25/05/2018, 17:38
Ứng đối của chính quyền Siam với thực dân Anh dưới thời vua Mongkut (1851-1868)
Trên cơ sở khai thác nguồn sử biên niên của Thailand [3] , các trước tác của một số nhà ngoại giao và trí thức phương Tây có mặt ở Siam nửa cuối thế kỷ XIX [4] , cũng như kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, bài viết này nhìn nhận lại ý thức của nhà vua Mongkut (cq: 1851-1868) về ...
Trên cơ sở khai thác nguồn sử biên niên của Thailand[3], các trước tác của một số nhà ngoại giao và trí thức phương Tây có mặt ở Siam nửa cuối thế kỷ XIX[4], cũng như kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, bài viết này nhìn nhận lại ý thức của nhà vua Mongkut (cq: 1851-1868) về vấn đề chủ quyền, lợi ích quốc gia và những ứng đối khôn ngoan, linh hoạt của chính quyền Siam với thế lực phương Tây, mà tiêu biểu nhất là ứng đối của Siam với thực dân Anh, dưới thời trị vì của ông thay vì quan điểm cho rằng vị trí địa lý là nhân tố chính yếu giúp Siam thoát khỏi thân phận thuộc địa thời kỳ này.
1. Siam trước áp lực bành trướng của các thế lực phương Tây thế kỷ XIX
Cũng như nhiều quốc gia châu Á, bước sang nửa cuối thế kỷ XIX, Siam chịu áp lực bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây. Tuy nhiên, không phải đến tận thế kỷ XIX, vương quốc này mới có những tiếp xúc lần đầu với con người và văn minh phương Tây. Là một chính thể mạnh ở Đông Nam Á lục địa, ngay từ đầu thế kỷ XVI, vương triều Ayutthaya đã dần từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều thế lực từ bên ngoài. Ngoài các “đối tác” mang tính truyền thống ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, thời kỳ này, Siam còn thiết lập các hoạt động đối ngoại với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp.
Song, mối quan hệ giữa Siam với phương Tây thời kỳ này không chỉ là dòng chảy đơn tuyến với những hoạt động ngoại giao hữu nghị và hòa bình. Sự phức tạp, chồng chéo quyền lực giữa các thực thế chính trị trên bán đảo Trung - Ấn, cũng như sự mâu thuẫn và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước phương Tây trong khu vực, khiến Siam luôn phải xây dựng cho mình những đối sách và chiến lược ngoại giao phù hợp. Trong các thế kỷ XVI-XVII, Siam không chỉ phải đối diện với cuộc chiến tranh kéo dài dai dẳng với Burma (Miến Điện), vương quốc này còn phải ứng đối với tham vọng bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây. Sau những hành động mang tính “phiêu lưu” của Hà Lan và Anh ở Siam, người Thái sớm ý thức với những đe dọa về an ninh và chủ quyền dân tộc và họ cũng sớm xây cho mình chiến lược “cân bằng quyền lực” với các thực thể phương Tây. Thực tế cho thấy, sau những hành động “lũng đoạn” của Constatine Phaulkon,[5] một nhà phiêu lưu người Hy Lạp trong triều đình Siam trong những năm 80 của thế kỷ XVII, thì đến hơn 1 thế kỷ tiếp theo, ngoại trừ giao thương hạn chế với người Hà Lan tại một địa điểm nhất định và chấp nhận cho một số ít nhà truyền giáo người Pháp tiếp tục hoạt động, thì người Thái đã tuyệt giao và “đóng băng” quan hệ với các thế lực phương Tây.[6]
Tuy nhiên, bước sang thập niên 20 của thế kỷ XIX, một bước ngoặt trong quan hệ giữa Siam với các thế lực phương Tây nói chung và Anh nói riêng đã diễn ra. Sau những nỗ lực “mở cửa” Siam bất thành của sứ đoàn John Crawfurd năm 1821,[7] đến năm 1826, sứ đoàn thứ hai của Anh do thuyền trưởng Henry Burney dẫn đầu đã đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Hữu nghị và Thương mại Anh-Siam. Theo Hiệp ước được thỏa thuận thì cả hai phía đã thống nhất được các nội dung liên quan như cách thức giải quyết các tranh chấp nếu có, phối hợp trấn áp tội phạm, phân định phạm vi ảnh hưởng trên bán đảo Malay, và thỏa thuận về tự do thương mại.[8] Hiệp ước này trở thành “khuôn mẫu” để Siam ký kết một thỏa thuận tương tự với phái đoàn của Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu năm 1833.
