24/05/2018, 21:15

Quản trị sự bất trắc của môi trường

Xác định vị trí của tổ chức trong môi trường: Các yếu tố môi trường có thể tạo ra những bất trắc cho tổ chức, người ta chia mức độ bất trắc thành 02 yếu tố : + Mức độ thay đổi (ổn định hay năng động) ...

Xác định vị trí của tổ chức trong môi trường:

Các yếu tố môi trường có thể tạo ra những bất trắc cho tổ chức, người ta chia mức độ bất trắc thành 02 yếu tố :

+ Mức độ thay đổi (ổn định hay năng động)

+ Mức độ phức tạp (đơn giản hay phức tạp).

Mỗi tổ chức đều có môi trường của nó và cần phải xác định mình đứng ở vị trí nào, ở mức độ bất trắc ra sao để giúp tổ chức có những biện pháp quản trị các bất trắc ấy. Thông thường người ta sử dụng công cụ ma trận bất trắc của môi trường để định vị trí cho tổ chức (bảng 3.1):

Qua bảng trên ta thấy nếu tổ chức ở vị trí A, đây là vị trí lý tưởng, ít bất trắc; ngược lại nếu rơi vào vị trí D, đây là vị trí rất khó chịu, nhiều bất trắc nên cần nhiều biện pháp quản trị bất trắc hơn.

Các biện pháp quản trị các bất trắc của môi trường:

Dùng đệm:Là nhằm giảm bớt hay thu hút những cú sốc do ảnh hưởng của môi trường gây ra cho cả 02 phía đầu vào và đầu ra.

Đầu vào: Ví dụ tồn trữ vật tư, thực hiện bảo trì phòng ngừa, tuyển và huấn luyện những nhân viên mới….mục đích dự phòng các bất trắc xảy ra.

Đầu ra: Ví dụ nhà sản xuất áo mưa chỉ phân phối hàng cho những cửa hàng để bán vào mùa mưa. Tất nhiên áo mưa vẫn được sản xuất quanh năm (Nếu để đến mùa mưa sản xuất thì sẽ có thể thiếu hàng, không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường)

San bằng:San đều ảnh hưởng của môi trường. Chẳng hạn, trong ngành BC-VT, quy định giá cước cao vào các giờ cao điểm và giá cước thấp vào các thời điểm về khuya, gần sáng.

Tiên đóan: Khả năng đóan trước những biến đổi và ảnh hưởng cuả môi trường để giảm bớt sự bất trắc

Cấp hạn chế: Khi nhu cầu vượt qúa mức cung cấp thì sử dụng cấp hạn chế các sản phẩm-dịch vụ hoặc cấp phát có ưu tiên. Thí dụ, trường hợp thiên tai xảy ra như hoả hoạn, bão lụt…thì giường bệnh chỉ ưu tiên cho những ca nặng nhất.

Hợp đồng: Hợp đồng nhằm giảm bất trắc đầu vào, đầu ra. Ví dụ ký hợp đồng mua NVL dài hạn (nhắm tránh biến động giá, bảo đảm số lượng cho sản xuất liên tục..), ký hợp đồng lao động (để có kế hoạch về sử dụng lao động ổn định)…

Kết nạp: Thu hút những cá nhân, tổ chức có thể là các mối đe dọa từ môi trường. Ví dụ các doanh nghiệp khó khăn về tài chính có thể mời nhà Ngân hàng tham gia vào HĐQT của doanh nghiệp….

Liên kết: Nhiều tổ chức hợp lại trong một hành động chung nào đó. Ví dụ thỏa thuận phân chia thị trường, định giá, phân chia lãnh thổ địa lý, hợp nhất, hoạt động chung, điều khiển chung…

Qua trung gian: Sử dụng cá nhân và tổ chức khác để giúp họ đạt kết qủa thuận lợi. Chẳng hạn tranh thủ sự ủng hộ của báo chí, chính quyền…

Quảng cáo: Là phương tiện quen thuộc để quản trị môi trường. Thường họ tạo sự dị biệt hóa sản phẩm hay giá thấp so với đối thủ trong ý thức của khách hàng, qua đó nhằm ổn định thị trường của họ và giảm được bất trắc.

0