06/02/2018, 00:34

Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học

Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học Hướng dẫn 1. Tổng kết khái quát về văn học Việt Nam Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và Văn học viết. Hai bộ phận vãn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn hộc Việt Nam, đó là: tinh thần yêu nước chống xâm lược, ...

Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học

Hướng dẫn

1. Tổng kết khái quát về văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gianVăn học viết. Hai bộ phận vãn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn hộc Việt Nam, đó là: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Nhưng cũng có những đặc trưng riêng (xem bảng so sánh dưới đây):

Đặc điểm

Văn học dân gian

Văn học viết

Thời điểm ra đời

– Ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết.

– Ra đời khi có chữ viết.

Tác giả

– Là sáng tác của tập thể.

– Là sáng tác của các cá nhân.

Hình thức lưu truyền

– Truyền miệng.

– Bằng các văn bản viết.

Hình thức tồn tại

– Gắn liền với những hoạt động khác trong đời sống cộng đổng (gắn với môi trường diễn xướng).

– Dưới dạng văn bản viết, mang tính độc lập cùa một tác phẩm vãn học.

Vai trò, vị trí

– Là nền tảng của vãn học dân tộc.

– Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật của dân tộc.

2. Tổng kết bộ phận văn học dân gian.

– Chú ý ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

+ Là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.

+ Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (văn. học dân gian mang tính nguyên hợp).

– Hệ thống thể loại văn học dân gian (tổng kết theo loại thể):

+ Tự sự: gồm thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè.

+ Trữ tình: gồm ca dao – dân ca.

+ Sân khấu dân gian (Kịch: bao gồm chèo, tuồng dân gian, múa rối.

Chú ý: Riêng tục ngữ và câu đố có những đặc trưng riêng (thường tồn tại dưới dạng những câu văn nhưng có vần, có đối, có khi cũng rất giàu hình ảnh và nhạc điệu). Như thế, nó vừa mang những đặc trưng của thể loại tự sự lại vừa mang những đặc trưng của thể loại trữ tình.

– Những giá trị của vãn học dân gian truyền thống: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật.

3. Tổng kết bộ phận văn học viết.

a. Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kì lớn: thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại.

– Đặc điểm chung:

+ Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.

+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.

– Đặc điểm riêng (xem bảng so sánh dưới đây):

Đặc điểm

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX (văn học trung đại)

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại)

Chữ viết

Chữ Hán và chữ Nôm

Chủ yếu là chữ quốc ngữ

Thể loại

– Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hổi…

– Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, song thất lục bát,…

– Các thể loại vãn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,…

– Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: Thơ Đường luật, câu đối…

– Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,…

Giao lưu văn hoá

Tiếp thu văn hoá, văn học Trung Quốc

Tiếp thu văn hoá, văn học phương Tây

b) Một số tác phẩm và trào lưu văn học chứng tỏ vãn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài: Truyện Kiều của Nguyễn Du (trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thảnh Tâm Tài Nhân), thơ ca lãng mạn 1930 – 1945 (ảnh hưởng thơ tượng trưng, thơ lãng mạn Pháp,…), văn học hiện thực (ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX),…

4. Tổng kết văn học viết Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

a) Văn học trung đại gồm hai thành phần văn học: chữ Hán và chữ Nôm; được chia thành bốn giai đoạn văn học: từ thế kỉ Xđêh hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX

– Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam:

* Về nội dung: Hai nội dung chủ đạo, xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam là nội dung yêu nướcnội dung nhân dạo.

+ Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc,

+ Nội dung nhân đạo trong văn học trung đại được xây dựng trên cơ sở truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, kết hợp những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão. Truyền thống nhân văn của người Việt Nam biểu hiện qua lối sống tương thân tương ái, qua những nguyên tắc đạo lí, những cách ứng xử tốt đẹp giữa người với người trong xã hội,… Tư tưởng nhân vãn của Phật giáo là lòng từ bi, bác ái; của Đạo giáo là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân.

* Về nghệ thuật: những điểm lớn là tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại đã học:

STT

Thể loại

Đặc điểm

1

Thơ Đường luật

– Tuân thủ những quy định chặt chẽ về hình thức nghệ thuật (niêm, luật, đối,…), ngôn từ hàm súc, cô đọng.

2

Thơ Nôm Đường luật

– Xây dựng trên cơ sở thơ Đường luật.

– Có sự linh hoạt hơn về nghệ thuật (về niêm, về đối, về số chữ trong câu,…).

3

Phú

– Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi, thường làm theo lối văn biền ngẫu.

4

Cáo

– Là thể văn nghị luân, thường được viết bằng vãn biền ngẫu, dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện,…

5

– Dùng để ghi chép lại các sự việc, sự kiện.

6

Truyền kì

– Là một thể văn tự sự, phản ánh hiện thực thông qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.

