24/05/2018, 21:15

Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực hiên nay

Các tổ chức cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chương trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ ...

Các tổ chức cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chương trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cá nhân viên được đào tạo là “khách hàng” của mình trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo. Việc trao đổi và thu thập thông tin từ các “khách hàng” này cá một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chương trình và đặc biệt là khi tổ chức áp dụng các kiến thức này vào trong thực tế.

Việc tổ chức các chương trình đào tạo chỉ nên đựơc tiến hành khi doanh nghiệp cá đủ cơ sở để kết luận là hiệu quả làm việc của doanh nghiệp và cá nhân chưa cao là do các cán bộ của họ thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc có thái độ chưa thích hợp với công việc. Chỉ trong những tình huống này thì đào tạo mới phát huy được tác dụng. Trong các tình huống khác thì đào tạo không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Tổ chức cần làm cho các cán bộ quản lý nhận thức rõ được vai trò của đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức.

Tổ chức nên kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế khóa học của các cơ sở đào tạo nhất là phương pháp mà cơ sở cung cấp chương trình đào tạo sử dụng để giảng dạy. Đặc biệt nên yêu cầu các cơ sở này đưa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các bài tập tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Phương pháp đào tạo cần khuyến khích tính chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của người học. Tổ chức và các cơ sở cung cấp các chương trình đào tạo nên xây dựng, hoàn thiện và sử dụng những phương pháp giảng dạy sao cho cá thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất và không bỡ ngỡ khi đem áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất.

Khi thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo tổ chức cần thực hiện tốt các bước để xây dựng một chương trình đào tạo. Xác định đúng nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và nội dung cần đào tạo. Để chương trình đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả là cung cấp cho đất nước một đội ngũ lao động cá chất lượng cao cần phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, thích ứng với cơ chế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ. Cần bổ sung vào chương trình đào tạo những kiến thức mới, những phần học mang tính thực hành để khi ra trường cá thể vận dụng ngay được kiến thức đào tạo. Lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy cũn nhiều hạn chế. Vì vậy cần đánh giá và có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên cá chất lượng giảng dạy cao. Để thấy được chất lượng hiệu quả của những chương trình đào tạo cũng như những hạn chế cần khắc phục thì một công việc không thể thiếu là đánh giá chương trình đào tạo. Khi đánh giá các chương trình đào tạo, cần sử dụng các bảng hỏi để thể hiện mức độ hài lòng của các học viên khi tham dự lớp học ngay sau khi khóa học kết thúc. Các cơ sở đào tạo cần thực hiện việc kiểm tra quá trình học của học viên, đánh giá lượng kiến thức mà họ thu được. Đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của người lao động. Đánh giá chương trình đào tạo sẽ cho tổ chức thấy được những chi phí cũng như lợi ích mà chương trình đào tạo thu được từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Như chúng ta đó biết chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cá vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh cá cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, cá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học… Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xưởng, thiết bị dạy học và các cơ sở hạ tầng khác. Để công tác giảng dạy đạt chất lượng cần phải trang bị các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Để làm được điều này cần tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Tổ chức cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của tổ chức. Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để cá thể tự mua sắm trang thiết bị. Cần từng bước tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang htiết bị học tập sẽ gúp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa chất lượng nguồn nhân lực chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực cá trình độ tay nghề cao chính là một lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường thế giới. Để cá được nguồn nhân lực chất lượng cao thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chỳ trọng và đầu tư đúng mức. Với đề tài nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức ở nước ta hiện nay, đề án đó trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: thế nào là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức cần làm để xây dựng một chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng. Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta cá một cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó đạt được rất nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó cũn không ớt hạn chế cần khắc phục. Do đó để đào tạo phát huy được vai trò quan trọng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của nước ta. Để phát huy được tiềm năng và thế mạnh về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta cần đầu tư hơn nữa cho việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đưa chất nguồn nhân lực nước ta đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

0