Thông tin

Số điện thoại 0393.845.56

Email

Website http://thptnghen.edu.vn/

Địa chỉ Thị trấn Nghèn - Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh

Trường THPT Nghèn

Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ Trường THPT Nghèn(trước năm 2014 là Chi bộ Trường THPT Nghèn) luôn đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnhvà Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc; Công đoàn trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được nhận giấy khen của Công đoàn ngành giáo dục và nhận Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh; Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tuổi trẻ Trường THPT Nghèn luôn là cơ sở Đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen.

TRƯỜNG THPT NGHÈN
BA MƯƠI NĂM PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Lịch sử ra đời
Với hơn năm trăm năm tồn tại và phát triển, Can Lộc (xưa kia có tên là Thiên Lộc), được mệnh danh là vùng địa linh nhân kiệt, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, khoa bảng, yêu nước và cách mạng. Can Lộc từng có 42 vị đỗ đại khoa, chiếm 1/3 các vị đại khoa của tỉnh Hà Tĩnh thời phong kiến. Lịch triều hiến chương loại chí đánh giá đây là một trong những huyện nổi trội hẳn về văn hóa của phủ Đức Quang, nhân dân hiền hòa, hiếu học.
Trong quá trình  phát triển của nền giáo dục Cách mạng Việt Nam, Can Lộc là một trong ba huyện có trường cấp 3 sớm nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Trường cấp 3 Phan Đình Phùng được thành lập tháng 9 năm 1945; Trường  cấp 3 Hương Sơn được thành lập vào tháng 8 năm 1961;  Trường cấp 3 Can Lộc được Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định thành lập vào tháng 7 năm 1962 trường đóng tại Trảo Nha, Thị trấn Nghèn.
Như vậy là, trong những năm chiến tranh ác liệt, trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc  đã từng có một ngôi trường phục vụ nhu cầu học tập của con em trên mảnh đất Xô Viết và các vùng lân cận.
Vào năm 1965, trước sự leo thang, mở rộng chiến tranh của Mĩ khi ném bom ra miền Bắc, cầu Nghèn và rú Nghèn thuộc địa phận thị trấn Nghèn trở thành vùng trọng điểm bị bắn phá, Trường cấp 3 Can Lộc đã được sơ tán về Thanh Lộc, sau đó chuyển về Trường Lộc. Học sinh vùng Thị trấn phải khăn gói lên ngược cách địa bàn hơn 10 cây số để tìm con chữ.
Vào năm 1973, Trường cấp 3 Đồng Lộc được thành lập, học sinh địa bàn thị trấn Nghèn đã chuyển về học tập ở đây để thuận tiện hơn cho việc đi lại.
Trước yêu cầu phát triển của giáo dục huyện nhà; căn cứ tờ trình của UBND huyện Can Lộc vào ngày 28/5/1985, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã quyết định cho phép Trường cấp 3 Đồng Lộc sử dụng hơn 20.000 m2 tại trung tâm thị trấn xây dựng Phân hiệu 2. Thực hiện chủ trương đó, từ năm học 1985 - 1986, Trường cấp 3 Đồng Lộc, do thầy Thái Kim Quý làm Hiệu trưởng, tách làm hai phân hiệu: Phân hiệu một là Trường cũ, đóng tại địa bàn xã Đồng Lộc, thầy Thân Văn Tình làm Phó hiệu trưởng; Phân hiệu hai được xây dựng mới tại khu vực gần Ngã ba Thị trấn Nghèn, do thầy Trần  Huy Tiếp làm Phó hiệu trưởng; Hai phân hiệu cách nhau 10 km.
Ngay sau khi có quyết định, UBND huyện Can Lộc đã cử bác Lê Ba - Phó chủ tịch huyện triển khai kế hoạch xây dựng. Vào mùa hè năm 1986, Ban xây dựng đã gấp rút xây cất được hai dãy nhà gác tuy nen, với 8 phòng học. Trong suốt  ba  năm học (1985 - 1986; 1986 - 1987; 1987 - 1988), Ban giám hiệu Trường cấp 3 Đồng Lộc đã huy động sức dân và công lao động của học sinh đào đất xung quanh đắp nền; đóng góp tranh, tre, rơm xây nhà tạm làm phòng học và phòng ở cho giáo viên.  
