Bài 4 – Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Bài 4 – Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự Hướng dẫn I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự – Đề văn (1): "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” nêu ra yêu cầu: kể lại một câu chuyện bằng chính lời của mình. Những chữ sau đây trong đề cho ...
Bài 4 – Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Hướng dẫn
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
– Đề văn (1): "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” nêu ra yêu cầu: kể lại một câu chuyện bằng chính lời của mình.
Những chữ sau đây trong đề cho biết rõ hai yêu cầu đó:
+ Kể một câu chuyện em thích.
+ Bằng lời văn của em.
– Các đề (3), (4), (5) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì đề nêu: "Kỉ niệm ngày thơ ấu" vẫn là muốn nói: kể lại (một hay nhiều) kỉ niệm ngày thơ ấu.
+ Ở đề (3): từ trọng tâm là thơ ấu.
+ Ở đề (4): từ trọng tâm là sinh nhật.
+ Ở đề (5): từ trọng tâm là đổi mới.
+ Ở đề (6): từ trọng tâm là lớn.
– Đề (3) yêu cầu hiện rõ lại những chuyện thời thơ ấu mà đến nay còn ghi nhớ sâu sắc chưa quên.
+ Đề (4) yêu cầu làm nổi bật không khí và cảm nghĩ của em trong ngày sinh nhật.
+ Đề (5) yêu cầu làm nổi bật những nét đổi mới (hoàn toàn khác trước, hơn hẳn ngày xưa) của quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
+ Đề (6) là một đề văn tự do:
- Có thể làm một bài tự sự kể lại những việc đương làm khi đã lớn.
- Có thể làm một bài nêu ý nghĩ và cảm xúc của mình khi thấy mình đã lớn không còn nhỏ bé như xưa.
– Trong các đề trên thì: (1) nghiêng về kể việc; đề (2) nghiêng về kể người; đề (3) nghiêng về tường thuật lại sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật lại sự việc; đề (5) nghiêng về tường thuật lại sự việc; đề (6) nghiêng về cảm nghĩ của người viết.
2. Cách làm bài văn tự sự
Đề: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".
a) Tìm hiểu đề: Đề nêu ra hai yêu cầu: kể lại một câu chuyện mà em thích; dùng lời văn của mình để kể.
b) Lập ý: Chọn truyện Tấm Cám để kể lại, trong đó em thích nhân vật Tấm, nhân vật hoàng tử và sự việc hoàng tử nhặt được chiếc hài rồi cho quân đi tìm rước Tấm về cung làm hoàng hậu. Em cũng thích sự việc hoàng tử và Tấm gặp lại nhau sau bao nhiêu gian nguy cách trở. Em chọn truyện này nhằm biểu hiện chủ đề: cái thiện (sự tốt lành, nhân hậu) sẽ chiến thắng cái ác (lòng ganh ghét và tính độc ác xấu xa).
c) Lập dàn ý
Mở bài: Hôm nay lớp ta phát động một đợt thi kể chuyện. Phần tôi, tôi xin kể truyện Tấm Cám để các bạn cùng nghe. (Như vậy là nêu rõ hoàn cảnh kể chuyện).
Thân bài: Kể lại truyện Tấm Cám: chú ý những chi tiết quan trọng trong diễn biến từ đầu đến cuối truyện.
Kết thúc: Nêu lên một vài cảm nghĩ về truyện này: biểu dương tính hiền lành, cần cù nhân hậu và phê phán sự ganh tị, lòng ác độc.
Viết bằng lời văn của em là tự nghĩ ra lời lẽ, là dùng vốn hiểu biết và ngôn ngữ của mình mà kể lại câu chuyện cho mạch lạc, hấp dẫn.
đ) Từ các câu hỏi trên, ta có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như sau:
– Phải tìm hiểu đề cho thật kĩ để nắm các yêu cầu của đề mà giải quyết cho đúng các yêu cầu đó.
– Phải lập ý là xác định nội dung và chủ đề của bài viết và trên cơ sở đó mà lập nên một dàn ý với đủ các phần mở bài, thân bài, kết thúc bài.
Trong phần thần bài phải kể mạch lạc các chi tiết theo một trình tự hợp lí để người nghe dễ nắm bắt sự việc.
Chú ý:
- Tìm hiểu đề văn tự sự cần tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp cái gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn bản theo bố cục ba phần: Mở bài,Thân bài, Kết bài.
Mai Thu