Mặc dù cả Anh và Mỹ đã “mở cửa” thành công thị trường Siam cũng như được vương quốc này nhượng bộ cho một số quyền lợi, song cũng giống như Mỹ, người Anh không hoàn toàn thỏa mãn với kết quả đàm phán và những điều khoản đã ký kết của Hiệp ước Burney. Nguyên nhân chính yếu xuất phát từ sự độc quyền của Hoàng gia Thái trong một số mặt hàng giao dịch, đặc biệt là buôn bán-xuất khẩu đường, cũng như sự ngăn cấm buôn bán gỗ tếch của chính quyền này đối với người Anh. Mặt khác, người Anh còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía người Hoa, những người không bị hạn chế bởi bất kỳ điều khoản nào, giống như những mặt hàng mà người Anh bị đánh thuế như quy định trong Hiệp ước năm 1826. Đồng thời, người Hoa còn giành được nhiều ưu đãi từ phía các quan chức chính quyền Siam trong các hoạt động giao thương.[9]
Điều hiển nhiên là, với một thế lực thực dân lớn, luôn có tham vọng thường trực mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Viễn Đông, người Anh rõ ràng sớm không thỏa mãn với những nguồn lợi bị hạn chế ở Siam. Chính vì thế, việc Đại sứ Anh Jame Brooke được cử đến Siam năm 1850 không nằm ngoài mục đích chỉnh sửa các điều khoản của Hiệp ước Burney theo hướng có lợi hơn. Cùng với phái đoàn của Anh, phái đoàn của Mỹ do Ballestier dẫn đầu cũng đến Siam với mục đích tương tự. Song, sau những thất bại cay đắng trong việc cố gắng chỉnh sửa những hiệp ước đã ký kết năm 1826 và năm 1833, điều này khiến “cả Brooke và Ballestier đã đưa ra giải pháp tiêu cực cho chính phủ của mình rằng chỉ có một cuộc huy động quân sự mới hy vọng mở cửa được Siam”.[10] Và điều này cũng có nghĩa là, đến giữa thế kỷ XIX, mong muốn điều chỉnh hiệp ước với Siam của hai phía Anh và Mỹ đã lên đến đỉnh điểm.
Đứng trước áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của các thế lực thực dân phương Tây, đứng đầu là thực dân Anh, với tư cách là người kế vị và đứng đầu đất nước năm 1851, nhà vua Mongkut buộc phải đưa ra những lựa chọn và quyết sách cho dân tộc mình, những quyết sách có thể ảnh hưởng và tác động sâu đậm đến sự tồn vong và đường hướng phát triển của Siam trong tương lai. Thực tế cho thấy, là một trí thức Phật giáo có 27 năm tu hành và thấm đẫm tư tưởng và triết lý của đạo Phật cũng như kế thừa truyền thống ngoại giao và cách thức ứng đối linh hoạt của Siam với các thế lực phương Tây trong suốt hai thế kỷ trước đó; đồng thời, do sớm có điều kiện tiếp xúc và học tập văn minh phương Tây, cho nên điều dễ hiểu là, nhà vua Mongkut sớm có nhãn quan chính trịnh sắc bén, có tầm nhìn, và tư duy trội vượt so với giới chính khách Siam thời kỳ này.[11] Từ bài học của các quốc gia láng giếng mà đặc biệt là sự thất bại của Trung Quốc trước sự công phá của các thế lực thực dân phương Tây trong chiến tranh nha phiến (1840-1842), nhà vua Mongkut nhận thức rất rõ về sức mạnh và kỹ thuật vượt trội của phương Tây cũng như ý thức rất rõ về nguy cơ xâm lược. Chính vì thế, trên cương vị là người đứng đầu đất nước, ngay từ khi mới lên ngôi, nhà vua Mongkut đã đưa ra phương thức ứng đối và kế sách phù hợp cho vương triều mình, đó là đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt cùng với công cuộc cận đại hóa đất nước, đây được coi là hai nhân tố thiết yếu để bảo vệ thành công nền độc lập của Siam.
