24/05/2018, 23:01

Truyền thông đa phương tiện VTC

Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam - VTV được thành lập tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam(Nay là ...

Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam - VTV được thành lập tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam(Nay là Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam).

Tháng 9 năm 1992 xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

Tập tin:Vtc trong tuong lai.JPG

VTC năm 2010.

Tháng 11 năm 1993 Công ty INTEDICO được chuyển thành Công ty đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam trên cơ sở sát nhập thêm Công ty TELEXIM và Công ty RATIMEX của Đài Truyền hình Việt Nam theo quyết định số 918- QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Đài truyền hình Việt Nam.

Từ tháng 7 năm 2003, công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông theo quyết định số 129/2003/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Quyết định số 192/2005/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông; có mô hình tổ chức quản lý do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định của pháp luật.

Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; có cơ cấu quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các công ty con bao gồm:

* Công ty Truyền hình di động VTC mobile

* Công ty Viễn Thông Số ( DIGICOM )

* Đài Truyền hình kỹ thuật số

* Công ty Đầu tư và phát triển CNTT Intecom (cec )

* Công ty Cổ phần Truyền thông VTCI

* Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC

* Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Trung VTC

* Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Nam VTC

* Công ty cổ phần Phát triển truyền hình, truyền thông VTC

* Công ty cổ phần Kinh doanh thiết bị truyền thông VTC

* Công ty cổ phần Điện tử truyền thông VTC

* Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC - cec.vn)

* Công ty cổ phần Dịch vụ hợp tác quốc tế

* Công ty cổ phần Chuyển giao công nghệ truyền hình – viễn thông VTC

* Công ty cổ phần Kinh doanh, sản xuất các chương trình quảng cáo và giải trí truyền hình VTC

* Công ty cổ phần Truyền thông Hữu Nghị

* Trường truyền thông VTC

Công ty Khai thác Vệ tinh hàng đầu châu Á (AsiaSat) và Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VN (VTC) vừa chính thức ký thỏa thuận hợp tác đầu tiên trong việc sử dụng vệ tinh AsiaSat5 làm vệ tinh truyền dẫn tín hiệu cho dịch vụ truyền hình DTH ở Việt Nam.

Vào giữa hoặc cuối năm 2010, VTC sẽ sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu từ vệ tinh AsiaSat5 để cung cấp gói dịch vụ truyền hình DTH mới với 30 kênh truyền hình độ nét cao (HD) và 70 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SD đến với các hộ gia đình sử dụng dịch vụ của VTC.

Gói dịch vụ Truyền hình DTH mới của VTC này sẽ cung cấp đầy đủ và vô cùng phong phú về mặt nội dung từ giải trí, thể thao, công nghệ cho đến phong cách sống, thỏa mãn tối đa nhu cầu của đông đảo khán giả xem truyền hình tại Việt Nam. Các kênh c?a gói kênh VTC HD m?i Các kênh sd(Gía thuê bao:1,2 tri?u/nam) 1, VTC 1 2, VTC 2 3, VTC 3 4, VTC 4-YEAH 1 TV 5, VTC5-VBC 6, VTC6 7, VTC 7 TODAYTV 8, VTC8 VITV 9, VTC 9 LET'S VIET 10, VTC 10 11, VTC 11 12, VTC 12 ITV 13, EURO NEWS 14, VTC 14 15, CNN 16, VTC 16 17, VTV 1 18, VTV2 19, VTV 3 20, VTV4 21, VTV5 22, VTV6 23, VTV9 24, HANOI1 25, HANOI2 26, HTV7 27, HTV9 28, NTV 29, TTV 30, KIENGIANG 31, VINH LONG 32, BRTV 33, LAM DONG 34, BINH THUAN 35, DW+ 36, CCTV4 37, TV5 38, OPT1 39, MTV 40, RUSSIA TODAY 41, HBO 42, STAR MOVIES 43, CINEMAX 44, TRUE MOVIES 45, SCTV PHIM 46, HTVC PHIM 47, CEC PHIM 48, ESPN 49, STAR SPORTS 50, TRUE SPORTS 51, EUROSPORTS 52, FASHIONTV 53, TNT 54, NOW 55, BBC WORLD 61, DISCOVERY CHANNEL 63, CARTOON NETWORK 70, QUANGNINH Gói 30 kênh VTC HD 1, VTC HD 1 2 , VTC HD 2 3, VTC HD 3 4, ESPN HD 5, NAT HD 6, FASHION TV HD 7, CCTV HD 8, LUXE TV HD 9, STAR WORLD HD 10, FOX HD 11, BBC HD 12, ITV HD 13, FX HD 14, VTC HD VIP1 15, VTC HD VIP2 16, VTC HD VIP3

Games onlines

Dưới đây là các games online do VTC phát hành theo thứ tự thời gian.

Phi Đội

Sản phẩm được phát triển bởi Masang Soft. Sản phầm được phát hành bởi VTC-Intecom vào tháng 6-2006. Game đem lại cho người chơi một cảm giác mới về game online trực tuyến.

Game đầu tiên của VTC phát hành

Audition Online

Sản phẩm được phát triển bởi T3 Entertainment và được công ty Yedang Online phát hành tại Hàn Quốc. Tháng 8-2006, VTC-Intecom chính thức phát hành game Audition tại Việt Nam. Khoảng đầu tháng 9 năm 2009, xảy ra Scandal chuyển giao quyền phát hành giữa VTC và VinaGame, khi mà trang tin Game.Gate khơi mào!

