04/06/2017, 23:44
Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật.
Cuộc sống có muôn vàn điều bí ẩn nhưng sâu kín và bí mật nhất có lẽ vẫn là tâm hồn con người. Ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại tài chuyên phươu lưu khám phá thế giới đó – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai ...
Cuộc sống có muôn vàn điều bí ẩn nhưng sâu kín và bí mật nhất có lẽ vẫn là tâm hồn con người. Ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại tài chuyên phươu lưu khám phá thế giới đó – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai cũng đều ngạc nhiên, thán phục trước khả năng am hiểu nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
Chúng ta đều biết Vợ chồng A Phủ là câu chuyện rất hay về cuộc sống của người lao động miền núi. Thông qua hình tượng đôi trai gái người Mèo, Tô Hoài đã để độc giả chiêm ngưỡng về sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do cháy bỏng trong mỗi người lao động miền ngược, Mị – một cô gái có đủ những phẩm chất xứng đáng được sống cuộc sống hạnh phúc – lại phải sống kiếp làm dâu gạt nợ tủi cực. Sự áp bức nặng nề, dai dẳng của thế lực phong kiến và thần quyền miền núi mà gia đình nhà chồng là một đại diện điển hình đã làm cho Mị tê liệt hoàn toàn về tâm hồn. Mị sống mà như chết, gần như không có ý thức về sự sống: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra khi mùa xuân, ngày Tết về với người Mèo.
Ban đầu, Tô Hoài miêu tả khung cảnh thiên nhiên Hồng Ngài khi xuân về: “Trên các đồi núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa (…) Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gừng vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Chỉ bằng ba câu văn, tác giả đã bao quát được không gian thiên nhiên đặc trưng của cả một vùng. Với chúng ta những hình ảnh ấy vừa xa xôi, vừa gần gũi. Cái xa xôi là do khoảng cách địa lí mang đến còn cái gần gũi là bởi phong cảnh ấy dù có gió, rét dữ dội vẫn mang đến người người đọc một sự ấm áp lạ lùng. Cảm giác đó được gợi lên từ hình ảnh thật giản dị: ngô lúa xếp đầy các nhà kho, từ màu đỏ của bí, của lửa sưởi, màu vàng ủng của cỏ gianh.
Cuộc sống của con người cũng mang lại cảm giác ấm ấp, gần gũi: “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi ngày Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Không khí Tết nhất, không khí của những ngày được nghỉ ngơi, vui chơi sau hàng năm dài vất vả đã hoàn toàn xua đi cái giá rét của mùa xuân trên núi cao. Trước cảnh đón Tết tưng bừng, rộn rã như thế, ai cũng muốn đi chơi, cũng muốn hòa mình vào những tốp người tụm năm tụm ba là điều tất yếu.
Bằng những đoạn văn không dài, Tô Hoài đã chuẩn bị một cách chu đáo những điều kiện khách quan để nhân vật đáng thương của ông có sự trở mình, cựa quậy trong tâm hồn. Phút cuối cùng, nhà văn để cho “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” “vọng lại, thiết tha bồi hồi”. Và điều kì diệu đã đến, mầm sống trong Mị đã đội giá băng che phủ bao nhiêu năm để bật dậy: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Phải hiểu từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra tâm hồn người con gái ấy đã hoàn toàn tê liệt thì mới thấy hành vi ngồi nhẩm hát của cô là điều bất thường. Sự việc nhỏ nhặt như vậy cũng được Tô Hoài quan sát và kể lại chi tiết, điều đó chứng tỏ sự nhạy cảm, tinh tế tột bậc ở nhà văn.
Những đêm tình mùa xuân đã tới, trong khi cả nhà thống lí tưng bừng ăn trong bữa rượu bên bếp lửa, “Mị cũng uống rượu”. Cách uống rượu của Mị thật khác thường. Mị uống “lén” nhưng lại “uống ừng ực từng bát” chứ không e dè, nhấm nháp từng tí một. Dường như Mị đang uống cả nỗi uất hận, tức nghẹn vào trong lòng. Rượu làm Mị say lịm nhưng lại đánh thức kí ức sống dậy nơi chị, dù chúng có hiện lên đứt nối. Hơi rượu bắt lấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng, gợi lại trong chị thời son trẻ: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.”, "có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị bắt đầu có những hành động thức tỉnh: “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Để Mị thổi sáo trong men say của rượu, Tô Hoài vẫn để nhân vật của mình hành động trong vô thức, chính xác hơn là trong tiềm thức. Điều đó hoàn toàn logic với qui luật tâm lí con người. Sau những cú sốc quá nặng về tinh thần, ý thức con người chỉ có thể thức dậy từ từ, và trước tiên phải bắt đầu từ những hồi ức về quá khứ.