Ý thức về chủ quyền, lợi ích quốc gia, về sự tồn vong của đất nước và phương thức bảo tồn nền độc lập dân tộc cũng như đường lối đối ngoại xuyên suốt trong thời gian mình trị nhậm đã được chính nhà vua Mongkut thể hiện trong bức thư mà ông gửi cho viên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Siam đến Paris năm 1867: “Tình thế của chúng ta hiện nay đang bị bao bây bởi 2 hay 3 phía bởi các thế lực hùng mạnh, vậy một đất nước nhỏ bé như chúng ta có thể làm được gì? Giả sử như chúng ta tìm thấy một mỏ vàng và nó cho phép chúng ta khai thác được cả hàng triệu catties,[12] nó đủ để chúng ta mua được hàng trăm tàu chiến thì điều này cũng không thể khiến chúng ta có thể đương đầu với họ, vì thực tế là chúng ta vẫn phải mua tàu chiến và các trang bị vũ khí từ họ. Chúng ta không chế tạo được những thứ này, cho nên nếu chúng ta đủ tiền mua chúng thì các quốc gia này có thể dừng bán bất cứ khi nào khi mà họ cảm thấy những thứ mà chúng ta đang trang bị vượt quá khả năng kiểm soát. Nếu chỉ thuần túy có vũ khí thì cũng không thật sự hữu ích cho chúng ta, mà sự khôn ngoan và hữu ích nhất để bảo vệ chúng ta trong tương lai chính là “cái miệng” và trái tim của chúng ta.”[13] Như vậy, từ việc nhận thức rõ về vị thế hiểm nguy của dân tộc trước áp lực bành trướng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây, trên thực tế, nhà vua Mongkut và các triều thần cấp tiến của mình đã lựa chọn và xây dựng đối sách phù hợp cho quốc gia của mình, đó là chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt gắn liền với quá trình Âu hóa và tự cường đất nước. Nổi bật trong đó là ứng đối của Siam với thực dân Anh, thực dân Pháp và một số nước phương Tây khác.
2. Ứng đối của Siam với Anh
Trong ứng đối của chính quyền Mongkut với các thế lực thực dân phương Tây thì mối quan hệ Anh và Siam được xem là mối quan hệ then chốt nhất và là trọng tâm trong đường lối đối ngoại của Siam thời kỳ này. Điều dễ dàng nhận thấy rằng, dưới áp lực bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây, mà Anh được xem là đế chế hùng mạnh nhất, thì “có thể sẽ không quá lời nếu nói rằng Siam phải chịu ơn Mongkut hơn bất kỳ ai khác về việc nước này đã duy trì được nền độc lập của mình trong khi vào cuối thế kỷ XIX, tất cả các khu vực khác của Đông Nam Á đều bị đặt dưới sự cai trị của châu Âu. Bởi vì ông hầu như là người Siam duy nhất nhận thấy rõ rằng, nếu Trung Quốc thất bại trong chính sách đóng cửa của mình trước áp lực của châu Âu thì Siam phải thỏa hiệp với các lực lượng bên ngoài đang đe dọa mình và bắt đầu thích nghi với thế giới mới, trong đó chủ nghĩa truyền thống Á châu đã tỏ ra lỗi thời và không hiệu quả.”[14]