Năm học 1985 - 1986, tại phân hiệu hai,  có 10 lớp (5 lớp10, 3 lớp 11 và 2 lớp 12), với hơn 500 học sinh. Năm 1986 - 1987, trường có 5 lớp 10, 5 lớp 11 và 3 lớp 12, với hơn 600 học sinh. Năm học 1987 - 1988, trường có  13 lớp ở cả 3 khối , 5 lớp 10, 5 lớp 11 và 3 lớp 12 (có 2 lớp 12 chuyển về Trường THPT Đồng Lộc), với tổng cộng hơn 600 học sinh học tập tại cơ sở này.
          Vào tháng 01 năm 1988 theo quyết định số 2063 của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ), Trường PTTH  Nghèn đã được thành lập. Năm học 1988 - 1989, một số cán bộ giáo viên và học sinh thuộc các xã Xuân Lộc, Khánh Lộc, Quang Lộc, Tiến Lộc và Thị trấn  về dạy và học tại trường. Trường PTTH Nghèn từ đây bắt đầu một quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành.
2. Mười năm đầu thành lập (1988 - 1998)
Ngay sau khi có quyết định thành lập, năm học 1988 - 1989Trường PTTH  Nghèn đã có 12 lớp ( 4 lớp 10, 4 lớp 11, 4 lớp 12), gồm 651 học sinh và 45 cán bộ giáo viên, công nhân viên chức; Thầy Trần Huy Tiếp (nguyên là Hiệu phó Trường cấp 3  Đồng Lộc) làm Quyền hiệu trưởng; thầy Thái Danh Phương (nguyên là Hiệu trưởng trường Bồi dưỡng và bổ túc văn hóa Can Lộc)  làm Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và thầy  Phan Thìn (nguyên là cán bộ quản lí của Trường cấp 3 Cẩm Bình), làm Bí thư chi bộ kiêm Phó hiệu trưởng lao động, cơ sở vật chất; thầy Bùi Anh - giáo viên Toán, làm Chủ tịch Công đoàn và thầy Nguyễn Xuân Anh, giáo viên Văn làm Cố vấn Đoàn thanh niên.
 Những giáo viên có công trong ngày đầu mới thành lập trường phải kể đến: giáo viên tổ Toán có cô Phan Thị Lan, thầy Nguyễn Lương Thành, cô Phan Thị Hằng, thầy Võ Đức Đại; Giáo viên tổ Văn có thầy Trần Doãn Thoại, cô Hoàng Thị Thìn, cô Nguyễn Thị Hương, cô Phan Thị Đáng, cô Trần Thị Tuyết, cô Thái Thị Hiền, thầy Nguyễn Xuân Anh, cô Nguyễn Thị Mai Hoa; giáo viên tổ Hóa có cô Nguyễn Thị Minh, cô Nguyễn Thị Bảy, thầy Đinh Hòe; Giáo viên tổ Lí có cô Nguyễn Thị Hồng, thầy Trần Văn Kháng, thầy Nguyễn Đình Lâm; Giáo viên tổ Sinh có thầy Trần Đình Ái, cô Trần Thị Hồng, cô Đậu Thị Điều, cô Nguyễn Thị Hương, thầy Trần Văn Nghi; Giáo viên lịch sử có thầy Nguyễn Công Sâm, thầy Phan Đăng Quang; Giáo viên Địa lí có thầy Nguyễn Văn Thái, thầy Trần Hậu Viện, thầy Mai Đình Sơn; Giáo viên Giáo dục công dân có thầy Ngô Đức Tâm, thầy Trần Minh Phong; giáo viên Thể dục có thầy Đặng Văn Nhì, thầy Nguyễn Trọng Ngụ; Giáo viên Pháp ngữ có cô Nguyễn Thị Sâm, thầy Đỗ Xuân Mỹ, thầy Đinh Văn Hợi; Tổ hành chính có cô Nguyễn Thị Thu, cô Võ Thị An, cô Lê Thị Thìn, cô Phạm Thị Tiều, cô Nguyễn Thị Tâm… và rất  nhiều giáo viên khác.
Đến năm học 1988 - 1989, thầy Trần Huy Tiếp nghỉ hưu theo chế độ, thầy Thái Danh Phương giữ chức Hiệu trưởng.
Những năm đầu thành lập, trong tình hình khó khăn chung của kinh tế cả nước, làm sao để có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như chỗ ở cho giáo viên vẫn là vấn đề thúc bách, đòi hỏi quyết tâm cao của cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường. Trước tình hình này, nhà trường đã làm tờ trình xin UBND huyện gia cố, nâng cấp hai dãy nhà học và xây thêm một dãy nhà mới. Để làm được điều đó, cùng với việc huy động sức dân, thầy và trò Trường PTTH Nghèn đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để  đào đất vắt gạch tại chỗ, mỗi học sinh còn đóng góp 150 viên gạch thô, tất cả được xếp vào lò nung  tại trường để xây phòng học mới. Sau hai năm nỗ lực, đoàn kết, cố gắng, quyết tâm, trên nền 8 phòng ban đầu trường có thêm 8 phòng học tầng  hai; xây thêm được một dãy nhà cấp bốn lợp ngói gác vì kèo sắt với 14 gian, tám gian chia làm hai phòng học và bốn gian làm nhà Hiệu bộ. Trường thực hiện vận động xã hội hóa, mỗi xã có con em học tại trường góp vật liệu từ việc dỡ đình chùa, nhà kho hợp tác nhận cất một nhà tranh vách đất để cho giáo viên ở. Tổng cộng đã có 10 ngôi nhà như thế; mỗi nhà ở được hai giáo viên.
