24/05/2018, 17:11

Tỷ giá hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái

Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh châu âu) đều có đồng tiền riêng của mình. việt nam có tiền đồng (vnđ) trung quốc có nhân dân tệ (cny), mỹ có dollar (usd). Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm ...

Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh châu âu) đều có đồng tiền riêng của mình. việt nam có tiền đồng (vnđ) trung quốc có nhân dân tệ (cny), mỹ có dollar (usd).

Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của các nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đông ftiền kia, từ đố ta có thể nói rằng: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằn tiền tệ của một nước khác. thông thường, thuật ngữ "tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở mỹ và anh được sử dụng theo nghĩa ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng usd hoặc đồng bảng anh; ví dụ: ở mỹ 0,8 xu/usd.

Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ gia hối đoái:

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en): đây là tỷ giá hôí đoái được biết đến nhiều nhất do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày.
  • Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * pn/pf

pn: chỉ số giá trong nước

pf: chỉ số giá nước ngoài

Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng swsc mua và sức cạnh tranh của một nước.

Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

Có cầu về tiền của nước a trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá và dịc vụ được sản xuất ra tại nước a. một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.

Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó xuống dố phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn

Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

Để nhân dân nước a mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước b họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước b, bằng việc dùng tiền nước a để trả. lượng tiền này của nước a khi ấy bước vào thị trường quốc tế.

Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phía phải. tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều.

Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. bất kỳ cái gì làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ hướng tới làm cho giá trị trao đổi của nó giảm xuống ở hình vẽ dưới, ta thấy được tỷ gía hối đoái cân bằng lo của đồng việt nam và đồng usd mỹ thông qua giao điểm s và d.

Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ gía hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá đó. do vậy cần thiết phải phân loại tỷ giá hối đoái.

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau:

Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia ra làm hai loại

  • Tỷ giá điện hối mà tỷ gía mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện( telegraphic transfer -t/t)
  • Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư ( mail transfen m/t)

Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại

  • Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng.
  • Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu qui định .
  • Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
  • Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó.

Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các loại:

  • Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
  • Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
  • Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
  • Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt.

Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:

  • Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mau bán ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.
  • Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.
  • Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.
  • Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng(có thể là 1,2,3 tháng sau).

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá chia ra làm hai loại:

  • Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.
  • Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
0