Nhìn lại ứng đối của Siam với Anh thời kỳ này thì Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Anh – Siam năm 1855 hay còn được gọi là Hiệp ước John Bowringđược xem là dấu mốc bước ngoặt và là khởi đầu mới cho chính sách “mở cửa” của Siam với các quốc gia phương Tây. Xung quan hiệp ước John Bowring, cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá trái chiều trong cách nhìn nhận và luận giải của các học giả trong nước và quốc tế.[15] Theo quan điểm của chúng tôi, nếu như đường lối đối ngoại của Siam với Anh được xem là nhân tố trọng tâm trong thế ứng đối của quốc gia này đối với các thế lực phương Tây, thì Hiệp ước John Bowring cũng được xem là mấu chốt quyết định chiều hướng quan hệ ngoại giao hai nước trong suốt nửa cuối thế kỷ XIX. Chính vì thế, khi đánh giá về những tác động khác nhau của Hiệp ước đối với hai phía, chúng ta nên tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ, cũng như xem xét kỹ càng bối cảnh lịch sử, diễn trình đàm phán, quan điểm và mục tiêu của cả Anh và Siam, thay vì chỉ thuần túy phân tích các điều khoản và nội dung của bản Hiệp ước.
Nếu như nhìn nhận lại toàn bộ diễn trình đàm phán và ký kết hiệp ước, chúng ta thấy rằng mục tiêu tối thượng của ngài John Bowring đến Bangkok năm 1855 đó chính là hướng đến việc “khai mở” những rào cản về thương mại. Điều này phần nào được ông phản ánh trong tập hồi ký của mình: “Vấn đề khó khăn lớn nhất dễ dàng có thể nhìn thấy được là việc phải giải quyết vấn đề độc quyền từ phía Siam, điều mà đã gây cản trở lớn đối với giao thương, và cần phải phá bỏ các rào cản này để việc buôn bán hàng hóa không gặp bất kì trắc trở gì.”[16]
Thực tế lịch sử cho thấy, ngài John Bowring đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành nhiệm vụ đàm phán hiệp ước “mở cửa” thương mại ở Siam. Hiệp ước Thương mại và Hữu nghị giữa Anh và Siam được ký kết ngày 18/4/1855 không đơn thuần được tiếp nhận và dễ dàng đi đến thỏa thuận giữa hai phía, mà nó đã trải qua quá trình đàm phán rất phức tạp và kéo dài. Dù cho, mối quan quan hệ cá nhân giữa nhà vua Mongkut và ngài Đại sứ Anh John Bowring là hết sức tốt đẹp và thân thiện. Nguồn tài liệu sử biên niên của vương triều Chakkri dưới thời vua Mongkut cho biết rằng, trước khi đến Siam vào tháng 3 năm 1855, John Bowring đã viết cho nhà vua Mongkut một bức thư bày tỏ thiện chí của mình. Bức thư có nội dung khái lược như sau: Nhận nhiệm vụ quốc vương của mình, ngài Bowring được cử đến Siam để đàm phán hiệp ước hữu nghị liên quan đến vấn đề thương mại cũng như một số vấn đề khác. John Bowring sẽ thông báo với phía Siam là sẽ có bao nhiêu thuyền và bao nhiêu người được mang theo cùng với ông ta. Bức thư cũng cho biết rằng, hiện tại có một lượng lớn thuyền chiến của Anh đang có mặt ở vùng biển Trung Hoa, nhưng Bowring sẽ đến Siam với một thái độ thân thiện chỉ với một lượng nhỏ tàu thuyền. Bức thư cũng viết rằng, nếu được chào đón một cách hòa bình và hữu hảo, John Bowring sẽ ứng xử với Siam như một quốc gia lớn và trong thâm tâm, ông hoàn toàn không muốn phải thực thi các biện pháp bằng vũ lực.[17]
Đáp lại thiện chí của Bowring, hơn một lần, trong các trước tác của mình, nhà vua Mongkut của Siam đã bày tỏ thái độ mềm mỏng và trọng thị của mình với ông, như trong một bức thư vào đầu năm 1855: “Bạn thân mến! Tôi đã thông báo với tất cả triều thần của tôi về chuyến viếng thăm của ngài. Họ rất lấy làm vinh hạnh và tin tưởng về chuyến viếng thăm hòa bình và hữu nghị của ngài. Vì ngài là một người bạn thân tình của tôi nên họ đang chờ đợi những thương thảo thuận lợi trong việc ký kết hiệp ước.”[18] Hay như trong một bức thư
