06/02/2018, 10:21

Bài 6 – Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích)

Bài 6 – Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích) Hướng dẫn ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Thế thơ của đoạỉì thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là thể lục bát. Lục bát nghĩa là sáu – tám, tức sau một câu sáu chữ là một câu tám chữ. Trong thể thơ này, chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu ...

Bài 6 – Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích)

Hướng dẫn

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Thế thơ của đoạỉì thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là thể lục bát. Lục bát nghĩa là sáu – tám, tức sau một câu sáu chữ là một câu tám chữ. Trong thể thơ này, chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu của câu tám, chữ cuối câu tám của cặp câu trên vần với chữ cuối câu sáu của cặp câu dưới.

2. Trong đoạn thơ có năm từ ta.

a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

b) Từ việc nghe tiếng suôi mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

c) Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó cho thấy tác giả – nhân vật ta – là người rát sành âm nhạc, rất mê âm nhạc và phải thật sự thả hồn, hòa mình vào với thiên nhiên, yêu thiên nhiêu mới có những cảm nhận như thế được.

3. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu tả với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, một cảnh thần tiên cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.

4. Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm, hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đô’i giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

5. Trong đoạn thơ, từ “ta” được sử dụng năm lần. Việc lặp lại như thế tạo cho đoạn thơ một giọng điệu ung dung, tự tại. Nguyễn Trãi về ở ẩn nhưng không chán đời, tiêu cực.

LUYỆN TẬP

1. So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, ta thấy có những điểm sau:

– Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên;

– Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.

2. Học thuộc lòng đoạn trích Bài ca Côn Sơn.

Mai Thu

0