Nhà văn vẫn kiên trì dõi theo sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Mị trở về căn buồng của mình, “trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”, nhưng lần này Mị không nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” nữa. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm “Tết ngày trước”. Thực sự Tô Hoài rất tinh tế trong cách lựa chọn ngôn từ khi diễn tả những biến đổi trong tâm hồn Mị. Động từ “thấy” chứng minh sự thức tỉnh của cảm giác, của trạng thái tâm hồn. “Mị thấy phơi phới trở lại” là sự thức tỉnh của ý thức, thức tỉnh một cách tự giác.
Cảm giác ấy đã bắt nhịp một cách nhuần nhuyễn với kí ức thời con gái. Và ý muốn được đi chơi, được vui chơi như bao nhiêu người đến với Mị là tất yếu. Cho đến giờ, những biến đổi đang diễn ra trong Mị vẫn thật hồn nhiên. Tô Hoài hiểu, trân trọng và hết sức nâng niu sự tĩnh tại trong tâm hồn nhân vật của mình, nhưng nhà văn vẫn phải theo logic tâm lí để đưa nhân vật trở về với những cay đắng trong hiện thực: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Không phải Tô Hoài phũ phàng đẩy Mị về với thực tại. Phải am hiểu con người lắm, nhà văn để Mị từ ước mơ nhỏ bé, giản dị trở về đối diện với hoàn cảnh của mình để thấm thía nỗi cay đắng.
Nhưng tiếng sáo mùa xuân vẫn cất lên, và lần này không đơn thuần là "tiếng sáo gọi bạn” nữa mà là “tiếng sáo gọi bạn yêu”. Tô Hoài để nhân vật chông chênh giữa hai bờ thực – ảo. Một bên là tiếng sáo gọi bạn tình, một bên là người chồng vũ phu, bạc ác đang chuẩn bị đi chơi. Mạo hiểm hơn, tác giả cố tình để nhân vật của mình có thực thi những hành động nổi loạn. Mị xắn miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng nhưng cũng chính là để thắp sáng lên cuộc sống tăm tối của mình. Tô Hoài tiếp tục chứng minh sự thức tỉnh trong Mị bằng các hành động “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Đó không phải là những hành động làm đẹp đơn thuần, chúng biểu hiện cho sự thức tỉnh của ỷ thức cá nhân, ý thức con người trong cuộc sống.
Tô Hoài hiểu đây chưa phải là thời điểm để Mị làm cuộc cách mạng tự giải phóng mình. Thực chất sự thức tình lần này của nhân vật là sự chuẩn bị cho những hành động nổi loạn ở phía sau. Vậy nên, nhà văn vẫn không giải thoát Mị khỏi hành động ghì trói của A Sử mà để cho nhân vật tỉnh táo chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi cùng cực trong cuộc sống của chính mình: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Suy nghĩ của Mị là ta nhớ đến lời than thân của cô gái trong truyện thơ “Xống chụ xon xao” của người Tày xưa: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con chẫu chuộc thôi”. Nhưng chỉ từ ý thức đó, Mị mới có thể thấm thía một cách sâu sắc về thân phận của mình, và đó mới là lí do để Mị cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho chính mình.
Miêu tả những diễn biến nội tâm ở Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã khéo léo dẫn những thôi thúc của ngoại cảnh làm cơ sở cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Quá trình thức tình đó lại được đi dần từ những cõi xưa về cõi nay, từ vô thức, tiềm thức đến ý thức. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi bút Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Tô Hoài. Và đêm tình mùa xuân là đoạn trích xuất sắc nhất, thể hiện thành công nhất tài năng khắc họa nội tâm của nhà văn.
Ban đầu, Tô Hoài miêu tả khung cảnh thiên nhiên Hồng Ngài khi xuân về: “Trên các đồi núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa (…) Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gừng vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Chỉ bằng ba câu văn, tác giả đã bao quát được không gian thiên nhiên đặc trưng của cả một vùng. Với chúng ta những hình ảnh ấy vừa xa xôi, vừa gần gũi. Cái xa xôi là do khoảng cách địa lí mang đến còn cái gần gũi là bởi phong cảnh ấy dù có gió, rét dữ dội vẫn mang đến người người đọc một sự ấm áp lạ lùng. Cảm giác đó được gợi lên từ hình ảnh thật giản dị: ngô lúa xếp đầy các nhà kho, từ màu đỏ của bí, của lửa sưởi, màu vàng ủng của cỏ gianh.
Cuộc sống của con người cũng mang lại cảm giác ấm ấp, gần gũi: “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi ngày Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Không khí Tết nhất, không khí của những ngày được nghỉ ngơi, vui chơi sau hàng năm dài vất vả đã hoàn toàn xua đi cái giá rét của mùa xuân trên núi cao. Trước cảnh đón Tết tưng bừng, rộn rã như thế, ai cũng muốn đi chơi, cũng muốn hòa mình vào những tốp người tụm năm tụm ba là điều tất yếu.
