Bài 21 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả
Bài 21 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả Hướng dẫn NỘI DUNG LUYỆN TẬP (Thực hiện theo các yêu cầu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai) PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH 1. Đọc kĩ ba văn bản đã cho trong SGK. 2. Trả lời câu hỏi: ...
Bài 21 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả
Hướng dẫn
NỘI DUNG LUYỆN TẬP
(Thực hiện theo các yêu cầu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai)
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH
1. Đọc kĩ ba văn bản đã cho trong SGK.
2. Trả lời câu hỏi:
a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả trong một chặng đường vượt thác, ta có thể hình dung ra những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ vì:
Con người phải dũng cảm, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, thạo việc, quen nghề, phải huy động trí lực của đầu óc và sức lực của toàn bộ cơ thể đến mức tối đa như dượng Hương Thư khi vượt thác chứng tỏ rằng việc vượt thác là cực kì khó khăn nguy hiểm: sức nước chảy rất mạnh, dễ dàng hất văng cả con thuyền xuống; dòng chảy thường hẹp và nông, thuyền rất dễ va vào đá nổi, đá chìm. Đó là cảnh sắc tiêu biểu của con sông có nhiều thác nước.
b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh sông Năm Căn.
Người viết miêu tả cảnh vật theo thứ tự: từ kênh Bọ Mắt, đổ vào sóng Cửa Lớn rồi xuôi về Năm Căn. Sau đó là cảnh sông Năm Căn mênh mông, ầm ầm đổ ra biến, cá bơi hàng đàn. Sau nữa là cảnh rừng đước dầy đặc hai bên sông như hai dãy trường thành vô tận.
c) Văn bản thứ ba có ba phần trọn vẹn:
– Phần thứ nhất từ đầu đến "màu xanh là màu của lũy tre". Phần này giới thiệu chung về lũy tre: một vành đai ba vòng kiên cố.
– Phần thứ hai miêu tả ba lớp tre ngoài, giữa và trong và cảnh lũy tre thay lá theo mùa tràn đầy sức sông. Phần này bắt đầu từ "Lũy ngoài cùng…" (đến)… "lòng yêu quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ”.
– Phần thứ ba từ "Dưới gốc tre…" (đến)… "tình mẫu tử?" nói lên cảm nghĩ của tác giả về sức sống bất diệt của lũy tre làng.
• Tác giả đã miêu tả lũy tre làng theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể.
Chú ý:
• Muốn tả cảnh cần:
– Xác định được đối tượng miêu tả;
– Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
– Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
• Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:
– Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;
– Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
– Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH
1. Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả thế nào?
a) Cần lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu sau:
– Cảnh thầy vào lớp, học sinh đứng dậy chào.
– Cảnh thầy viết đề bài lên bảng, cả lớp chép đề vào giấy làm bài.
– Cảnh cả lớp im lặng: chăm chú đọc đề – suy nghĩ để tìm ra hướng viết bài rồi cặm cụi viết bài.
– Thầy ngồi trên bục theo dõi các em làm việc.
– Cảnh thầy thu bài vào cuối giờ.
b) Bài văn như vậy là được viết theo thứ tự thời gian.
c) Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này:
– Mở bài: Trống báo giờ vào lớp đã vang lên. Chúng em từ sân chơi ùa về cửa lớp xếp hàng. Chúng em vừa vào xong thì thầy giáo cũng bước vào. Cả lớp đứng nghiêm theo lời hô của bạn lớp trưởng để chào thầy. Thầy cho chúng em ngồi xuống rồi nói: "các em lấy giấy ra, hôm nay chúng ta viết bài tập làm văn tại lớp". Chúng em đã mang sẵn giấy làm bài và mọi người cùng đặt giấy lên bàn. Thầy vừa đọc vừa chép đề lên bảng. Chúng em cùng viết theo. Việc làm bài bắt đầu trong im lặng.
– Kết bài: Khi trông báo hết giờ, cả lớp đã làm xong. Nhiều bạn đang tranh thủ xem lại bài viết. Thầy bắt đầu thu bài theo từng bàn. Khi cả lớp đã nộp bài đầy đủ, chúng em lại cùng đứng lên chào thầy. Thầy đã ra khỏi lớp. Chúng em ra về, vừa đi vừa trao đổi thêm với nhau về một số ý trong bài văn mới làm. Chưa biết kết quả sẽ ra sao, tất cả còn phải chờ thầy chấm xong và trả bài trong tuần tới.
2. Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi ta có thể miêu tả theo thứ tự thời gian:
– Sân trường vắng vẻ, lặng lẽ trước giờ ra chơi.
– Sân trường trở nên ồn ào, náo động trong giờ ra chơi.
– Sân trường trở lại im ắng sau giờ ra chơi.
Một cảnh trong bức tranh tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
Học sinh ở các lớp như chim vỡ tổ ùa ra sân trường. Cái sân trường rộng và đang lặng lẽ bỗng náo nhiệt hẳn lên. Tiếng cười nói râm ran, rộn rã, ồn ào. Hàng trăm học sinh hiếu động đang vui vẻ chơi đùa. Ở một góc sân rợp bóng cây xanh, nhiều bạn gái đang tụ tập lại và hình thành ba đám nhảy dây. Những sợi dây được tung lên quay thành hình cánh cung. Những người vào nhảy có động tác thật nhịp nhàng, nhanh nhẹn. Nhiều bạn gái nhảy làm mái tóc dài cũng đung đưa, lắc lư theo. Ở khoảng giữa sân, các bạn trai đang hò hét chạy theo một trái bóng. Họ rượt đuổi nhau, chen lấn nhau để tranh giành trái bóng. Nhiều bạn tỏ rõ một thái độ say mê cuồng nhiệt, dường như ở trên đời chỉ còn có trái bóng là đáng quan tâm nhất và được chơi bóng là một niềm vui lớn nhất.
Ở một góc sân khác, một đám đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Người đứng xem cũng khá đông. Tiếng cười cứ rộ lên từng hồi mỗi khi người bị bịt mất quơ tay bắt hụt và mất đà té nhào trên đất. Lại có những bạn không thích nô đùa, ngồi rù rì trò chuyện trên những chiếc ghế đá kê sát lôi ra vào.
Chỉ mươi phút ra chơi nhưng mỗi bạn học sinh đã tận hưởng sự nghỉ ngơi theo mỗi cách khác nhau và dường như ai cũng thấy dễ chịu.
3. Lập dàn ý cho bài văn Biển đẹp:
– Cảnh biển vào buổi sớm có nắng hồng.
– Cảnh biển vào một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng.
– Cảnh biển vào một ngày mưa rào.
– Cảnh biển vào một buổi sáng nắng yếu.
– Cảnh biển vào một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm.
– Cảnh biển vào một buổi chiều dịu mát, nắng đã tàn.
– Cảnh biển vào một buổi trưa.
– Biển luôn đổi màu theo sắc mây trời.
Mai Thu