25/05/2018, 16:25

Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương năm 2015: BHXH, BHYT, BHTN, KPCD

Kế toán Centax xin chia sẻ với các bạn về Tỷ lệ trích các khoản trích năm 2015: BHXH, BHYT, BHTN, KPCD Theo quy định của Luật bảo hiểm, các khoản bảo hiểm bắt buộc nói trên nhằm hỗ trợ cho người lao động, là yêu cầu bắt buộc đối với chủ doanh nghiệp. 1. Đối tượng tham gia BHXH, ...

Kế toán Centax xin chia sẻ với các bạn về Tỷ lệ trích các khoản trích  năm 2015: BHXH, BHYT, BHTN, KPCD

Theo quy định của Luật bảo hiểm, các khoản bảo hiểm bắt buộc nói trên nhằm hỗ trợ cho người lao động, là yêu cầu  bắt buộc đối với chủ doanh nghiệp.

1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (Doanh nghiệp có số lao động dài hạn dưới 10 người thì không bắt buộc).

– Đối với bảo hiểm thất nghiệp, không phân biệt loại hợp đồng lao động, hoặc số lao động trong doanh nghiệp, khi có hợp đồng lao động, thì người sử dụng phải đăng ký tham gia BHTN cho người lao động

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTN cho NLĐ tại cơ quan BHXH.

2. Các loại bảo  hiểm bắt buộc

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội các khoản bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao động phải tham gia cho người lao động là:

– Bảo hiểm xã hội (BHXH).

– Bảo hiểm y tế (BHYT).

– Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

– Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

3. Tỷ lệ các khoản trích theo lương (BHXH – BHYT – BHTN – KPCD) áp dụng từ 1/1/2015:

 Theo Công văn 4064/BHXH-THU quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2015 cụ thể như sau

Các khoản trích theo lương

DN tính vào Chi phí (%)

Trừ vào lương của người lao động (%)

Tổng các khoản phải nộp (%)

1. BHXH

18

8

26

2. BHYT

3

1,5

4,5

3. BHTN

1

1

2

4. KPCĐ

2

 

2

Cộng (%)

24

10,5

34,5

Kết luận:

– Hàng tháng, doanh nghiệp phải kê khai và đóng vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.

– Doanh nghiệp được giữ lại 2% để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.(Hằng quý hoặc hằng tháng phải quyết toán với cơ quan BHXH).

4. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

– Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng

– Mức tiền lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXN là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Trong đó:

– Mức lương cơ sở: Từ ngày 01/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

(Theo Nghị định Số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ).

– Mức lương tối thiểu vùng:

Mời các bạn xem tại :Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp,

0