VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Nạn đói năm 1945 đã làm xúc động biết bao văn nghệ sĩ Tố Hữu đã có bàiĐói! Đói!, Nguyên Hồng có Địa ngục, Nguyễn Đình Thi có Vợ bờm, Tô Hoài có Mười năm,…Kim Lân đóng góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc – Vợ nhặt. Vợ ...
Nạn đói năm 1945 đã làm xúc động biết bao văn nghệ sĩ Tố Hữu đã có bàiĐói! Đói!, Nguyên Hồng có Địa ngục, Nguyễn Đình Thi có Vợ bờm, Tô Hoài có Mười năm,…Kim Lân đóng góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc – Vợ nhặt. Vợ nhặt đã tái hiện được cuộc sống ngột ngạt, bức bối, không khí ảm đạm chết chóc của nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử đồng thời cũng cho người đọc cảm nhận được sự quý giá của tình người và niềm tin của con người trong tình cảnh bi đát.
I- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
“Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).
Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”- tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn “Vợ nhặt”.
II-Tóm tắt:
-Tràng, một người vừa xấu, vừa dở hơi, bị ế vợ.
-Nạn đói đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ, Tràng lấy được vợ chỉ nhờ bốn bát bánh đúc.
-Bà cụ Tứ – mẹ Tràng đan xen nhiều tâm trạng khi trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ.
-Khung cảnh gia đình Tràng sau khi có “nàng dâu mới” và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới…
III-Bố cục:
-Đoạn 1: Từ đầu đến “thành vợ thành chồng”: Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
-Đoạn 2: Từ “ít lâu nay” đến “cùng đẩy xe bò về”: Kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ, nên chồng.
-Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến “cứ chảy xuống ròng ròng”: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới.
-Đoạn 4: Còn lại: Lòng tin về sự đổi đời trong tương lai
IV – Chủ đề của tác phẩm
Nhà văn gían tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân vào thảm hoạ đói nghèo, chết chóc. Đồng thời, tác phẩm ca ngợi tình cảm yêu thương chân thành , tấm lòng cưu mang đùm bọc và niềm tin của những người nghèo khổ vào tương lai.
V – Ý nghĩa nhan đề
“Vợ nhặt” là nhan dề có nhều ý nghĩa. Người ta thường nói đến nhặt vật này, vật khác chứ không mấy ai nói đến nhặt ‘vợ” cả . Với lại ở Việt Nam, lấy vợ là một chuyện vô cùng thiêng liêng và quan trọng của một đời người, vậy mà Trang lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng
“Nhặt” được vợ, lai như nhặt cái thứ rơm, thứ rác bên đường , tác giả đã mượn cái đói nghèo đến tận cùng của tầng lớp nông dân để tố cáo tội ác dã man của bọn giặc xâm lược. Đây là một nhan đề phù hợp với nội dung câu chuyện, không có thể tìm nhan đề khác hay hơn: trong tậm cùng cái đói khổ, kề bên cái chết, con người vẫn khát khao mái ấm gia đình và nương tựa vào nhau để hạnh phúc