25/05/2018, 16:12

Văn 6 - Bài 7: Nhà văn dấn thân làm phu xe viết văn phóng sự

BÀI 7 Nhà văn dấn thân làm phu xe viết văn phóng sự Hướng dẫn học Các bạn hãy nhìn hai mô hình tự sự dưới đây để phân biệt nhanh giữa loại tự sự dựa trên hư cấu và loại tự sự dựa trên sự thật. Hư cấu là gì? Đó là từ Hán Việt, gồm hai ...

BÀI 7

Nhà văn dấn thân làm phu xe viết văn phóng sự

Hướng dẫn học

Các bạn hãy nhìn hai mô hình tự sự dưới đây để phân biệt nhanh giữa loại tự sự dựa trên hư cấu và loại tự sự dựa trên sự thật.

Hư cấu là gì? Đó là từ Hán Việt, gồm hai yếu tố: hư có nghĩa trái với thực, và cấu có nghĩa là cấu tạo, tổ chức, xây dựng. Hư cấu là một cách tạo ra tác phẩm tự sự. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết thuộc loại tác phẩm hư cấu. Bạn đọc và yêu thích nhân vật nào đó trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, nhưng bạn không thể tìm thấy Lão Hạc có thực trong đời thực.

Khác với tác phẩm hư cấu là tác phẩm thuộc thể loại phóng sự. Trong thể loại này, tác giả kể chuyện có thật – đặc biệt là chuyện thực sự xảy ra với chính tác giả. Mời bạn tự mình tìm ra Cách diễn đạt A của tác phẩm “Nhà văn” và những đoạn trích tác phẩm “Tôi kéo xe”:

Lão Hạc Tôi kéo xe

A B A B

Sau khi làm công việc đó, bạn sẽ thấy cảm hứng của nhà văn viết phóng sự. Tại sao nhà văn có thể bỏ nhà cửa và đời sống êm ấm để đến sống và làm việc cùng những người thuộc tầng lớp nghèo khổ… để viết văn? Tác giả mô tả rõ ràng hình ảnh người cai xe, hình ảnh ông Tây đi xe, và hình ảnh người phu kéo xe như thế nào…

Cuối cùng, bạn sẽ có câu trả lời cho vấn đề:

  • Tại sao nhà văn làm công việc viết văn phóng sự?
  • Tâm lý lớp nhà văn muốn thâm nhập cuộc sống dân nghèo bị áp bức để viết văn.
  • Nhà văn làm phóng sự phải vượt những khó khăn gì để thực hiện mục đích nghệ thuật đó?

Nhà văn Tam Lang

và thiên phóng sự Tôi kéo xe

Lời dẫn

Tam Lang tên thật là Vũ Đình Chí, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1900 tại Hà Nội. Ông mất tại Sài Gòn năm 1986.

Ông viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, làm chủ bút, thư ký tòa soạn nhiều tờ báo từ Bắc chí Nam liên tục trong nửa thế kỷ. Nhưng nói đến Tam Lang, nhắc đến Tam Lang là người đọc Việt Nam suy nghĩ ngay đến thiên phóng sự bất hủ Tôi kéo xe của ông đăng làm nhiều kỳ trên Ngọ Báo của chủ nhiệm Bùi Xuân Học vào năm 1932 tại Hà Nội. Ông kể với sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn (1971): “Tôi vừa kéo xe vừa viết bài đăng báo. Đêm đi kéo xe, ngày viết những cái mình ghi được và cho đăng báo ngay”.

Khi gia đình biết Tam Lang có ý định đi kéo xe liền phản đối, vì cho rằng làm như vậy là bôi nhọ gia đình! Tam Lang nghĩ phải làm lén. Nhưng Tam Lang là người chủ trương đem văn chương xây dựng xã hội chống mọi tệ đoan và bất công, đứng ở phía người yếu, chống kẻ mạnh áp bức, chống tham quan ô lại, bọn phản lại quyền lợi đất nước.

Để diễn tả nỗi cơ cực của người phu xe kéo trước Cách Mạng Tháng 8, Tam Lang đã dấn thân đi kéo xe. Ông đi kéo xe để biết kiếp “người ngựa” cơ cực như thế nào. Tất cả những cây bút phê bình văn học thời ấy đều công nhận thiên phóng sự dấn thân này mở đầu cho loại phóng sự xã hội tả thực tiên phong ở xứ ta.