1. Siam trước áp lực bành trướng của các thế lực phương Tây thế kỷ XIX
Cũng như nhiều quốc gia châu Á, bước sang nửa cuối thế kỷ XIX, Siam chịu áp lực bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây. Tuy nhiên, không phải đến tận thế kỷ XIX, vương quốc này mới có những tiếp xúc lần đầu với con người và văn minh phương Tây. Là một chính thể mạnh ở Đông Nam Á lục địa, ngay từ đầu thế kỷ XVI, vương triều Ayutthaya đã dần từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều thế lực từ bên ngoài. Ngoài các “đối tác” mang tính truyền thống ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, thời kỳ này, Siam còn thiết lập các hoạt động đối ngoại với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp.
Song, mối quan hệ giữa Siam với phương Tây thời kỳ này không chỉ là dòng chảy đơn tuyến với những hoạt động ngoại giao hữu nghị và hòa bình. Sự phức tạp, chồng chéo quyền lực giữa các thực thế chính trị trên bán đảo Trung - Ấn, cũng như sự mâu thuẫn và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước phương Tây trong khu vực, khiến Siam luôn phải xây dựng cho mình những đối sách và chiến lược ngoại giao phù hợp. Trong các thế kỷ XVI-XVII, Siam không chỉ phải đối diện với cuộc chiến tranh kéo dài dai dẳng với Burma (Miến Điện), vương quốc này còn phải ứng đối với tham vọng bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây. Sau những hành động mang tính “phiêu lưu” của Hà Lan và Anh ở Siam, người Thái sớm ý thức với những đe dọa về an ninh và chủ quyền dân tộc và họ cũng sớm xây cho mình chiến lược “cân bằng quyền lực” với các thực thể phương Tây. Thực tế cho thấy, sau những hành động “lũng đoạn” của Constatine Phaulkon,[5] một nhà phiêu lưu người Hy Lạp trong triều đình Siam trong những năm 80 của thế kỷ XVII, thì đến hơn 1 thế kỷ tiếp theo, ngoại trừ giao thương hạn chế với người Hà Lan tại một địa điểm nhất định và chấp nhận cho một số ít nhà truyền giáo người Pháp tiếp tục hoạt động, thì người Thái đã tuyệt giao và “đóng băng” quan hệ với các thế lực phương Tây.[6]
Tuy nhiên, bước sang thập niên 20 của thế kỷ XIX, một bước ngoặt trong quan hệ giữa Siam với các thế lực phương Tây nói chung và Anh nói riêng đã diễn ra. Sau những nỗ lực “mở cửa” Siam bất thành của sứ đoàn John Crawfurd năm 1821,[7] đến năm 1826, sứ đoàn thứ hai của Anh do thuyền trưởng Henry Burney dẫn đầu đã đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Hữu nghị và Thương mại Anh-Siam. Theo Hiệp ước được thỏa thuận thì cả hai phía đã thống nhất được các nội dung liên quan như cách thức giải quyết các tranh chấp nếu có, phối hợp trấn áp tội phạm, phân định phạm vi ảnh hưởng trên bán đảo Malay, và thỏa thuận về tự do thương mại.[8] Hiệp ước này trở thành “khuôn mẫu” để Siam ký kết một thỏa thuận tương tự với phái đoàn của Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu năm 1833.
