Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Bài này chủ yếu yêu cầu chúng ta viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận. Để viết tốt, cần chú ý các khâu: lựa chọn luận điểm, lựa chọn cách đưa lập ...
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Bài này chủ yếu yêu cầu chúng ta viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận. Để viết tốt, cần chú ý các khâu: lựa chọn luận điểm, lựa chọn cách đưa lập luận (bằng lí lẽ hay bằng dẫn chứng) và lựa chọn thao tác lập luận chính. Có như vậy việc viết đoạn mới có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Với đề bài: ‘"Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. (Go-rơ-ki), và với dàn ý đã cho sẵn trong SGK, có thể lựa chọn tuỳ ý một luận điểm trong mục 1, hoặc 3 (phần thân bài) để viết đoạn theo các bước sau:
– Lựa chọn luân điểm.
– Thiết lập các ý nhỏ.
– Lựa chọn thao tác lập luận.
– Viết đoạn vãn.
– Rà soát và sửa chữa.
Tham khảo một số đoạn văn dưới đây:
– Luận điểm: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của văn minh nhân loại.
Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ ỉn, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đêh sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thê’giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
(Trần Thanh Đạm (Chủ biên), Làm văn 10, NXB Giáo dục, 2000).
– Luận điểm: Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian.
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật cổ thể nói không ngoa rằng: có sách, các thê’kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
(Trần Thanh Đạm (Chủ biên), Làm văn 10, sđd)
Mai Thu