...
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người.
NGUYỄN KHUYẾN阮勸1, Cử nhân, học Quốc tử giám, sinh năm t Mùi, thi đỗ năm 37 tuổi, người xã Yên Đỗ tổng Yên Đổ huyện Bình Lục phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nội.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân2 người.
NGUYỄN KHAM阮堪2, Cử nhân, sinh năm Giáp Thìn, thi đỗ năm 28 tuổi, người xã Du Lâm tổng Hội Phụ huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
NGUYỄN XUÂN ÔN阮春瘟3, Cử nhân, sinh năm Canh Dần, thi đỗ năm 42 tuổi, người thôn Văn Hiến, xã Lương Điền tổng Thái Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu Nghệ An.
Chú thích:
*Bia này khắc 3 khoa.
1.Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn , người xã Yên Đỗ tổng Yên Đổ huyện Bình Lục phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nội (nay thuộc xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam). Giải nguyên năm Giáp Tý (1864). Ông là một trong số rất ít người thi đỗ đầu cả ba kỳ thi (Hương, Hội và Đình) nên thường gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Ông còn có tên là Nguyễn Thắng. Ông giữ các chức quan, như Đốc học Thanh Hóa, Bố chánh Quảng Ngãi và Quảng Nam, Trực học sĩ, Toản tu Quốc sử quán, Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên. Sau ông xin từ chức về quê dạy học.
2.Nguyễn Kham (1844-?) người xã Du Lâm tổng Hội Phụ huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Mai Lâm huyện Đông Anh Tp.. Hà Nội). Ông là con của Nguyễn Tư Giản. Giải nguyên năm Canh Tý (1860). Ông từng giữ các chức quan như: Án sát Bình Định, Tham biện Nội các .
3.Nguyễn Xuân Ôn (1830-1889) hiệu là Ngọc Đường , Lương Giang và biệt hiệu là Hiến Đình , người thôn Văn Hiến xã Lương Điền tổng Thái Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu Nghệ An (nay thuộc xã Thái Diễn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Đinh Mão, niên hiệu Tự Đức thứ 20 (1867). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Quảng Ninh, Đốc học Bình Định, Giám sát Ngự sử, Lễ khoa Chưởng ấn, Án sát Bình Thuận và Quảng Ngãi, sau chuyển về làm ở Bộ Hình, lại cử làm Đốc học Quảng Bình. Ông là người chủ trương chống Pháp, nên đã về quê chiêu tập nghĩa binh, làm cuộc khởi nghĩa lớn và bị bắt đưa về giam ở Huế. Sau được tha, ông về quê dạy học và lâm bệnh qua đời.
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM ẤT HỢI NIÊN HIỆU TỰ ĐỨC NĂM THỨ 28 (1875)
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân2 người
[PHẠM NHƯ XƯƠNG笵如昌1, Cử nhân, làm chức Văn tuyển Tư vụ, sinh năm Giáp Thìn, thi đỗ năm 32 tuổi, người xã Ngân Câu huyện Diên Phúc tỉnh Quảng Nam].
NGUYỄN HỮU CHÍNH阮有政2, Cử nhân, sinh năm Kỷ Sửu, thi đỗ năm 47 tuổi, người thôn Cổ Đan xã Đông Hải tổng Đặng Xá huyện Chân Lộc phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân9 người
ĐINH NHO ĐIỂN丁儒典3, Cử nhân, sinh năm Mậu Thân, thi đỗ năm 28 tuổi, người thôn Thọ Lộc xã An p tổng An p huyện Hương Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Nghệ An.
ĐINH VĂN CHẤT丁文質4, Cử nhân, sinh năm Đinh Mùi, thi đỗ năm 29 tuổi, người xã Kim Khê tổng Kim Nguyên huyện Chân Lộc phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.
PHAN DU潘瑜5, Cử nhân, sinh năm Quý Mão, thi đỗ năm 33 tuổi, người thôn Đông Thái xã Yên Đồng tổng Việt Yên huyện La Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Nghệ An.
HOÀNG HỮU THƯỜNG黃有常6, Cử nhân, sinh năm Đinh Dậu, thi đỗ năm 39 tuổi, người thôn Quang Tế tổng Võng Nhi huyện Hương Thủy phủ Thừa Thiên.
[TỐNG DUY TÂN宋維新7, Cử nhân, sinh năm Đinh Dậu, thi đỗ năm 39 tuổi, người xã Đông Biện huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa].