Hoài Thanh viết: “Tác giả đã làm cho chúng ta thấy những điều ở ngay trước mắt ta, bên tai ta mà ta không nghe thấy, không nhìn thấy”.

Những người chuyên nghề cầm bút đọc tập sách này lại nảy sinh một mối phấn khởi: Họ thấy rằng ở đời này còn nhiều điều đáng nói, đáng viết miễn là họ chịu khó tìm, họ sẽ không tự phàn nàn rằng (mình đã) ra đời quá chậm “bao nhiêu điều đáng nói người xưa đã nói mất rồi” (Tiểu thuyết thứ 7, số 74, ngày 26-10-1935, trang 7).

Chẳng những nói về nỗi cơ cực của người phu xe, do dấn thân vào tầng lớp này, tác giả Tam Lang còn phát hiện và phê phán nhiều thói hư tật xấu của giới phu xe. Vì vậy, Tôi kéo xelà một tác phẩm giàu tính nhân văn và khai sáng, là chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt. Chúng ta hãy theo ông đi kéo xe…

TÔI KÉO XE

(Trích Chương X)

- 1 -

NGƯỜI ĐỘI LÊN ĐẦU TÔI CHIẾC NÓN PHU KÉO XE

Ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm Ngọ Báo, một hôm, vỗ vào vai tôi và bảo:

Anh có ngòi bút viết văn tả chân khéo, bây giờ đang là mùa các bạn đồng nghiệp của anh đi bốn phương điều tra, phỏng vấn: Albert Londres sang Thượng Hải, Maurice Dekobra đi Hoa Kỳ, Geo London tới miền cương giới Tô Nga

Tô Nga – Trước đây, người ta thường dùng chữ “Tô” là tiếng đầu người Trung Hoa phiên âm

chữ Soviet. “Tô Nga” sau này sẽ được gọi tên và viết là “Nước Nga Xô Viết” hoặc “Liên bang Xô Viết.

, Louis Charles Royes đến thành Leningrad Sô Viết

Sô Viết – Xem chú thích 1 bên trên.

… Mà anh chỉ lúi húi ở nhà với ba bài văn sầu cảm, sao không nén hút

Hút – Tức hút thuốc phiện. Có nhiều nhà văn, nhà báo thời xưa cho rằng cần hút thuốc phiện để

có “cảm hứng làm thơ viết văn”.

đi xem người cho sáng thêm con mắt, có hơn không?

Tôi nghĩ câu nói nửa đùa nửa thật của bạn mà thẹn, thẹn rồi mà buồn, buồn rồi mà nghĩ:

“Thằng em họ mình muốn sang làm ăn bên Cao Mên

Cao Mên – Có khi viết và nói là Cao Miên, là cách trước đây gọi tên nước Campuchia.

, xin căn cước đã ba hôm nay còn chưa được chữ, Thượng Hải, Nhiêu Do

Nhiêu Do – Cách gọi New York theo phiên âm tiếng Trung Hoa.

đều xa hơn Cao Mên cả, mình làm sao đi được, mà đi để làm gì bây giờ?”

“Phỏng vấn với điều tra, hai việc ấy, không phải chỉ có cái tôi viết văn tả chân mà làm nổi”

“Sỏ vào hai chân đôi hia đi bảy dặm, đeo lên vai một túi khôn với một túi bạc, cầm trong tay cái gậy của kẻ vong gia, rồi hãy bảo đến chuyện đường xa ấy”.

Cái xa chẳng làm được thì mình làm cái gần vậy.

Bắt chước Maryse Choisy

Maryse Choisy – Nhà văn nữ duy nhất cải trang làm gái điếm để viết phóng sự.

đổi lấy bộ áo con đòi vào thì tôi cũng mượn bộ quần áo nâu của bạn áo ngắn, khoác vào mình rồi mạnh bạo đi làm xe.