Mặc dù cả Anh và Mỹ đã “mở cửa” thành công thị trường Siam cũng như được vương quốc này nhượng bộ cho một số quyền lợi, song cũng giống như Mỹ, người Anh không hoàn toàn thỏa mãn với kết quả đàm phán và những điều khoản đã ký kết của Hiệp ước Burney. Nguyên nhân chính yếu xuất phát từ sự độc quyền của Hoàng gia Thái trong một số mặt hàng giao dịch, đặc biệt là buôn bán-xuất khẩu đường, cũng như sự ngăn cấm buôn bán gỗ tếch của chính quyền này đối với người Anh. Mặt khác, người Anh còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía người Hoa, những người không bị hạn chế bởi bất kỳ điều khoản nào, giống như những mặt hàng mà người Anh bị đánh thuế như quy định trong Hiệp ước năm 1826. Đồng thời, người Hoa còn giành được nhiều ưu đãi từ phía các quan chức chính quyền Siam trong các hoạt động giao thương.[9]
Điều hiển nhiên là, với một thế lực thực dân lớn, luôn có tham vọng thường trực mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Viễn Đông, người Anh rõ ràng sớm không thỏa mãn với những nguồn lợi bị hạn chế ở Siam. Chính vì thế, việc Đại sứ Anh Jame Brooke được cử đến Siam năm 1850 không nằm ngoài mục đích chỉnh sửa các điều khoản của Hiệp ước Burney theo hướng có lợi hơn. Cùng với phái đoàn của Anh, phái đoàn của Mỹ do Ballestier dẫn đầu cũng đến Siam với mục đích tương tự. Song, sau những thất bại cay đắng trong việc cố gắng chỉnh sửa những hiệp ước đã ký kết năm 1826 và năm 1833, điều này khiến “cả Brooke và Ballestier đã đưa ra giải pháp tiêu cực cho chính phủ của mình rằng chỉ có một cuộc huy động quân sự mới hy vọng mở cửa được Siam”.[10] Và điều này cũng có nghĩa là, đến giữa thế kỷ XIX, mong muốn điều chỉnh hiệp ước với Siam của hai phía Anh và Mỹ đã lên đến đỉnh điểm.
Đứng trước áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của các thế lực thực dân phương Tây, đứng đầu là thực dân Anh, với tư cách là người kế vị và đứng đầu đất nước năm 1851, nhà vua Mongkut buộc phải đưa ra những lựa chọn và quyết sách cho dân tộc mình, những quyết sách có thể ảnh hưởng và tác động sâu đậm đến sự tồn vong và đường hướng phát triển của Siam trong tương lai. Thực tế cho thấy, là một trí thức Phật giáo có 27 năm tu hành và thấm đẫm tư tưởng và triết lý của đạo Phật cũng như kế thừa truyền thống ngoại giao và cách thức ứng đối linh hoạt của Siam với các thế lực phương Tây trong suốt hai thế kỷ trước đó; đồng thời, do sớm có điều kiện tiếp xúc và học tập văn minh phương Tây, cho nên điều dễ hiểu là, nhà vua Mongkut sớm có nhãn quan chính trịnh sắc bén, có tầm nhìn, và tư duy trội vượt so với giới chính khách Siam thời kỳ này.[11] Từ bài học của các quốc gia láng giếng mà đặc biệt là sự thất bại của Trung Quốc trước sự công phá của các thế lực thực dân phương Tây trong chiến tranh nha phiến (1840-1842), nhà vua Mongkut nhận thức rất rõ về sức mạnh và kỹ thuật vượt trội của phương Tây cũng như ý thức rất rõ về nguy cơ xâm lược. Chính vì thế, trên cương vị là người đứng đầu đất nước, ngay từ khi mới lên ngôi, nhà vua Mongkut đã đưa ra phương thức ứng đối và kế sách phù hợp cho vương triều mình, đó là đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt cùng với công cuộc cận đại hóa đất nước, đây được coi là hai nhân tố thiết yếu để bảo vệ thành công nền độc lập của Siam.