Sau khi có phòng học, nhà trường tiếp tục huy động sức thầy và trò góp công làm sân nền. Mỗi giáo viên, học sinh góp một khối đá sỏi mỗi kì đổ nền, làm đường từ phía sau ra phía trước gặp tỉnh lộ 6. Học sinh góp nhành tre gây cặp thành thếp làm hàng rào xung quanh trường… Vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng như vậy là sau ba năm gầy dựng, từ tiền thân cơ sở thuộc Trường cấp 3 Đồng Lộc, trên một vùng đất ruộng trũng, thấp  với hơn 20.000 m2, những phòng học  của Trường PTTH Nghèn dần mọc lên. Nơi đây sẽ thắp lên những niềm ước mơ của bao thế hệ học trò, nơi gửi gắm niềm tin của bao người, nơi lưu truyền và phát huy truyền thống của vùng đất học.
Vượt lên trên những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, các phong trào dạy và học ở Trường PTTH  Nghèn vẫn được duy trì, nhiều tấm gương dạy tốt, học tốt đã được ghi nhận.
Đến năm học 1990 - 1991; 1991 - 1992; 1992 - 1993, trong tình hình biến động chung của ngành giáo dục do chuyển hệ đào tạo (từ 8 năm lên 9 năm),  số lớp của trường chỉ còn 9 đến 10 lớp với 300 - 400 học sinh, trường còn lại 36 giáo viên, (trước đó là 45 giáo viên) , một số giáo viên của trường chuyển sang dạy cấp 2. Đó là thời đoạn nhiều thách thức đối với một ngôi trường còn non trẻ. Nhưng bằng sự nỗ lực, đoàn kết, tập thể hội đồng nhà trường đã quyết tâm phấn đấu vươn lên, xây dựng phong trào dạy và học thật tốt, tạo niềm tin trong học sinh và nhân dân.         
Những năm học sau, qui mô trường lớp lại dần tăng lên: năm học 1993 - 1994 trường có 13 lớp, năm học 1994 - 1995 là 16 lớp, năm học 1995 - 1996 là 19 lớp, năm học 1996 - 1997 là 21 lớp và  năm học 1997 - 1998 và 1998 - 1999 là 22 lớp với gần 1.300 học sinh học tập.
 Sau chín năm thành lập, vào năm học 1996 - 1997, Trường PTTH Nghèn là một trong năm đơn vị đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Đây là một thành tích đáng ghi nhận về công lao và nỗ lực dạy học của thầy và trò, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của một ngôi trường đóng tại trung tâm của huyện nhà Can Lộc.
 Đặt nền móng cho sự phát triển của trường  phải kể đến công lao của rất nhiều những tên tuổi của thầy cô giáo và học sinh trong những năm đầu vượt khó. Thành quả giáo dục đạt được chính là những học sinh thành đạt như  GS.TS Trần Đình Hòa - Viện trưởng viện khoa học thủy lợi; Trần Đình Lương - Phó cục trưởng cục cơ yếu; Phan Thị Tố Hoa - Phó giám đốc Sở nội vụ Hà Tĩnh; Trần Đắc Xuyên - Phó tổng biên tập báo Thanh tra; TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Giảng viên Đại học ở Hà Lan; Nguyễn Hữu Danh - Giám đốc Viễn thông Hà Tĩnh… Họ là những người mở đường, là người nhóm lửa, là người viết nên những dòng chữ truyền thống đầu tiên trong lịch sử 30 năm phát triển của một mái trường.
3. Những năm 1998 - 2008
          Có được tiền đề khá vững vàng, đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền vững của Trường PTTH Nghèn.
          Trong 10 năm này, cơ cấu lớp học và số học sinh không ngừng tăng lên, năm học 1998 - 1999 trường có 22 lớp với 1.292 học sinh, nhưng đến năm học 2007 - 2008 đã là 42 lớp với 1.890 học sinh, số cán bộ giáo viên của trường sau mười năm từ 41 tăng lên 99.