Thế là ông Bùi Xuân Học, bạn tôi, một buổi trưa nắng mùa hè, đã đội lên đầu tôi chiếc nón lá phu xe kéo

Phu xe kéo – Thời thuộc Pháp, có phương tiện giao thông chở khách là chiếc xe có hai càng do

người kéo, thường gọi là “xe tay”. Những người sống bằng nghề kéo xe này gọi là “phu xe”, “phu

xe kéo”. Xe kéo, xe tay, từ những năm 1930 được thay thế bằng xe xích-lô còn dùng đến tận bây giờ.

.

- 2 -

LẦN THỨ NHẤT RÁP MẶT CAI T.

Ông cho nhà cháu xin chiếc xe.

Mày ở đâu, tên gì?

Soạc rộng cái mồm đầy hai hàm răng cáu bựa như những múi na, anh cai

Cai xe – Chủ xe, sở hữu nhiều xe, cho các phu xe thuê từng ngày.

T. nới một lỗ khuy chiếc thắt lưng da to ngang chiếc giây lưng đeo cái túi người đi săn – Tráo trợn như nhổ vào mặt người anh ta coi là lạ.

Bẩm cháu ở Thái Nguyên, tên là Tý.

Thẻ

Thẻ – Thời thuộc Pháp, mỗi người dân phải đóng thuế thân và được cấp một cái thẻ.

đâu, đưa đây xem.

Tôi lấy trong túi chiếc áo nâu cộc, đưa ra một mảnh giấy có triện Sứ với giấu

Giấu – Lẽ ra phải viết là dấu, tức là dấu vân tay hoặc điểm chỉ thay chữ ký (vì không biết chữ)

in tay, các mảnh gấp làm tư… ghét với mồ hôi lại rách sờn cả bốn cạnh.

Thưa ông cháu ở mạn ngược mới về, không có.

Thế mày đến đây thì ai đưa đến.

Bẩm, xuống bến ô tô, cháu hỏi một người xe cháu gặp ông ta chở cho cháu đến đây.

Mày đã làm xe lần nào chưa?

Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả?

Cai T. bỏ thẻ vào chiếc lờ, tấm dây lưng da quay qua một người áo cánh nòng nọc, quần cháo lòng bảo đem ra cả chiếc với hai chiếc khăn xe, rồi rút ở túi chiếc ngòi chì đứng viết vào cuốn sổ tay nhỏ hơn bàn tay ếch:

Từ bây giờ đến ba giờ sáng thì phải mang đủ sáu hào thuế về nộp, kéo xe phải đi tay phải, gặp ô tô, xe điện thì canh đúng giờ phải đem xe về trả, nghe không?

Anh ta lại ném cho tôi bộ quần áo xanh cũ, rồi cho chiếc xe thứ nhất đỗ nối đuôi bên hè đường.

Xe số 102 đấy, cái thứ nhất đấy, nghe không? Đấy, ra mà nhận.

Trong một mảnh sân xây tường kín nhưng cửa ra vào thông thống, tôi cũng theo mấy ông bạn cùng nghề mới, vắt qua hai bộ quần áo vải xanh nẹp trắng, cúi đầu vào tường rồi khom lưng xuống lò cò một chân mà… thay quần.

Cái ngượng rồi nó cũng qua đi, mà ở đây thì nó rất nhanh không đầy trong một chớp mắt.

Nhập vào đội quân quần nẹp trắng, tôi chỉ còn việc quận tròn bộ quần áo nâu cũ lại, ôm lấy chiếc xe với hai mảnh sà vệt, rồi quơ lấy nón sơn hắc ín, bước ra khỏi cửa nhà cai xe.

Sau khi đã rung càng, thăm bíp, soát tủ áo tơi cánh gà, tôi nắn xem hai bánh cao su thấy hãy còn non hơi quá. Vơ lấy chiếc bàn bơm quẳng gần đó, tôi tháo đầu van ở bánh rồi vít vào ống giây cao su. Chân dẫm lên mảnh ván gỗ cho bàn bơm khỏi nhích đi nhích lại, hai tay nắm chặt lấy tay bơm, tôi cắm cổ rút lên đập xuống một thôi dài, thở hơi hồng hộc như bò để lấy hơi vào ruột lốp.