Ý thức về chủ quyền, lợi ích quốc gia, về sự tồn vong của đất nước và phương thức bảo tồn nền độc lập dân tộc cũng như đường lối đối ngoại xuyên suốt trong thời gian mình trị nhậm đã được chính nhà vua Mongkut thể hiện trong bức thư mà ông gửi cho viên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Siam đến Paris năm 1867: “Tình thế của chúng ta hiện nay đang bị bao bây bởi 2 hay 3 phía bởi các thế lực hùng mạnh, vậy một đất nước nhỏ bé như chúng ta có thể làm được gì? Giả sử như chúng ta tìm thấy một mỏ vàng và nó cho phép chúng ta khai thác được cả hàng triệu catties,[12] nó đủ để chúng ta mua được hàng trăm tàu chiến thì điều này cũng không thể khiến chúng ta có thể đương đầu với họ, vì thực tế là chúng ta vẫn phải mua tàu chiến và các trang bị vũ khí từ họ. Chúng ta không chế tạo được những thứ này, cho nên nếu chúng ta đủ tiền mua chúng thì các quốc gia này có thể dừng bán bất cứ khi nào khi mà họ cảm thấy những thứ mà chúng ta đang trang bị vượt quá khả năng kiểm soát. Nếu chỉ thuần túy có vũ khí thì cũng không thật sự hữu ích cho chúng ta, mà sự khôn ngoan và hữu ích nhất để bảo vệ chúng ta trong tương lai chính là “cái miệng” và trái tim của chúng ta.”[13] Như vậy, từ việc nhận thức rõ về vị thế hiểm nguy của dân tộc trước áp lực bành trướng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây, trên thực tế, nhà vua Mongkut và các triều thần cấp tiến của mình đã lựa chọn và xây dựng đối sách phù hợp cho quốc gia của mình, đó là chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt gắn liền với quá trình Âu hóa và tự cường đất nước. Nổi bật trong đó là ứng đối của Siam với thực dân Anh, thực dân Pháp và một số nước phương Tây khác.
2. Ứng đối của Siam với Anh
Trong ứng đối của chính quyền Mongkut với các thế lực thực dân phương Tây thì mối quan hệ Anh và Siam được xem là mối quan hệ then chốt nhất và là trọng tâm trong đường lối đối ngoại của Siam thời kỳ này. Điều dễ dàng nhận thấy rằng, dưới áp lực bành trướng ngày càng mạnh mẽ của các thế lực phương Tây, mà Anh được xem là đế chế hùng mạnh nhất, thì “có thể sẽ không quá lời nếu nói rằng Siam phải chịu ơn Mongkut hơn bất kỳ ai khác về việc nước này đã duy trì được nền độc lập của mình trong khi vào cuối thế kỷ XIX, tất cả các khu vực khác của Đông Nam Á đều bị đặt dưới sự cai trị của châu Âu. Bởi vì ông hầu như là người Siam duy nhất nhận thấy rõ rằng, nếu Trung Quốc thất bại trong chính sách đóng cửa của mình trước áp lực của châu Âu thì Siam phải thỏa hiệp với các lực lượng bên ngoài đang đe dọa mình và bắt đầu thích nghi với thế giới mới, trong đó chủ nghĩa truyền thống Á châu đã tỏ ra lỗi thời và không hiệu quả.”[14]
Nhìn lại ứng đối của Siam với Anh thời kỳ này thì Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Anh – Siam năm 1855 hay còn được gọi là Hiệp ước John Bowringđược xem là dấu mốc bước ngoặt và là khởi đầu mới cho chính sách “mở cửa” của Siam với các quốc gia phương Tây. Xung quan hiệp ước John Bowring, cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá trái chiều trong cách nhìn nhận và luận giải của các học giả trong nước và quốc tế.[15] Theo quan điểm của chúng tôi, nếu như đường lối đối ngoại của Siam với Anh được xem là nhân tố trọng tâm trong thế ứng đối của quốc gia này đối với các thế lực phương Tây, thì Hiệp ước John Bowring cũng được xem là mấu chốt quyết định chiều hướng quan hệ ngoại giao hai nước trong suốt nửa cuối thế kỷ XIX. Chính vì thế, khi đánh giá về những tác động khác nhau của Hiệp ước đối với hai phía, chúng ta nên tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ, cũng như xem xét kỹ càng bối cảnh lịch sử, diễn trình đàm phán, quan điểm và mục tiêu của cả Anh và Siam, thay vì chỉ thuần túy phân tích các điều khoản và nội dung của bản Hiệp ước.