          Giai đoạn này, bộ máy quản lí của nhà trường cũng có nhiều thay đổi. Năm học 2005 - 2006, vì điều kiện sức khỏe, thầy Thái Danh Phương xin nghỉ chức vụ Hiệu trưởng, làm Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất; thầy Nguyễn Huy Lai (nguyên Hiệu phó của trường) giữ chức Quyền hiệu trưởng. Sau hơn nửa học kì, Sở GD - ĐT Hà Tĩnh điều thầy Phạm Văn Linh (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi) làm Hiệu trưởng và thầy Lê Sỹ Võ (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi) về làm Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Đến tháng 12 năm 2007, thầy Phạm Văn Linh nghỉ hưu theo chế độ, thầy Mai Đình Sơn (nguyên Phó hiệu trưởng của trường) giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Vượt lên những đổi thay của thời cuộc, thầy và trò Trường THPT Nghèn vẫn không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh các phong trào dạy học và giáo dục, đạt được những thành tích nổi bật.
Trong các kì thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, Trường THPT Nghèn luôn là đơn vị đạt thành tích cao với sự ghi nhận của các cá nhân đạt giải như thầy Nguyễn Công Sâm - Giáo viên Lịch sử; thầy Võ Đức Đại - Giáo viên Toán; cô Thái Thị Hiền - Giáo viên Văn; thầy Trần Văn Kháng -  Giáo viên Vật lí; cô Phan Thị Lan - Giáo viên Toán; thầy Phan Đăng Quang - Giáo viên Lịch sử;  thầy Trần Văn  Nghi - Giáo viên Sinh; thầy Nguyễn Xuân Anh  -  Giáo viên Văn; thầy Ngô Đức Chính - Giáo viên Thể dục; cô Nguyễn Thị Phương Nga - Giáo viên Giáo dục công dân; thầy Phan Quyết Thắng - Giáo viên Toán; thầy Trần Văn Hải - Giáo viên Vật lí; thầy Trần Đình Thuận - Giáo viên Toán; thầy  Phan Sỹ Châu - Giáo viên Vật lí; thầy Phạm Quốc Đạt - Giáo viên Tiếng Anh; thầy Nguyễn Huy Trọng - Giáo viên Toán; cô Nguyễn Thị Lâm - Giáo viên Sinh;  cô Nguyễn Thị Thúy - Giáo viên Sinh; cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Giáo viên Lịch sử.
Năm học 1999 - 2000, trước nhu cầu học tập không ngừng tăng lên của con em nhân dân vùng thị trấn và các xã lân cận, lại thêm sự cố nhà hai tầng bị nghiêng lún do cấu tạo thổ nhưỡng địa hình, Nhà trường đã làm tờ trình gửi UBND huyện Can Lộc  và UBND  tỉnh Hà Tĩnh được  phá dỡ nhà nghiêng, xây mới nhà hai tầng với 18 phòng học kiên cố cùng Văn phòng, nhà hiệu bộ, nhà truyền thống và bờ tường bốn phía. Năm học 2004 - 2005, trường được xây thêm một dãy nhà ba tầng với 9 phòng học nối kề dãy nhà hai tầng cũ. Khuôn viên nhà trường dần được cải tạo.
          Các phong trào dạy học và hoạt động của nhà trường trong thời gian này được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều thầy cô giáo đã đạt danh hiệu Giáo viên giỏi trong các kì thi cấp tỉnh; mỗi năm học có 7 - 8 giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, có 1 - 2 giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh.
Trong những năm học này đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh và cấp quốc gia, trong đó có em Nguyễn Văn Thuần đạt gải Nhất môn Hóa học (Năm học 1996 - 1997); em Phạm Tiến Đông đạt Học sinh gia Quốc gia môn Lịch sử (Năm học 2001 - 2002); em Đào Sỹ An thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học, em Nguyễn Thị Hà, thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử (Năm học 2002 - 2003); em Lê Thị Thu Hà, thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử năm học 2003 - 2004; em Nguyễn Hồng Quân, giải Nhất môn Vật lí, năm học 2005 - 2006, em Trần Thế Dũng, thủ khoa môn Toán học sinh giỏi tỉnh, năm học 2007 - 2008; em Nguyễn Phi Hải (27 điểm, Đậu trường ĐH An ninh, năm 1997), em Nguyễn Thị Khánh Ly (27 