- 3 -

LÚC CẦM HAI CÁI TAY GỖ, BƯỚC…

Đưa tay áo gạt ngang những giọt mồ hôi kéo giòng trên trán, tôi ngửi thấy một mùi chuồng ngựa – mà nói như kiểu người ta hay nói, thì là mùi mồ hôi sà-vằn

Sà-vằn – Cách nói của người ít học về “con ngựa” (tiếng Pháp là cheval, đọc đúng phải là “sơ-van”)

. Mùi ấy, ở tay chiếc áo xanh tôi vừa mặc, bốc lên; các mùi mồ hôi của hàng trăm người nó đã ăn chết vào những sợi vải kinh niên thỉnh thoảng mới được giặt giũ một lần, mà có giặt, chắc cũng chỉ là ngã qua vào thùng nước.

Cầm hai cái tay gỗ, ta quen gọi là càng xe, tôi bước đi theo bóng chiếc khung chữ nhật. Hai bàn chân giát như phải bỏng, mà con đường nhựa lúc ấy, cứ con mắt người ngồi xe trông xuống thì mắt lạnh như đá vì nó vừa được thấy bóng chiếc xe ô tô đỏ tưới đường.

Bước một, tôi tạt ra đường Bờ Sông

Bờ Sông – Nay là phố Trần Nhật Duật kéo dài sang cả phố Trần Quang Khải ở Hà Nội.

.

Cái cảm giác thứ nhất của tôi? Không phải tôi, ai biết?

Nó thật buồn cười lắm!

Tôi thấy tôi như một thằng trần chuồng

Cách viết sai chính tả vào thời kỳ những năm 1930. Các bạn có thể gặp nhiều trường hợp như thế trong sách báo thời kỳ này.

đi ra phố, đang kéo xe bò trên đó có một tấm biển đề rõ tên họ mình và tên họ của những người thân thuộc của mình. Rồi hai lá nhĩ tai thốt nhiên như rung động vang lên, rồi trên cái xe bò tôi tưởng tượng đang kéo sau lưng, lại thêm có mấy thằng ngồi đánh trống và gõ thanh la như chiếc xe của rạp hát Quảng Lạc đi cổ động.

Phố Bờ Sông, những buổi chiều đổ lửa mùa hè nó có đông đúc gì đâu, mà sao bữa ấy tôi thấy như đông người qua lại lắm. Đông như ngày hội Cát-tó

Cát-tó – Cách gọi tên ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7. Tiếng Pháp là ngày Quatorze Juillet, người dân bản xứ ít học đọc chệch là “Cát-tó Duy-dê”, gọi tắt là “Hội Cát-tó”. Hội đình chiến (ở dòng dưới) là ngày chấm dứt Thế chiến I năm 1918. Trong những ngày lễ đó, có nhiều trò vui ăn giải bằng tiền.

vào những giờ súng thần công nổ ròn hai mươi mốt phát, đông như ngày hội đình chiến có cuộc đua xe kéo mà trăm nghìn con mắt đang đổ dồn một thằng lành nghề người ngựa sắp giựt giải nhất hai đồng.

Cái can đảm lúc ở nhà bỏ giầy bước chân ra, tôi cố giữ cứng được đến lúc này rồi đành bỏ cho nó đổ xụp xuống trong đầu.

Từ đầu đến chân tôi vẫn nóng mà người tôi vẫn lạnh, cái lạnh của một anh chàng đang cơn sốt phải lôi vào cởi hết quần áo cho người ta dội nước trong một buồng tắm nhà thương.

Bấy giờ, thật chẳng có người đi đường nào mà nhìn cả mà tôi vẫn nghĩ nhiều người lỡ mắt nhìn. Thật ra, họ chẳng thèm biết tôi là ai mà tôi cứ nghĩ họ biết rõ tôi, rõ cả họ lẫn tên, lại rõ cả chỗ tôi ở nữa!

Mình đi điều tra! Tôi, bụng bảo dạ.

Nhưng bảo thì bảo, đã đi rồi cái can đảm chẳng còn trì lại được nữa, thế là cứ cúi mặt xuống nghe những tiếng thanh la não bạt mà đi…

- 4 -

TÁM CÁI LỢI TRONG MỘT CHIẾC NÓN LÁ

Chán thẹn, vừa ghê lạnh vừa nóng đầu, tôi không còn sức đi cũng như không còn can đảm nữa.