Nếu như nhìn nhận lại toàn bộ diễn trình đàm phán và ký kết hiệp ước, chúng ta thấy rằng mục tiêu tối thượng của ngài John Bowring đến Bangkok năm 1855 đó chính là hướng đến việc “khai mở” những rào cản về thương mại. Điều này phần nào được ông phản ánh trong tập hồi ký của mình: “Vấn đề khó khăn lớn nhất dễ dàng có thể nhìn thấy được là việc phải giải quyết vấn đề độc quyền từ phía Siam, điều mà đã gây cản trở lớn đối với giao thương, và cần phải phá bỏ các rào cản này để việc buôn bán hàng hóa không gặp bất kì trắc trở gì.”[16]
Thực tế lịch sử cho thấy, ngài John Bowring đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành nhiệm vụ đàm phán hiệp ước “mở cửa” thương mại ở Siam. Hiệp ước Thương mại và Hữu nghị giữa Anh và Siam được ký kết ngày 18/4/1855 không đơn thuần được tiếp nhận và dễ dàng đi đến thỏa thuận giữa hai phía, mà nó đã trải qua quá trình đàm phán rất phức tạp và kéo dài. Dù cho, mối quan quan hệ cá nhân giữa nhà vua Mongkut và ngài Đại sứ Anh John Bowring là hết sức tốt đẹp và thân thiện. Nguồn tài liệu sử biên niên của vương triều Chakkri dưới thời vua Mongkut cho biết rằng, trước khi đến Siam vào tháng 3 năm 1855, John Bowring đã viết cho nhà vua Mongkut một bức thư bày tỏ thiện chí của mình. Bức thư có nội dung khái lược như sau: Nhận nhiệm vụ quốc vương của mình, ngài Bowring được cử đến Siam để đàm phán hiệp ước hữu nghị liên quan đến vấn đề thương mại cũng như một số vấn đề khác. John Bowring sẽ thông báo với phía Siam là sẽ có bao nhiêu thuyền và bao nhiêu người được mang theo cùng với ông ta. Bức thư cũng cho biết rằng, hiện tại có một lượng lớn thuyền chiến của Anh đang có mặt ở vùng biển Trung Hoa, nhưng Bowring sẽ đến Siam với một thái độ thân thiện chỉ với một lượng nhỏ tàu thuyền. Bức thư cũng viết rằng, nếu được chào đón một cách hòa bình và hữu hảo, John Bowring sẽ ứng xử với Siam như một quốc gia lớn và trong thâm tâm, ông hoàn toàn không muốn phải thực thi các biện pháp bằng vũ lực.[17]
Đáp lại thiện chí của Bowring, hơn một lần, trong các trước tác của mình, nhà vua Mongkut của Siam đã bày tỏ thái độ mềm mỏng và trọng thị của mình với ông, như trong một bức thư vào đầu năm 1855: “Bạn thân mến! Tôi đã thông báo với tất cả triều thần của tôi về chuyến viếng thăm của ngài. Họ rất lấy làm vinh hạnh và tin tưởng về chuyến viếng thăm hòa bình và hữu nghị của ngài. Vì ngài là một người bạn thân tình của tôi nên họ đang chờ đợi những thương thảo thuận lợi trong việc ký kết hiệp ước.”[18] Hay như trong một bức thư