LÊ THỤY黎瑞8, Cử nhân, làm Tư vụ thuộc Bộ Lại, sinh năm Nhâm Dần, thi đỗ năm 34 tuổi, người thôn Đông xã Bích La tổng Bích La huyện Thuận Xương tỉnh Quảng Trị.
VŨ HỮU LỢI武有利9, Cử nhân, sinh năm Bính Thân, thi đỗ năm 40 tuổi, người xã Giao Cù tổng Sa Lung huyện Nam Chân phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định.
TRẦN VĂN DƯ陳文璵10, Cử nhân, làm Hành tẩu ở Cơ mật viện, sinh năm Nhâm Dần, thi đỗ năm 34 tuổi, người xã An Mỹ Tây tổng Chiên Đàn Trung huyện Hà Đông phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.
CAO ĐỆ高第11, Cử nhân, sinh năm Đinh Mùi, thi đỗ năm 29 tuổi, người xã Phước Yên tổng Phước Yên huyện Quảng Điền phủ Thừa Thiên.
Chú thích:
1.Phạm Như Xương (1844-?) người xã Ngân Câu huyện Diên Phúc tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868). Ông từng làm việc ở Nội các, rồi làm Bố chánh Phú Yên. Sau ông cáo quan về nghỉ và chiêu mộ quân chống Pháp tại vùng Bình Thuận và Phú Yên. Nhưng rồi nghĩa quân tan rã, ông bị bắt đưa về Kinh giam chờ ngày tử hình và bị đục tên trên bia Tiến sĩ. Sau lại được tha cho chức Điển tịch và được cử đi Kinh lược Thanh-Nghệ, rồi điều làm Tri phủ Anh Sơn và được một thời gian ông xin cáo quan về quê.
2.Nguyễn Hữu Chính (1829-1887) người thôn Cổ Đan xã Đông Hải tổng Đặng Xá huyện Chân Lộc phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Nghi Hải huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Quý Dậu (1873). Ông từng làm quan Thượng biện ở Nghệ An, Toản tu Quốc sử quán. Sau ông xin từ quan và tham gia nghĩa quân Cần Vương. Ông mất tại vùng núi Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
3.Đinh Nho Điển (1848-?) người thôn Thọ Lộc xã An Ấp tổng An Ấp huyện Hương Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868). Ông từng làm Biện lý ở Bộ Hình.
4.Đinh Văn Chất (1847-1883) người xã Kim Khê tổng Kim Nguyên huyện Chân Lộc phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Nghi Long huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868). Ông từng làm Tri phủ Nghĩa Hưng, khi Nam Định thất thủ, ông từ quan về và chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp, sau ông bị giặc bắt và đem chém.
5.Phan Du (1843-?) người thôn Đông Thái xã Yên Đồng tổng Việt Yên huyện La Sơn phủ Đức Thọ tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Đức Châu huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868). Ông giữ chức Tri phủ Quảng Ninh Quảng Trạch (Quảng Bình) và Điện Bàn (Quảng Nam); sau thăng Đốc học Thanh Hóa.
6.Hoàng Hữu Thường (1837-1887) người thôn Quang Tế tổng Võng Nhi huyện Hương Thủy phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Thủy An Tp. Huế tỉnh Thừa Thiên-Huế). Giải nguyên năm Quý Dậu (1873). Ông giữ các chức quan, như ngạch Hàn lâm viện, Tri phủ, Biện lí Bộ Binh, Thương biện Thương bạc sự vụ, Bố chánh Hà Nội, Tham tri Bộ Lại, Phó Khâm sai đại thần, Thượng thư Bộ Công, Hiệp biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Binh, Phó Tổng tài Quốc sử quán, Quốc tử giám Giảng quan. Sau ông lâm bệnh và mất.
7.Tống Duy Tân (1837-1892) người xã Đông Biện huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Cử nhân năm Canh Ngọ (1870). Ông giữ các chức quan, như Tri phủ Vĩnh Tường, Đốc học Thanh Hóa, Thương biện tỉnh vụ, Chánh sứ Sơn phòng Thanh Hóa. Sau ông hưởng ứng phong trào Cần vương, tham gia nghĩa quân chống Pháp và trở thành một thủ lĩnh tiếng tăm khắp nơi, nên bị đục tên trên bia Tiến sĩ. Sau ông bị giặc Pháp vây bắt và kết án tử hình.