Nghĩ mãi mới ra con đường vắng nhất, tôi lôi xe đến phố Hàng Chuối, định gác càng lên bờ hè nằm nghỉ, chờ cho thật tối, vác xe về quẳng chả cai xe.

  • Ka ao chu u

    Cao-su – Cách người Tây gọi xe kéo hồi đó. Họ gọi xe kéo đó là “xe cao-su” vì có hai bánh lốp bằng cao su. Ở đây tác giả mô tả cách gọi kéo dài giọng của người Tây.

    !

Tiếng gọi ấy, lúc đó đối với tôi nó chẳng có nghĩa gì tuy tôi nhìn rõ ở đầu Hàng Vôi có một người đầm đang giơ tay vẫn gọi nhưng tôi vẫn làm bộ như không nghe tiếng, cứ lẳng lặng kéo xe bước tắt đi, mặc xác cả cái anh chàng nhanh mồm thét vào tai tôi và bảo:

  • Kìa xe, người ta gọi.

Vừa lúc ấy, ở bên đường cạnh nhà Băng có hai chiếc xe đổ xô lại.

Thấy mấy ông đồng nghiệp tranh nhau làm ngựa, tôi không còn can đảm há hốc miệng mà cười.

Ghé vào túp lều bán nước của bà lão phố Hàng Chuối, tôi làm một trinh nước chè tươi. Nước vào khỏi cổ đã toát ngay ra chân lông rồi, tôi cởi phanh áo ngực ra, cầm một vạt mà… phẩy.

  • Bỏ nón ra mà quạt có làm sao, để làm gì trên đầu ấy!

Chẳng thể đáp lại, cũng chẳng chờ ai hỏi, mặt anh phu xe khác ngồi hàng nước với tôi lúc ấy: nói ba hoa về cái nón, một thôi dài:

  • … Cái nón cu li xe có ba đồng xu mà dùng được nhiều việc hơn cái ô trắng đồng hai. Nó là lá mà tốt bằng mười lần vải chứ lại! Mùa nắng thì chụp lên đầu, có gió thì che diêm hút thuốc lào, mỏi thì lót xuống đít mà ngồi, khát không có hàng nước thì hứng nước máy. Lại còn lúc ngồi ngủ ở xe thì úp lên mặt cho khỏi ruồi nó bu lại, lúc nóng thì làm quạt, quạt, quần áo không kịp về nhà giặt, giặt ở đường, vắt áo thật ráo nước rồi trải lên đầu vừa đi vừa phơi, và túng nữa còn làm cả cái rổ đựng đồ mua chợ cho mẹ đĩ…

Bốn giờ rưỡi chiều.

Bỏ mặc anh chàng vui chuyện, tôi đánh xe sang vỉa hè bên kia.

Gác hai càng xe lên bờ, tôi úp nón lên lòng, nằm dựa lưng vào sàn xe, mơ màng nghĩ…

Trên cành cây, tiếng xé vải của những con ve kêu hạ…

Qua mấy chùm lá xanh cợt nhau với gió, nắng xế hè chiều như ném giỡn những đồng tiền vàng đỏ ối trên chiếc nón sơn đen, đỏ in hai chữ: P.V.

- 5 -

CÁI “CUỐC”

Cuốc – Tiếng Tây là “course” là một “chuyến”.

TỪ ĐỒN THỦY

Đồn Thủy – Điạ điểm quanh phố Lương Yên ở Hà Nội ngày nay. Thời xưa đó là nơi có đồn lính Tây, vì vậy mới có chuyện chở người Tây sắp kể.

LÊN YÊN PHỤ

Phía sau chiếc xe bị xô mạnh, tôi cũng bị văng mình đi. Ngẩng nhìn lên, ánh cây đèn giữa phố đã rọi sáng xuống vỉa hè một con đường vắng tanh, vắng ngắt.

Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.

Chẳng kịp để tôi dụi mắt, người ấy đã nhẩy lên xe, deo mạnh đít xuống nệm, rồi nện gót giày xuống sàn xe mà quát:

  • A lê! Đi mao leen!
    Cách nói tiếng Việt lơ lớ của Tây “Đi mau lên”.

Tôi tất tả chụp nón vào đầu, nâng cao càng gỗ hí hoáy quay xe ra đường. Tại sao tôi lại chịu kéo người? Thật lúc đó, chính tôi, tôi cũng không biết.

