Tính giá các đối tượng kế toán
các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá Mức giá chung thay đổi Theo nguyên tắc giá phí đòi hỏi phải hạch toán tài sản theo giá thực tế khi phát sinh nghĩa là phản ánh theo giá lịch sử. ...
các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá
Mức giá chung thay đổi
- Theo nguyên tắc giá phí đòi hỏi phải hạch toán tài sản theo giá thực tế khi phát sinh nghĩa là phản ánh theo giá lịch sử.
- Khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi sẽ làm thay đổi giá cá biệt của các loại tài sản của doanh nghiệp.
Yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác kế toán
- Thông thường sử dụng giá tạm tính (gọi là giá hạch toán) để phản ánh những nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến những đối tượng kế toán mà giá thực tế luôn luôn biến động như ngoại tệ chẳng hạn,…
- Giá hạch toán được xác định ngay từ đầu niên độ hoặc đầu kỳ hạch toán và ổn định trong suốt kỳ hạch toán đó. Cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế.
Tính giá một số đối tượng chủ yếu
Tài sản cố định
TSCĐ được phản ánh theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị hao mòn, Giá trị còn
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
Nguyên giá TSCĐ: là giá trụ ban đầu, đầy đủ khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.
Việc xác định nguyên giá được nhà nước qui định thống nhất
Vật liệu
Giới thiệu về phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình xuất, nhập tồn kho của vật tư, hàng
- hóa, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất.
Trị giá tồn đầu kỳ | + | Trị giá nhập trong kỳ | - | Trị giá xuất trong kỳ | = | Trị giá tồn cuối kỳ |
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, rồi xác định hàng đã xuất kho trong kỳ.
Trị giá tồn đầu kỳ | + | Trị giá nhập trong kỳ | - | Trị giá tồn cuối kỳ | = | Trị giá xuất trong kỳ |
- Lưu ý:
- Sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ phải cẩn thận với hàng tồn
- Chỉ áp dụng ở các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, có nhiều quy cách,…
Tính giá vật liệu nhập
Hàng nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập như sau:
- Mua ngoài:
- Giá mua: Giá ghi trên hóa đơn của người bán hoặc giá mua thực tế.
- Chi phí thu mua: Gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,…
- Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
- Góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần
Giá thực tế là giá được các bên tham gia góp vốn, hoặc đại hội cổ đông hoặc hội đồng quản trị thống nhất định giá.
Tính giá vật liệu xuất
Có thể tính giá theo một trong bốn phương pháp:
Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp nhập trước - xuất trước.
Phương pháp nhập sau - xuất trước.
Phương pháp đơn giá bình quân.
Ví dụ: Có tình hình nhập kho 1 loại nguyên vật liệu A tại một doanh nghiệp trong tháng 10/2001 như sau:
Ngày 15/10 xuất kho 900 kg đã sử dụng. Xác định trị giá xuất kho
1) Phương pháp thực tế đích danh
Xuất lần lượt hết loại có đơn giá thấp nhất, đến loại có đơn cao hơn, không phân biệt nhập trước hay nhập sau.
500 kg x 60 đ/kg = 30.000
600 kg x 70 đ/kg = 42.000
Tổng cộng: 900 kg 72.000
2) Phương pháp FIFO (Nhập trước, xuất trước)
500 kg x 60 đ/kg = 30.000
400 kg x 70 đ/kg = 28.000
Tổng cộng: 900 kg = 58.000
3) Phương pháp LIFO (nhập sau, xuất trước)
900 kg x 80 đ/kg = 72.000
Tổng cộng: 900 kg = 72.000
4) Phương pháp thực tế bình quân gia quyền
900 x 66,4 = 59.760đ