CrossFire (Đột Kích)

Được tung ra vào khoảng năm 2008, trong một làn sóng các games MMOFPS đang đổ xô vào Việt Nam. Trong thời gian này có 3 trò MMOFPS là SF (Đặc Nhiệm) của FPT, SA (Biệt Đội) của VinaGame và CF (Đột Kích) của VTC. Trò chơi được đánh giá cao nhất trong cả 3 MMOFPS này, và lại có lượng người chơi cao nhất, đồng thời uy tín của Nhà Phát Hành VTC cũng giảm đáng kể khi để cho tình trạng

FIFA Online 2

Tập tin:Fifaonline.JPG

Là game bóng đá online đầu tiên được phát hành tại việt nam.

Atlantica Online

Được Quốc tế đánh giá là trò chơi MMORPG Miễn Phí hay nhất thế giới năm 2008. Nhưng khi về Việt Nam lại sống trong tình trạng sống dở chết ươn. Thể loại: đánh theo lượt (turn-base).

BoomSpeed

Được xem như là một con bài chiến lược đánh đấu với VinaGame khi cả 2 trò chơi cùng dùng chung một chủ đề hình tượng, là Boom Online của VinaGame và BoomSpeed của VTC. Thú vị hơn khi cả 2 trò chơi đều chung một nhà phát triển là Nexon.

* News: Báo điện tử VTC News, Tin tức, chương trình, lịch phát sóng, truyền hình trực tuyến.

* Newspaper: Tạp chí Truyền hình số

* Mobile: Dịch vụ tải hình ảnh, nhạc chuông VTC Mobile

* eBank: Cổng thanh toán trực tuyến với 5 triệu thành viên

* Mobile TV: Truyền hình di động

* iTV: Truyền hình Tương tác

Vấn đề bản quyền

World Cup 2006, FPT mua độc quyền giải đấu này và ban đầu chỉ bán lại cho VTV và HTV. VTC sau đó đã phải liên tục thương thuyết đàm phán với FPT cùng VTV để mua lại bằng mọi giá bản quyền World Cup 2006 và đã thành công với mức giá lên tới 7 tỉ đồng.

Tháng 10 năm 2006, VTV cảnh cáo sẽ kiện VTC vì vi phạm bản quyền phát sóng Hoa hậu Thế giới mà VTV đã mua bản quyền độc quyền. VTC đã gửi lời xin lỗi đến VTV và xin bồi thường thiệt hại với TVplus.

Kể từ cuối năm 2006, VTC đã mua được các bản quyền quan trọng gồm World Cup các câu lạc bộ thế giới, AFF Cup 2006 (tên gọi cũ là Tiger Cup), F1, Oscar 49, Mister World, Hoa hậu Hoàn vũ, Copa America 2007 và đặc biệt là Asian Cup 2007 khi Việt Nam là một trong 4 nước chủ nhà.

Năm 2007, VTC đã kí được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp từ 2007 đến 2010 với đối tác ESPN và Star Sports với mức giá được công bố là 1,2 triệu đô la.

Vấn đề đầu kĩ thuật số

Những người dân biết đến VTC được nhờ bộ giải mã tín hiệu truyền hình số được gọi là VTC-Digital (với các phiên bản như T5, T9, T10, T11, T12, T13 v.v.). VTC đã quảng bá rằng họ sẽ tăng kênh cho đầu thu VTC-Digital phiên bản T13, nhưng sau đó, khi các kênh VTC3, VTC6 ra đời và bị khóa mã Irdeto, cho thấy VTC không hề hỗ trợ các đầu thu cũ mà mã hóa kênh đó để chỉ có đầu thu mới VTC-Digital D901, E901 dùng thẻ giải mã mới xem được. Việc này khiến nhiều khách hàng của VTC không hài lòng vì đã không được xem những kênh mình mong muốn .Vào năm 2009,họ tung ra thị trường 2 bộ thu giải mã là VTC-HD và VTC-SD để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh do VTC cung cấp (43 chương trình trong đó có 9 chương trình HD).Họ tiếp tục khóa mã thêm nhiều kênh sử dụng phương thức khóa mã IDERTO.

Vấn đề phát sóng chui

Đầu tháng 5 năm 2009 VTC đã bị Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM thanh tra và quyết định chính thức ngừng phát sóng kênh truyền hình 51 ở tần số 709.000 - 719.000MHz từ ngày 4-5.Còn kênh 52 (kênh Today TV ngừng cuối tháng 5/2009. Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM xử phạt VTC 37,5 triệu đồng do VTC đã sử dụng ba tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất đến 5.000W để phát sóng truyền hình trên các kênh 51, 52 và 58 tại trạm phát sóng Tân Bình (TP.HCM) nhưng không có giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện của Cục Tần số vô tuyến điện. Tiếp theo đó tại Hà Nội cũng bị ngừng phát sóng các kênh VTC sử dụng công nghệ truyền hình tương tự. Như vậy có thể nói VTC đã vi phạm pháp luật trong việc phát sóng các kênh truyền hình tương tự.

0