Bằng những đoạn văn không dài, Tô Hoài đã chuẩn bị một cách chu đáo những điều kiện khách quan để nhân vật đáng thương của ông có sự trở mình, cựa quậy trong tâm hồn. Phút cuối cùng, nhà văn để cho “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” “vọng lại, thiết tha bồi hồi”. Và điều kì diệu đã đến, mầm sống trong Mị đã đội giá băng che phủ bao nhiêu năm để bật dậy: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Phải hiểu từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra tâm hồn người con gái ấy đã hoàn toàn tê liệt thì mới thấy hành vi ngồi nhẩm hát của cô là điều bất thường. Sự việc nhỏ nhặt như vậy cũng được Tô Hoài quan sát và kể lại chi tiết, điều đó chứng tỏ sự nhạy cảm, tinh tế tột bậc ở nhà văn.
Những đêm tình mùa xuân đã tới, trong khi cả nhà thống lí tưng bừng ăn trong bữa rượu bên bếp lửa, “Mị cũng uống rượu”. Cách uống rượu của Mị thật khác thường. Mị uống “lén” nhưng lại “uống ừng ực từng bát” chứ không e dè, nhấm nháp từng tí một. Dường như Mị đang uống cả nỗi uất hận, tức nghẹn vào trong lòng. Rượu làm Mị say lịm nhưng lại đánh thức kí ức sống dậy nơi chị, dù chúng có hiện lên đứt nối. Hơi rượu bắt lấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng, gợi lại trong chị thời son trẻ: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.”, "có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị bắt đầu có những hành động thức tỉnh: “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Để Mị thổi sáo trong men say của rượu, Tô Hoài vẫn để nhân vật của mình hành động trong vô thức, chính xác hơn là trong tiềm thức. Điều đó hoàn toàn logic với qui luật tâm lí con người. Sau những cú sốc quá nặng về tinh thần, ý thức con người chỉ có thể thức dậy từ từ, và trước tiên phải bắt đầu từ những hồi ức về quá khứ.
Cảm giác ấy đã bắt nhịp một cách nhuần nhuyễn với kí ức thời con gái. Và ý muốn được đi chơi, được vui chơi như bao nhiêu người đến với Mị là tất yếu. Cho đến giờ, những biến đổi đang diễn ra trong Mị vẫn thật hồn nhiên. Tô Hoài hiểu, trân trọng và hết sức nâng niu sự tĩnh tại trong tâm hồn nhân vật của mình, nhưng nhà văn vẫn phải theo logic tâm lí để đưa nhân vật trở về với những cay đắng trong hiện thực: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Không phải Tô Hoài phũ phàng đẩy Mị về với thực tại. Phải am hiểu con người lắm, nhà văn để Mị từ ước mơ nhỏ bé, giản dị trở về đối diện với hoàn cảnh của mình để thấm thía nỗi cay đắng.
Nhưng tiếng sáo mùa xuân vẫn cất lên, và lần này không đơn thuần là "tiếng sáo gọi bạn” nữa mà là “tiếng sáo gọi bạn yêu”. Tô Hoài để nhân vật chông chênh giữa hai bờ thực – ảo. Một bên là tiếng sáo gọi bạn tình, một bên là người chồng vũ phu, bạc ác đang chuẩn bị đi chơi. Mạo hiểm hơn, tác giả cố tình để nhân vật của mình có thực thi những hành động nổi loạn. Mị xắn miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng nhưng cũng chính là để thắp sáng lên cuộc sống tăm tối của mình. Tô Hoài tiếp tục chứng minh sự thức tỉnh trong Mị bằng các hành động “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Đó không phải là những hành động làm đẹp đơn thuần, chúng biểu hiện cho sự thức tỉnh của ỷ thức cá nhân, ý thức con người trong cuộc sống.
Tô Hoài hiểu đây chưa phải là thời điểm để Mị làm cuộc cách mạng tự giải phóng mình. Thực chất sự thức tình lần này của nhân vật là sự chuẩn bị cho những hành động nổi loạn ở phía sau. Vậy nên, nhà văn vẫn không giải thoát Mị khỏi hành động ghì trói của A Sử mà để cho nhân vật tỉnh táo chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi cùng cực trong cuộc sống của chính mình: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Suy nghĩ của Mị là ta nhớ đến lời than thân của cô gái trong truyện thơ “Xống chụ xon xao” của người Tày xưa: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con chẫu chuộc thôi”. Nhưng chỉ từ ý thức đó, Mị mới có thể thấm thía một cách sâu sắc về thân phận của mình, và đó mới là lí do để Mị cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho chính mình.
Miêu tả những diễn biến nội tâm ở Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã khéo léo dẫn những thôi thúc của ngoại cảnh làm cơ sở cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Quá trình thức tình đó lại được đi dần từ những cõi xưa về cõi nay, từ vô thức, tiềm thức đến ý thức. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi bút Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Tô Hoài. Và đêm tình mùa xuân là đoạn trích xuất sắc nhất, thể hiện thành công nhất tài năng khắc họa nội tâm của nhà văn.