Máu trong người tôi hình như lúc ấy luân chuyển hăng lắm. Tôi cắm cổ đưa hai khuỷu tay lên khỏi lưng như hai chiếc càng châu chấu rồi xoạc chân bước, bước thứ nhất tôi tưởng chừng như có thể nuốt nổi được một lúc mấy dặm đường.

Nhưng sự thật nó khác bụng nghĩ của mình.

Chạy đến bước thứ ba, tôi đã thấy như mất hết thịt ở hai gót chân chỉ còn trơ có mấy cái xương nhói buốt. Người tôi vốn mập. Cái bụng bấy giờ, tôi thấy như chảy xệ thêm ra mà đưa lủng lẳng như bụng lợn dưới cái khung xương sườn.

  • Mao leen! A lê, mao leen!

Mỗi gót giày nện vào sàn xe như đánh thẳng lên gáy tôi cho gục xuống. Chân tôi, thường ngày vẫn đi chữ bát lúc ấy hình như đi vòng kiềng. Ruột thì vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cái ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp.

Ì ạch mãi, rồi tôi cũng tha được ông khách của tôi đến Cầu Đất… Miệng thở, mũi thở rồi đến cả hai tai cũng thở, mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trõ, tôi thấy tôi không phải là người nữa mà là cái… nồi sốt-de

Nồi sốt-de – Nồi hơi, tiếng Pháp là “Chaudière”. Thời Pháp thuộc, người ta hay nói có pha lẫn tiếng Tây như vậy.

.

Từ Cột đồng hồ

Cột đồng hồ – Nơi có chiếc đồng hồ công cộng ở giữa ngã ba trên đường Trần Nhật Duật ngày nay.

trở đi, bước chân tôi chạy đã thuần nhưng miệng tôi vẫn há hốc ra mà thở. Cũng như hai bánh cao su tuy vẫn quay vòng trên con đường nhựa mà chiếc xe thì cứ bập bềnh như muốn đưa tôi lên khỏi mặt đất hay dúi tôi ngã khuỵ xuống rãnh hè.

Ai chẳng bảo tôi đã khiến nổi hai tay xe. Tôi thì bảo: làm thân người phu xe tay là tự nguyện cúi đầu dưới quyền sai khiến của cánh tay gỗ!

Giẫy đèn điện bên đường Bờ Sông, mọi tối tôi trông chẳng thấy sáng là bao mà đêm ấy như đèn “pha” ô tô cả. Bóng trăm rưởi nến sáng như bóng ba trăm nến, chiếu hết những đường chỉ áo cho đến những sợi lông của cặp giò.

Giọc đường, những tiếng ồn ào, huyên náo tôi nghe thấy hết mà không nghe thấy gì, mỗi lần một chiếc ô tô tung bụi vụt qua, tôi lại thấy khách qua đường và trong đó có cả người quen, đang chỉ chỏ tôi mà phỉ nhổ. Ngang dọc quanh tôi không biết bao nhiêu xe! Xe ấy kéo những gì? Người quen biết tôi cả! Rồi một sức mạnh vít như ngang lấy cổ tôi. Mặt tôi cúi xuống. Chân tôi rảo đi.

  • Ếp!

    Ếp – Cách phu xe kêu to xin đường thời xưa (xe tay phu kéo không dùng chuông).

Người qua đường không tránh, có lẽ vì tôi kêu tiếng nhỏ quá, chớ không phải người ta lơ đễnh không nghe.

  • Mù! Chạy thế à?

Một đầu càng xe tôi kéo đã thích vào vai anh ta, anh ta còn bị người Cai Tây ngồi trên xe sừng sộ.

Qua gầm cầu, qua bến ô tô, qua nhà máy nước nóng, qua nhà thuốc lá cũ…

Miệng tôi thở lửa, cằm tôi đổ tong tỏng những dòng mồ hôi cuống như chiếc ống máng cụt đổ nước hôm trời mưa.

- Tôôi! Assez!

Lại một cái gót giầy nữa đánh mạnh xuống sàn.

Tôi ghé đỗ trước một tòa nhà ngoài hiên có một người đàn bà An Nam quần trắng sơ mi đen đang nằm duỗi dài trên ghế.