điểm, Đậu ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2006); em Trần Thế Dũng, Thủ khoa môn Toán năm 2008, em Nguyễn Văn Bảo (28 điểm ĐH Kinh tế Quốc dân, năm 2008)... Nhiều học sinh của trường trong giai đoạn này đã được phong Giáo sư, Tiến sĩ, giữ những chức vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước như TS. Nguyễn Huy Khiếu - Ban quản lí  Dự án thị xã Kì Anh; TS. Nguyễn Công Huấn - Giảng viên ĐH Hàn Quốc; TS. Trần Thanh Vân - Giảng viên ĐH Đồng Tháp; TS. Nguyễn Xuân Ninh - PHT Trường Việt Đức, Hà Tĩnh; TS. Đỗ Hồng Quân - Làm việc tại Anh… và nhiều học sinh của trường ở giai đoạn này, nay đang giữ những chức vụ quan trọng trong cơ quan huyện Can Lộc.
Trong mười năm học  giai đoạn này, Trường PTTH Nghèn đã có nhiều lần đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc đó là vào các năm học 2000 - 2001; 2001 - 2002;  2003 - 2004; 2004 - 2005 và 2006 - 2007. Bằng sự nỗ lực không ngừng, năm học 2006 - 2007, trường được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là trường trung học đạt Chuẩn Quốc gia.
4. Những năm 2008 - 2018
Sau hơn hai mươi năm xây dựng và kiến thiết, đến giai đoạn này Trường THPT Nghèn đã có cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng điều kiện dạy học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Trường mang một diện mạo mới, với ba dãy nhà cao tầng, khuôn viên xanh sạch đẹp, có nhà hiệu bộ, có phòng thiết bị, thí nghiệm, có phòng đọc, phòng thực hành, có phòng tin học, có sân chơi, bãi tập trước sau thoáng đãng.
Đây là thời kì cơ cấu lớp học của trường tương đối ổn định, mỗi năm trường đón nhận khoảng 500 học sinh vào học tập. Trường có được một  đội ngũ  thầy cô giáo, công nhân viên chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng sức đồng lòng, giữ vững cái tâm nhà giáo, không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu học tập của con em và lòng mong mỏi của nhân dân.
  Mỗi năm trường có khoảng 10 học sinh được đứng vào hàng ngũ của Đảng.  Chất lượng đạo đức và chất lượng văn hoá không ngừng được nâng cao; Học sinh đậu tốt nghiệp luôn đạt trên mức bình quân của tỉnh, ba năm trở lại đây luôn đạt trên 99% (Năm học 2016 - 2017 đạt 99,6%); Tỉ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước; năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017  số học sinh thi đậu vào các trường ĐH - CĐ lên đến trên 60% số học sinh tốt nghiệp.  Thời kì này, trường đã có nhiều em học sinh đỗ vào Đại học - Cao đẳng, trong đó xuất sắc phải kể đến kết quả cao của các em đạt trên 27 điểm như em  Nguyễn Văn Bảo (Đậu ĐH Kinh tế quốc dân năm 2008), em Ngô Thị Hiền (Đậu ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2009), em Lê Thị Thúy (Đậu Học viện An ninh 2009), em Lê Thị Nguyệt (Đậu Học viện an ninh năm 2011), em Đặng Thị Kiều Sa (Đậu Đại học Huế năm 2012); Tính riêng trong năm học 2016 - 2017, với tổng số 487 thí sinh dự thi THPT Quốc gia, trường có 12 em đạt từ 27 điểm trở lên, có đến 81 em đạt 24 điểm trở lên, xuất sắc phải kể đến kết quả thi của các em Hồ Phúc Huy (12A12), Nguyễn Đình Thường(12A12), Nguyễn Văn Pháp (12A4), Võ Thị Hương Trà (12A1), Nguyễn Văn Sang (12A1), Nguyễn Thị Thùy Dung (12A1), Tôn Thị Thúy (12A1), Trần Linh Đan (12A1), Bùi Khánh Huyền (12A1), Đồng Thị Cẩm Tú (12A1)…
