Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Thành Thái năm thứ 16 (1904)
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người ĐẶNG VĂN THỤY 鄧文瑞 1 , Cử nhân khoa Nhâm Ngọ năm Tự Đức thứ 35, Giáo thụ phủ Diễn Châu, sinh năm Mậu Ngọ, thi đỗ năm 47 tuổi, người xã Nho Lâm tổng Cao Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Ban đỗ Đệ tam giáp đồng ...
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người
ĐẶNG VĂN THỤY 鄧文瑞1, Cử nhân khoa Nhâm Ngọ năm Tự Đức thứ 35, Giáo thụ phủ Diễn Châu, sinh năm Mậu Ngọ, thi đỗ năm 47 tuổi, người xã Nho Lâm tổng Cao Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân5 người
TRẦN QUÝ CÁP 陳季恰2, học sinh Tú tài loại ưu, sinh năm Canh Ngọ, thi đỗ năm 35 tuổi, người thôn Đài La xã Bất Nhị tổng Đa Hoà Thượng huyện Diên Phúc phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
HOÀNG KIÊM 黃兼3, Cử nhân khoa Quý Mão niên hiệu Thành Thái năm thứ 15, sinh năm Quý Dậu, thi đỗ năm 32 tuổi, người thôn Ngọc Lâm xã Hoàng Xá tổng Quỳ Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
HUỲNH THÚC KHÁNG 黃叔沆4, niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 được làm học sinh ở tỉnh, Cử nhân khoa Canh Tý niên hiệu Thành Thái năm thứ thứ 12, sinh năm Bính Tý, thi đỗ năm 29 tuổi, người xã Thạnh Bình tổng Tiên Giang Thượng huyện Hà Đông phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.
HỒ SĨ TẠO 士造5, Cử nhân khoa Tân Mão niên hiệu Thành Thái năm thứ 3, Giáo thụ phủ Tuy Hòa, sinh năm Kỷ Tị, thi đỗ năm 36 tuổi, người thôn Hòa Cư tổng An Mỹ huyện Tuy Phước phủ An Nhơn tỉnh Bình Định.
NGUYỄN MAI 阮梅6, Cử nhân khoa Canh Tý niên hiệu Thành Thái năm thứ 12, sinh năm Bính Tý, thi đỗ năm 29 tuổi, người xã Tiên Điền tổng Phan Xá huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Chú thích:
1.Đặng Văn Thụy (1882-?) người xã Nho Lâm tổng Cao Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Diễn Thọ huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Nhâm Ngọ (1882). Ông từng giữ chức Quốc tử giám Tế tửu.
2. Trần Quý Cáp (1870-1908) hiệu là Thai Xuyên , tự là Dã Hàng và Thúc Phu , người thôn Đài La xã Bất Nhị tổng Đa Hòa Thượng huyện Diên Phúc phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam). Chưa rõ ông thi đỗ Cử nhân năm nào. Ông từng làm Giáo thụ Thăng Bình và Diên Khánh, sau ông ủng hộ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, hăng hái vận động cho phong trào Duy Tân. Năm 1908, thực dân Pháp khủng bố phong trào ở Trung kỳ, đã bắt ông và đưa xử tử.
3.Hoàng Kiêm (1873-?) người thôn Ngọc Lâm xã Hoàng Xá tổng Quỳ Xá huyện Đông Thành phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Diên Cát huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Quý Mão (1903). Ông từng làm Tri phủ ở Hà Tĩnh.
4.Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) hiệu Minh Viên, biệt hiệu là Sử Bình Tửvà tự là Đới Sinh người xã Thạnh Bình tổng Tiên Giang Thượng huyện Hà Đông phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. (nay thuộc huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam). Cử nhân năm Canh Tý, niên hiệu Thành Thái năm thứ 12 (1900). Sau khi thi đỗ, ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách và kết bạn với các trí sĩ yêu nước thời bấy giờ. Ông nhiệt liệt ủng hộ việc học chữ quốc ngữ, tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1908, chính quyền tay sai của Thực dân Pháp bắt ông và kết án xử tử, sau giảm án đưa đi đầy Côn Đảo. Năm 1921, ông được thả tự do và tiếp tục hoạt động trong phong trào yêu nước. Năm 1926, ông trúng cử Viện trưởng Viện dân biểu Trung kỳ. Năm 1946, Hồ Chủ Tịch mời ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, khi Hồ Chủ Tịch sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được giữ chức Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
5.Hồ Sĩ Tạo (1869-?) người thôn Hòa Cư tổng An Mỹ huyện Tuy Phước phủ An Nhơn tỉnh Bình Định (nay thuộc huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định). Cử nhân năm Tân Mão (1891). Ông từng làm Giáo thụ phủ Tuy Hòa, Tri huyện Tân Định, sau ông hưởng ứng phong trào Duy Tân. Năm 1908, ông bị Pháp bắt giam ở nhà lao Bình Định. Năm 1816, ông được thả tự do, sau đó lâm bệnh và mất.
6.Nguyễn Mai (1876-?) người xã Tiên Điền tổng Phan Xá huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Canh Tý (1900). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.