Hất chiếc áo xanh tụt xuống giữa lưng, cầm nón quạt, tôi ngồi phịch xuống vỉa hè, ngay chỗ đỗ xe. Giá lúc đó người bồi không mang đồng hào con ra trả, tôi cũng quên bẵng cái việc: còn phải đợi khách cho tiền xe.

  • Bác vào nói hộ với ông ấy cho thêm chút chứ. Một cuốc từ Đồn Thủy về!

Người bồi chưa bước vào, một cái mũi lõ thô lố hai mắt đã thò ra:

  • Qué qu’il a? qué qu’il y a?
    Tiếng Pháp, có nghĩa “Có chuyện gì thế?”
    – rồn mấy tiếng.
  • Lúy điếc bẩy dề ăng co
    Tiếng Pháp, người bồi nói, có nghĩa “Anh ta đòi trả thêm tiền?”
    .
  • Dix sous et encore pas content
    Tiếng Pháp, người Tây nói, có nghĩa “Đã trả 10 xu mà còn không bằng lòng à?”
    ?

Tôi đứng lên, chìa đồng hào người bồi vừa trao tay xong:

  • Me sừ bẩy dề moa ăng co, me sừ a lê long tắng
    Tiếng Pháp, người kéo xe nói, có nghĩa “Ông trả thêm đi, ông đi chuyến xe dài mà”.

Ông khách tôi sừng sộ nhảy ra:

  • Tu veux encore des cadouillies? Sale vache
    Tiếng Pháp, người Tây nói, có nghĩa “Mày còn muốn ….. (tục) nữa à? Đồ con bò!
    !

Miệng nói, tay anh ta cởi chiếc thắt lưng da đóng đai ngoài bụng, nhấp nhoáng một chiếc khóa đồng.

Lúc ấy tôi mới nhận biết ông khách của tôi là một ông cai mắt xanh, tóc quăn. Nghe người ta chửi vào mặt xong, tôi còn muốn thêm một trận đòn, phải cứ làm ra mặt bướng:

  • Bẩy dê ăng co, moa ba con nét
    Tiếng Pháp, người kéo xe nói, có nghĩa “Trả thêm đi, tôi không biết”
    .

Quả nhiên tôi không đỡ kịp một quả đấm, vùng chạy kêu ầm lên:

  • Ối ông Đội xếp! ối Cập-tên!

    Đội xếp – cách gọi cảnh sát thời thuộc Pháp. Cập-tên – cách người ít học nói tiếng Tây capitaine

    (Đại úy chỉ huy cảnh sát).

Phố vắng mà người đổ ra xem đông.

Tôi nghe rõ một tiếng đàn bà:

  • Ối, còn chuyện gì, lại cu li xe đòi tiền, bị nó đánh!

Đội xếp, Cập-tên rồi cũng không ông nào đến!

Hàng phố rồi họ cũng mặc kệ!

Cho đến cả cái bà cóc se

Cóc se – tiếng Pháp để chỉ cái nịt vú.

quần trắng cũng vẫn ung dung nằm duỗi dài trên ghế như thường.

Tôi quay lại, cầm càng xe lên.

Một ông quần nẹp trắng ngồi bó gối bên chiếc xe dưới gốc thêm một câu bâng quơ:

  • Lạ gì các bố vườn rau

    Còn có khi gọi “Tây rau muống” là những cách gọi khinh rẻ người Pháp nghèo.

    , còn không biết!

Bài tập

  1. Vào mạng tìm ảnh ông Tam Lang xem ông béo hay gầy. Hãy hình dung sự cố gắng của ông để chạy các cuốc xe và ghi chép để về còn viết văn.
  2. Hãy cho biết những người cai xe đối đãi với phu xe như thế nào? Thấy bị bắt nạt, nhà văn Tam Lang có chống lại không? Vì sao?
  3. Hãy cho biết những người khách Tây cao to đi xe đối đãi với phu xe như thế nào? Nhà văn Tam Lang có đối địch lại những khách đi xe đó không? Vì sao?
  4. Bạn đoán xem cảm hứng của nhà văn hy sinh đi tìm tài liệu viết văn phóng sự có gì đáng.
0