Từ Hán Việt
Hướng dẫn I) – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt a) Từ mượn Ngoài từ thuần Việt là những từ đo nhân dân ta tự sáng tạo ra, tiếng Việt còn vay mượn nhiều từ nước ngoài để biểu thị những sự vật , hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ ...
Hướng dẫn
I) – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
a) Từ mượn
Ngoài từ thuần Việt là những từ đo nhân dân ta tự sáng tạo ra, tiếng Việt còn vay mượn nhiều từ nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là những từ mượn.
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn của tiếng Hán. Những từ mượn đó được gọi là từ Hán Việt. là từ gốc Hán, phát âm theo cách đọc Hán Việt. Đó là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Hán thời trung đại, chịu ảnh hưởng của hệ thông ngữ âm tiếng Việt, dần dần ôn định và được bảo tồn cho đến ngày nay.
b) Ỵêii tố Hán Việt
Bất kì thứ tiếng nào cũng có đơn vị cấu tạo từ. Trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ là tiếng. Đối với từ Hán Việt, đơn vị câu tạo từ được gọi là yếu tô’ Hán Việt. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với một chữ Hán.
* Có những yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như một từ. Ví dụ:
hoa, học, số, lượng…
* Có những yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là một yếu tố để cấu tạo từ ghép Hán Việt. Ví dụ:
thuỷ (nước), ải (yêu), hắc (đen), thiên (trời),…
* Có những yếu tô’ Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Ví dụ:
– thiên: trời (thiên địa : trời đất, thiên thư: sách trời)
– thiên: nghìn (thiên thu: nghìn năm, thiên lí mã: ngựa chạy nghìn dặm)
– thiên: dời (thiên đô: dời đô)
2. Từ ghép Hán Việt
Từ ghép Hán Việt cũng được chia thành hai loại như từ ghép tiếng Việt.
a) Từ ghép chính phụ
– Đó là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ.
– Nhưng khác với tiếng Việt – tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau và làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính – trong từ ghép Hán Việt:
* Có khi tiếng chính đứng trước còn tiếng phụ đứng sau. Ví dụ:
– ái quốc (yêu nước)
ái (yếu tố chính) / quốc (yếu tố phụ)
– đại diện (thay mặt)
đại (yếu tố chính) / diện (yếu tố phụ)
– hữu quan (có liên quan)
hữu (yếu tố’ chính) / quan (yếu tố phụ)
* Có khi tiếng chính đứng sau còn tiếng phụ đứng trước. Ví dụ:
– cường quốc (nước manh)
quốc (yếu tố chính) / cường (yếu tố phụ)
– thiên thư (sách ười)
thư (yếu tố chính) / thiên (yếu tố phụ)
– nguyên văn (bản viết, lời nói hoàn toàn đúng như của người đã viết ra, nói ra)
văn (yếu tố chính) / nguyên (yếu tố phụ)
b) Từ ghép đẳng lập
Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ. Ví dụ:
quốc gia —> quốc: nước ; gia: nhà
hoan hỉ —> hoan: vui ; hỉ: mừng
thi ca —> thi: thơ ; ca: bài hát
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Muốn phân biệt được nghĩa của các yếu tố, cần phải dựa vào nghĩa chung của cả từ ghép Hán Việt. Trên cơ sở hiểu nghĩa chung của cả từ, các em suy ra nghĩa riêng của từng yếu tố.
a) hoa
– hoa (trong: hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm và màu sắc.
– hoa (trong: hoa mĩ, hoa lệ): đẹp
b) phi
– phi (trong: phi công, phi đội): bay
– phi (trong: phi pháp, phi nghĩa): trái, không phải
– phi (trong: cung phi, vương phi): vợ vua, chúa
c) tham
– tham (trong: tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng, không biết chán..
– tham (trong: tham gia, tham chiến): dự phần, góp phần
d) gia
– gia (trong: gia chủ, gia súc): nhà
– gia (trong: gia vị, gia tăng): thêm
2. Muốn tìm được từ ghép Hán Việt, cần hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt đưa ra trong bài tập.
– quốc: nước
– sơn: núi
– cư: ở
– bại: thua
Dựa vào nghĩa trên, có thể tìm được những từ ghép Hán Việt như:
– quốc gia, quốc ngữ, quốc thiều, quốc thề
– Sơn thuỷ, sơn lâm, sơn cước
– chung cư, ngụ cư, định cư, di cư
– thất bại, thành bại, đại bại
3. Các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa đều là những từ ghép chính phụ Hán Việt. Trật tự các yếu tô chính phụ như sau:
– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phu đứng sau:
hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả
– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
4. Những từ ghép chính phụ có:
– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ
– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình
Mai Thu