Trong các kì thi cấp Quốc gia, học sinh của trường đã đạt những thành tích đáng tự hào: Năm học 2010 - 2011 em Vương Thị Ngọc đạt giải Quốc gia môn Ngữ văn; Năm 2015 - 2016, em Phan Mạnh Tài - Đạt giải Quốc gia môn Tin học. Tại các Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh, trường luôn đạt thành tích cao, tiêu biểu phải kể đến thành tích của em Bùi Văn Vương - Đạt giải Nhất môn Toán năm học 2009 - 2010; em Trần Hồng Công - Đạt giải Nhất tỉnh môn Tin học năm học 2011 - 2012 ;  em  Võ Thị Xuân - Đạt giải Nhất tỉnh môn Sinh năm 2012 - 2013; em  Nguyễn Thị Dương - Đạt giải Nhất tỉnh môn Văn năm 2014 - 2015; em Trần Thị Khánh Linh - Đạt giải Nhất tỉnh môn Lịch sử năm  2014 - 2015; em Hồ Thị Hoa - Đạt giải Nhất môn Sinh năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016; em Võ Thị Huyền - Đạt giải Nhất môn Sinh năm học 2015 - 2016; em Từ Hữu Thành - Đạt Giải Nhất môn Đẩy gậy năm 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018; em Phan Thị Quỳnh Mai - Đạt giải Nhất môn Toán năm học 2017 - 2018.
 Tại các cuộc thi khác học sinh trường cũng đều giành giải cao:  Ngô Đức Nhật - Đạt HSG Quốc gia Casio Vật lí; em Nguyễn Văn Đông - Đạt HSG Quốc gia Casio Toán; em Trần Quốc Trung - Đạt HSG Quốc gia Casio Sinh, em Đào Văn Phú- Đạt HSG Quốc gia Casio Sinh, em Bùi Thị Quỳnh Hương - HCV IOE; em Bùi Hoàng Quân - HSG Quốc gia IEO, em Trần Khánh Lâm - HSG Quốc gia IOE, em Trần Văn Lý  - Đạt HCV Điền kinh Quốc gia …; Tham gia cuộc thi Khoa học - Kĩ thuật của học sinh những năm gần đây, tất cả các sản phẩm dự thi đều đạt giải; Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh  năm 2015 - 2016, có 01 đề tài đạt giải cấp Quốc gia; Tại cuộc thi “Con gái thật tuyệt”, em Trần Thị Mai Hương” đạt giải ba Quốc gia; Tại cuộc thi “Rung chuông vàng” cấp tỉnh năm học 2016 - 2017, em Hồ Quốc Đại đã giành giải Nhất…
Bên cạnh các hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, những năm học gần đây, nhà trường đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, nhằm phát huy năng lực và rèn tính làm chủ bản thân cho học sinh. Trong mỗi năm học, học sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ học: Mỗi tổ nhóm chuyên môn hướng dẫn học sinh tham gia một đến hai ngoại khóa; Hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao được Đoàn thanh niên phát động, tổ chức vào các dịp kỉ niệm các ngày lễ trong năm; Trong các phong trào “Hai tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào Hướng nghiệp - dạy nghề, phong trào Bảo vệ môi trường, bài trừ tệ nạn xã hội ... nhà trường luôn có những đóng góp đáng ghi nhận.
Trong thời kì này, nhà trường đã  có 04 giáo viên đạt Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh đó là cô Nguyễn Thị Lâm - Giáo viên Sinh, thầy Ngô Đức Chính - Giáo viên Thể dục, thầy giáo Lê Sỹ Võ - Cán bộ quản lí, thầy Phan Vĩnh Thi - Giáo viên Vật lí; cô Phạm Thị Thúy Hà - Giáo viên Toán; có thầy Trần Văn Định  đạt danh hiệu Giáo viên giỏi Quốc phòng Quốc gia ; có khoảng  hơn 100 lượt cán bộ, giáo viên được công nhận Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Phong trào nghiên cứu khoa học và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ, giáo viên nhà trường coi trọng, có nhiều đề tài  được Hội đồng  khoa học ngành công nhận bậc 3/4 và 4/4, áp dụng thiết thực trong giảng dạy cũng như các mặt công tác khác của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong số đó, các đề tài nghiên cứu  của cô Nguyễn Thị Lâm, thầy Lê Sỹ Võ, thầy Ngô Đức Chính, thầy Phan Vĩnh Thi, cô Nguyễn Thị Kim Hoa, cô Phạm Thị Thúy Hà, cô Nguyễn Thị Hiền, cô Nguyễn Thị Kim Oanh, cô Trần Thị Thanh Nga, cô Nguyễn Thị Thu Hiên đã được  Hội đồng Khoa học tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt Sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Nhiều cá nhân của trường đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tặng  Bằng khen, Giấy khen…
