24/05/2018, 23:01

Khái niệm về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý ...

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên ta phải làm rõ khái niệm "chất lượng", có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà nghiên cứu tiếp cận dới những góc độ khác nhau.

Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu(EOQC) thì "Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng"

Theo tiêu chuẩn của Australia(AS1057-1985)thì "Chất lượng là sự phù hợp với mục đích"

Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đa ra định nghĩa ISO 9000 - 1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước chấp nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu ra hoặc còn tiềm ẩn".

Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản phẩm hàng hoá sau đây:

  • Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.
  • Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.
  • Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng.

Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể các biện pháp kinh tế kỹ thuật hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của mọi tổ chức để đạt được mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý chất lượng mà có những quan điểm khác nhau. Sau đây là một vài khái niệm đặc trưng:

  • Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô (GOCT 15467-70)thì:"Quản lý chất lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng".
  • Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật bản(JIT) thì "Quản lý chất lượng là một hệ thống phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hoá có chất lượng, hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng"
  • Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 thì "Quản lý chất

lượng là một tập hợp các hoạt động chức năng quản lý chung, nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng "

0