8.Lê Thụy (1842-?) người thôn Đông xã Bích La tổng Bích La huyện Thuận Xương tỉnh Quảng Trị (nay thuộc tỉnh Quảng Trị). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868). Ông giữ các chức quan, như Tuần phủ Thanh Hóa, Tham tri Bộ Hình.
9.Vũ Hữu Lợi (1836-?) người xã Giao Cù tổng Sa Lung huyện Nam Chân phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Đồng Sơn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định). Cử nhân năm Canh Ngọ (1870). Ông không ra làm quan, mà hưởng ứng phong trào Cần vương chống Pháp, rồi bị hại.
10.Trần Văn Dư (1842-?) người xã An Mỹ Tây tổng Chiên Đàn Trung huyện Hà Đông phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam (nay thuộc tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Mậu Thìn (1868), bổ làm quan Hành tẩu ở Cơ mật viện. Sau khi thi Tiến sĩ, ông làm Sơn phòng sứ. Về sau ông hưởng ứng phong trào Cần vương, theo nghĩa quân chống Pháp, bị địch bắt và bị hại.
11.Cao Đệ (1847-?) người xã Phước Yên tổng Phước Yên huyện Quảng Điền phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cử nhân năm Đinh Mão (1867). Ông từng làm quan Bố chánh Phú Yên.
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨKHOA THI HỘI NĂM ĐINH SỬU NIÊN HIỆU TỰ ĐỨC NĂM THỨ 30 (1877)
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân4 người
[PHAN ĐÌNH PHÙNG潘廷逢1, Cử nhân, sinh năm Giáp Thìn, thi đỗ năm 34 tuổi, người xã An Động huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh].
TRẦN HỮU KHÁC陳有恪2, Cử nhân, làm Tư vụ ở Bộ Lễ, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 27 tuổi, người xã Thạch Bình tổng Khuông Phò huyện Quảng Điền phủ Thừa Thiên.
TRẦN PHÁT陳發3, Cử nhân, sinh năm Nhâm Tý, thi đỗ năm 26 tuổi, người xã Xuân Mị tổng Xuân Hoà huyện Chiêu Linh phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
NGUYỄN TÀI TUYỂN阮才選4, Cử nhân, sinh năm Đinh Dậu, thi đỗ năm 41 tuổi, người xã Đại Đồng tổng Đại Đồng huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.
Chú thích:
1.Phan Đình Phùng (1844-1895) người xã An Động huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Châu huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Bính Tý (1876). Ông giữ các chức quan, như Tri phủ Yên Khánh (Ninh Bình), Ngự sử Đô sát viện. Khi vua Tự Đức mất, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã không nghe theo di chiếu lập Ưng Chân lên nối ngôi, mà lại cùng bè đảng đưa Hồng Dật lên ngôi; ông đứng ra can ngăn, liền bị đuổi về quê. Sau ông hưởng ứng phong trào Cần vương, tham gia nghĩa quân chống Pháp và trở thành lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Càn vương lớn nhất bấy giờ, nên bị đục tên trên bia Tiến sĩ. Sau hơn 10 năm chiến đấu, ông bị lâm bệnh chết trong khu căn cứ Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
2.Trần Hữu Khác (1851-?) người xã Thạch Bình tổng Khuông Phò huyện Quảng Điền phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế). Cử nhân năm Quý Dậu (1873), làm quan Tư vụ ở Bộ Lễ. Sau khi thi Tiến sĩ, ông giữ các chức Ngự sử, Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Tiên Hưng.
3.Trần Phát (1852-1887) người xã Xuân Mị tổng Xuân Hòa huyện Chiêu Linh phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị (nay thuộc huyện Do Linh tỉnh Quảng Trị). Giải nguyên năm Bính Tý (1876). Ông giữ các chức quan, như Thị giảng, Giám khảo trường thi Hà Nam. Sau khi mất, ông được tặng Thị giảng Học sĩ.
4.Nguyễn Tài Tuyển (1837-1884) người xã Đại Đồng tổng Đại Đồng huyện Nam Đàn phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Thanh Văn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Đinh Mão (1867). Ông giữ các chức quan, như Tri phủ Tương Dương, Sơn phòng Phó sứ Nghệ An, sau ông bị ốm nặng và mất. Sau khi mất, ông được tặng Hàn lâm viện Thị độc.