 Tham gia kì thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, năm học 2011 - 2012, trường có 06 giáo viên đạt giải, đó là cô Nguyễn Thị Lâm - Giáo viên Sinh, Thầy Phan Vĩnh Thi - Giáo viên Vật lí, cô Trần Thị Thanh Nga - Giáo viên Văn, cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Giáo viên Văn; cô Nguyễn Thị Vinh - Giáo viên Tiếng Anh, cô Phạm Thị Hà - Giáo viên Toán; Năm 2015 - 2016 có 06 giáo viên được công nhận Giáo viên dạy giỏi giai đoạn 2016 - 2021, đó là cô Nguyễn Thị Thu Hiên - Giáo viên Văn, cô Nguyễn Thị Cúc - Giáo viên Văn, cô Đặng Thị Quỳnh Hoa - Giáo viên Toán, thầy Nguyễn Khánh Nam - Giáo viên Toán, thầy Lê Minh Đức - Giáo viên Vật lí, cô Nguyễn Thị Như Ý - Giáo viên Sinh. 
          Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ Trường THPT Nghèn(trước năm 2014 là Chi bộ Trường THPT Nghèn)  luôn đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnhvà Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc; Công đoàn trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được nhận giấy khen của Công đoàn ngành giáo dục và nhận Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh; Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tuổi trẻ Trường THPT Nghèn luôn là cơ sở Đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen.
Ghi nhận những cố gắng, nỗ lực và thành tích đạt được của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các thế hệ học sinh trong thời kì này, năm học 2007 - 2008, 2009 - 2010 trường đạt Danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc; Năm học 2015 - 2016 trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 - 2020; Năm học 2016 - 2017,  Trường  THPT Nghèn là một trong 08 đơn vị  trong toàn tỉnh đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh.
Chặng đường  ba  mươi năm tuy chưa phải là dài so với lịch sử phát triển của đất nước, song đó là thời kỳ đáng ghi nhận của lịch sử một mái trường. Nhìn lại chặng đường đã qua, với bao nhiêu tự hào phấn khởi, thầy và trò Trường THPT Nghèn không ngừng phát huy truyền thống, nỗ lực xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thỏa mãn tâm nguyện những thế hệ đi trước. Bằng một tâm thế và sức trẻ của tuổi ba mươi, với một bệ phóng khá vững vàng, bước vào năm học 2017 - 2018 với 107 cán bộ, giáo viên, CNVC, trong đó có  31 giáo viên đạt trên chuẩn, chiếm 33,17% - một tỉ lệ khá cao so với các trường THPT trên toàn tỉnh; với quy mô 39 lớp học,  1.510 học sinh; với một tập thể sư phạm đoàn kết, năng động sáng tạo, giàu tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, thầy và trò Trường THPT Nghèn đang nỗ lực, quyết tâm từng bước thay đổi diện mạo của trường, đẩy mạnh phong trào dạy học và giáo dục lên tầm cao mới, xứng tầm với vị trí trọng điểm của huyện nhà và nằm trong số những trường xuất sắc, tiêu biểu trong hệ thống nhà trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể nói trong suốt gần 30 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, trong tâm hồn mỗi thầy cô giáo nhà trường qua các thế hệ luôn cháy sáng ngọn lửa nhiệt tình, bền bỉ, gắn bó chung thuỷ với sự nghiệp “trồng người”. Lớp lớp học sinh nhà trường luôn mang trong mình tinh thần hiếu học, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, ấp ủ những ước mơ và hoài bão lớn. Dưới ánh sáng đường lối giáo dục của Đảng, tình nghĩa của đất nước quê hương luôn bồi đắp cho tập thể Thầy và trò Trường THPT Nghèn dũng khí, niềm tin và sức mạnh tiến về phía trước, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Tĩnh lên tầm cao mới.
Bài liên quan