7

Tiểu thuyết chương hồi

– Kết cấu tác phẩm được chia thành các chương, hồi với những dấu hiệu hinh thức đặc trưng.

– Kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính.

8

Ngâm khúc

– Thuộc thể thơ trữ tình, diễn tả nội tâm phong phú của nhân vật với giọng điệu đặc trưng (giọng than thở, oán trách).

9

Truyện thơ Nôm

– Vừa mang nội dung tự sự, vừa mang nội dung trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người trước hiện thực cuộc sống.

c) Thống kê những tác giả, tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu và những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật.

Gợi ỷ: Xem lại mục lục để thống kê tên tác giả, tác phẩm. Đồng thời xem lại phần ghi nhớ của mỗi bài để thống kê những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật.

5. Phân tích nôi dung yêu nước và nội dung nhân đạo qua một số tác phẩm văn học trung đại.

Gợi ỷ: Đây là một câu hỏi có phạm vi bao quát rộng. Mỗi tác phẩm lại có biểu hiện về nội dung yêu nước và nhân đạo riêng, điều quan trọng là thấy được những biểu hiện vừa đa dạng vừa thống nhất của hai nội dung này. Cần xem lại phần ghi nhớ của mỗi bài và phần giảng văn ở trên lớp để vận dụng vào việc phân tích mỗi bài cụ thể.

6. Tổng kết phần Văn học nước ngoài.

Nêu những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Đường luật, thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi.

Gợi ý:, Cần lập bảng thống kê theo loại thể, đồng thời so sánh các tác phẩm văn học Việt Nam có loại thể tương ứng với văn học nước ngoài hoặc các tác phẩm văn học nước ngoài tương ứng với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt.

– Về sử thi

Sử thi

Đặc điểm riêng

Đặc điểm chung

Đăm Săn (Việt Nam)

– Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xoá bỏ những tập tục lạc hâu vì sự hùng mạnh của bộ tộc.

– Chủ đề: Thể hiện những vấn đề chung của cả cộng đồng, tái hiện bức tranh hiện thực rộng lớn, phản ánh đời sống và tư tưởng của con người thời cổ đại.

ô-đi-xê (Hi Lạp)

– Thể hiện sức mạnh trí tuệ và tinh thần cùa con người trong chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hoá, mở rộng giao lưu văn hoá.

– Nhân vật: Tiêu biểu cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng với đạo đức cao cả, với sức mạnh, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm ưong đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân, thiện, mĩ. Phẩm chất của các nhân vật được biểu hiện thông qua hành động.

Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)

– Chiến đấu chống cái ác, cái xấu, vì cái thiên, cái đep; đề cao danh dự vài bổn phận; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên.

– Con người được chú ý miêu tả khía cạnh tâm lí, tính cách.

– Ngôn ngữ trang trọng. Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp kì vĩ, với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng.

– Về thơ Đường và thơ hai-cư

Thơ Đường

Thơ hai-cư

– Nội dung: Phong phú, đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người; nổi bật lên là những đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.

– Nghệ thuật: Hai thể chính là cổ phong (cổ thể) và Đường luật. Ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện, thanh luật hài hoà, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi.

– Nội dung: Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ờ một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, một suy tư nào đó.

– Nghệ thuật: gợi nhiều hơn tả. Văn bản dành nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ cô đọng, Tứ thơ hàm súc và rất giàu sức gợi.

– Vể “Tam quốc diễn nghĩa”

Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chướng hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

7. Tổng kết phần Lí luận văn học

Gợi ý: ôn tập lại những kiến thức theo yêu cầu của SGK bằng bảng tổng kết sau đây.

Văn bản văn học

Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

Cấu trúc của vãn bản văn học

Các yếu tố thuộc nội dung văn bản văn học

Các yếu tố thuộc hình thức văn bản văn học

– Đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao.

– Mỗi văn bản đều thuộc một thể loại nhất định, và tuân theo những quy ước, những cách thức riêng.

– Tầng ngôn từ: là hệ thống từ vựng tạo nên văn bản (ngữ nghĩa, ngữ âm của từ)

– Tầng hình tượng: là nơi nhà văn gửi gắm những tư tường nghệ thuật của mình.

– Tầng hàm nghĩa:là các lớp nghĩa của văn bản được gợi ra từ tầng ngôn từ và tầng hình tượng.

– Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

– Chủ đề: là vấn đề, cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm và chiều sâu nhận thức của nhà văn.

– Tư tường: là sự lí giải đối với chủ đề, là sự nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn – gửi, đối thoại với người đọc.

– Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tình cảm chủ dạo của văn bản.

– Ngôn từ: là yếu tốcơ bản đầu tiên cấu thành nên văn bản văn học.

– Kết cấu: là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố cùa văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh.

– Thể loại: là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.

Mai Thu

0