24/05/2018, 21:16

Trường hợp các nút nội suy cách đều

Hiệu hữu hạn Giả sử hàm số y = f(x) được cho dưới dạng bảng: Trong đó y i = f(x i ), i = 0,1,2,… và các nút x i cách đều nghĩa là x i = x 0 +ih (h là hằng số >0,I = ...

Hiệu hữu hạn

Giả sử hàm số y = f(x) được cho dưới dạng bảng:

Trong đó yi = f(xi), i = 0,1,2,… và các nút xi cách đều nghĩa là xi = x0 +ih

(h là hằng số >0,I = 0,1,2,…)

Khi đó: ∆yi = yi+1 - yi gọi là hiệu hữu hạn tiến cấp một cuẩ hàm số y= f(x)

tại điểm xi .

Tổng quát: ∆nyi = ∆(∆yi) =∆n-1yi+1 - ∆n-1yi gọi là hiệu hữu hạn tiến cấp n

của hàm số f(x) tại điểm xi .

Bây giờ ta định nghĩa các hiệu hữu hạn lùi: yi = yi - yi-1 gọi là hiệu hữu hạn lùi cấp một của hàm số f(x) tại điểm xi ;

Tổng quát: nyi = (yi) =n-1yi+1 - n-1yi gọi là hiệu hữu hạn lùi cấp n

của hàm số f(x) tại điểm xi.

Dựa vào định nghĩa tỷ hiệu, hiệu hữu hạn tiến và lùi dễ thiết lập được những công thức liên hệ sau:

f[x0,x1] = (∆y0)/h = (∆y1)/h

f[x0, x1, …,xn] = (∆ny0)/(n!hn) = (∆nyn)/(n!hn)

Đa thức nội suy Newton: trường hợp các nút nội suy cách đều

Vì các nút nội suy cách đều chỉ là trường hợp đặc biệt của các nút nội suy không cách đều, do đó để xây dựng đa thức nội suy Newton tiến xuất phát từ nút x0 của hàm số f(x) trong trường hợp các nút nội suy cách đều:

xi = x0 + hi, ta chỉ cần thay trong (1.5):

Pn (x) ) = y 0 + (x – x 0 )f[x 0 ,x 1 ] + (x - x 0 ) ( x – x 1 ) f[x 0 ,x 1 ,x 2 ] + + (x - x 0 ) ( x – x 1 )… ( x – x n-1 ) f[x 0 ,x 1 ,…,x n ]

các tỷ hiệu bằng các hiệu hữu hạn tiến tương ứng của (1.7), ta có

Pn (x) ) = y0 + (x – x0) (∆y0)/h + (x - x0) ( x – x1 ) (∆2y0)/(2!h2) +

+ (x - x0) ( x – x1 )… ( x – xn-1 ) (∆ny0)/(n!hn)

Pn (x) = Pn (x 0 +ht) = y 0 + t ∆y 0 + (t(t-1) (∆ 2 y 0 ))/2! + …+

+(t(t-1)(t-2)…(t-n+1) (∆ n y 0 ))/n! (1.8)

Đó là đa thức nọi suy Newton tiến xuất phát từ nút x0 của hàm số f(x) trong trường hợp các nút nội suy cách đều.

Hoàn toàn tương tự ta có công thức của đa thức nội suy Newton lùi xuất phát từ nút xn của hàm số f(x) trong trường hợp các nút nội suy cách đều:

Pn (x) ) = Pn (x n +ht) = y 0 + t▼y 0 + (t(t+1) (▼ 2 y 0 ))/2! + …+

+(t(t+1)(t+2)…(t+n-1) (▼ n y n ))/n! (1.9)

Sai số của đa thức nội suy Newton trong trường hợp các nút nội suy cách đều

Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm liên tục đến cấp n+1 trên [a,b]

Chứa tất cả các nút nội suy cách đều xi, xi = x0 + hi

Đặt x = x0 +ht, nghĩa là t = (x - x0)/h; thay vào hàm sô sau:

Rn (x) = (fn+1(c)Пn+1(x))/(n+1)!

Ta nhận được công thức về sai số của đa thức nội suy Newton tiến xuất phát từ nút x0 của hàm số f(x) trong trường hợp các nút nội suy cách đều:

Rn (x) = (t(t-1)…(t-n)f n+1 (c) h n+1 )/(n+1)! (1.10)

Trong đó c là giá trị trung gian giữa các nút nội suy x0, x1, …, xn và điểm x.

Tương tự, đặt x = xn+ht, nghĩa là t = (x – xn)/h, trong hàm số:

Rn (x) = (fn+1(c)Пn+1(x))/(n+1)!

ta nhận được công thức về sai số của đa thức nội suy Newton lùi xuất phát từ nút x0 của hàm số f(x) ttrong trường hợp các nút nội suy cách đều;

Rn (x) = (t(t+1)…(t+n)f n+1 (c) h n+1 )/(n+1)! (1.11)

Trong đó c là giá trị trung gian giữa các nút nội suy x0, x1, …, xn và điểm x.

0