Trường THCS Nhật Tân

Trường THCS Nhật Tân Địa chỉ: 474 - Lạc Long Quân - Quận Tây Hồ - Hà Nội Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: http://thcsnhattan.hanoi.edu.vn Email: Điện thoại: Số fax: Facebook: Hiệu trưởng: Đóng góp ...

THCS Đức Ninh

THCS Đức Ninh Địa chỉ: 269 Lê Lợi, Đức Ninh - TP Đồng Hới - Quảng Bình Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: http://thcsducninh.edu.vn Email: Điện thoại: Số fax: Facebook: Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Ninh Đóng ...

Trường THCS thị trấn Hương Sơn

Trường THCS thị trấn Hương Sơn Địa chỉ: Thị trấn Hương Sơn - Huyện Phú Bình - Thái Nguyên Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: http://thcstthuongson.thainguyen.edu.vn Email: Điện thoại: Số fax: Facebook: Hiệu ...

Trường THPT Đồng Hỷ

Công tác giáo dục đạo đức và pháp luật đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trư­ờng, với Hội cha mẹ học sinh, công an thị trấn Chùa Hang, công an huyện Đồng Hỷ và tổ an ninh dân phố nhà trường đã ngăn chặn và xử lý kịp thời những học sinh vi phạm đạo đức, pháp ...

Trường THCS Phước Thái

Trường THCS Phước Thái Địa chỉ: QL51, Phước Thái - Huyện Long Thành - Đồng Nai Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: Email: Điện thoại: Số fax: Facebook: Hiệu trưởng: Đóng góp thông tin mới cho trường học

Trường THPT Nguyễn Trãi - Ninh Thuận

Trường THPT Nguyễn Trãi - Ninh Thuận Địa chỉ: Số 3 - Đường 21/8 - Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm - Ninh Thuận Cấp học: Trung học phổ thông Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: Email: Điện thoại: 683831165 Số fax: Facebook: Hiệu trưởng: ...

Trường THCS Hòa Đông

Trường THCS Hòa Đông Địa chỉ: QL26, Hòa Đông - Huyện Krông Pak - Đắk Lắk Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Đào tạo tại chức Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: Website: Email: Điện thoại: Số fax: Facebook: Hiệu trưởng: Đóng góp thông tin mới cho trường ...

Trường tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn

Trường tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn Địa chỉ: Lô 2B - X1, khu đô thị Mỹ Đình 1 - phường Cầu Diễn - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội Cấp học: Tiểu học Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Dân lập Năm thành lập: 2005 Website: http://www.lequydonhanoi.edu.vn Email: c1dllequydon-ntl@hanoiedu. ...

Trường THPT Vùng cao Việt Bắc

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và có nhiều thách thức mới của cả dân tộc, sự cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc xác định rõ chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2015 thông qua nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XX với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo ...

Trung học cơ sở Chu Văn An

Trung học cơ sở Chu Văn An Địa chỉ: Thị trấn Thanh Hà - Huyện Thanh Hà - Hải Dương Cấp học: Trung học cơ sở Loại hình đào tạo: Chính quy Nhóm trường: Công lập Năm thành lập: 1 Website: http://th-thcschuvanan.haiduong.edu.vn Email: th-thcschuvanan@haiduong.edu.vn Điện thoại: ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...