Trọng Khoát

Đại tá, nhà thơ Trọng Khoát sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học trường Tây, mười tám tuổi đã xung phong đi bộ đội. Năm 1950, ông vào học Sỹ quan Lục quân khoá 6 Trung Bộ. Tốt nghiệp ra trường được phân công làm cán bộ quân báo của Bộ tổng tham mưu, đi vào vùng địch hậu. Năm 1953, là chiến sỹ vô tuyến điện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, ông đã có một án kỷ luật nhớ đời. Số là một lần, ông đã dịch sai một bức điện mật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Địch giội bom xuống Nà Sản, ta không kịp trở tay, nên thương vong rất nhiều. Sau sai sót ấy, Nguyễn Trọng Khoát phải về nhận án kỷ luật. Bản thân ông trong trận ném bom ấy cũng bị thương nặng ở đầu, bị kênh hộp sọ, lòi cả xương sọ ra. Thế nhưng, tuổi trẻ với sức sống mãnh liệt đã cứu ông thoát khỏi cái chết. Do bị thương nên án kỷ luật coi như được xoá, nhưng ông không được hưởng chế độ thương binh do phạm sai lầm nghiêm trọng trong công tác. Sau đó, ông được cấp trên cho đi học tập để rèn luyện thêm về tư tưởng và bản lĩnh chiến đấu. Năm 1954, ông về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Cuối năm 1954, ông được biệt phái đi làm công tác ở nông thôn 2 năm để tiếp tục rèn luyện và thử thách, như làm công tác cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên, chống đói ở Bắc Giang, phát động giảm tô ở Vĩnh Phúc. Năm 1964, ông được về phụ trách Chủ nhiệm giáo viên văn hoá, trợ lý chính trị tại Trường Sỹ quan Lục quân I. Thời gian này, ông tốt nghiệp thủ khoa một lớp tại chức tiếng Nga. Lúc này, tên tuổi Trọng Khoát đã được biết đến với vai trò là một nhà thơ với những bài thơ chống Pháp, chống Mỹ khá nổi in trên báo chí. Tháng 5/1965, Nguyễn Trọng Khoát được lệnh tham gia Binh đoàn Trường Sơn hoạt động ở tuyến Nam Lào với vai trò là trợ lý văn hoá văn nghệ. Ngay cả lý do vào Trường Sơn cũng thật hồn nhiên và khác thường! Do đỗ thủ khoa lớp tiếng Nga, Trọng Khoát đề đạt nguyện vọng được đi nước ngoài học tập. Ngay sau đó, đơn vị cho ông sang Lào tham gia tuyến đường Trường Sơn. Trưởng ban cán bộ nhà trường chỉ huy giải thích: "Lào cũng là nước ngoài, đồng chí vừa thoả mãn nguyện vọng được đi nước ngoài, vừa được tham gia tuyến đường Trường Sơn!". Một lần nữa, Trọng Khoát lại vác ba lô lên vai, hồn nhiên bước vào cuộc chiến chống Mỹ, tham gia chiến trường ác liệt nhất ở tuyến Nam Lào. Thời gian này, đường Trường Sơn bắt đầu có xe cơ giới. Tuyến chi viện chiến lược chuyển sang phía Tây trên đất bạn Lào. Khi đó bộ đội vẫn còn bị ám ảnh bởi phương châm hoạt động: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", cho nên đời sống văn hoá gần như không có gì. Khi đó khái niệm công tác văn hoá chỉ là dạy văn hoá. Nguyễn Trong Khoát đã vào Trường Sơn và chuyển hướng vừa dạy văn hoá vừa đưa văn hoá văn nghệ vào đời sống tinh thần của bộ đội. Lúc này Trường Sơn đang là mùa lũ lớn của thượng nguồn sông Xê Băng Hiên, Xê Kông nên bộ đội gặp trận đói lịch sử. Bộ Tư lệnh Trường Sơn vừa được bổ sung 5 đại đội pháo cao xạ 12 ly 7. Trước tình hình đó, Chính uỷ Vũ Xuân Chiêm nói: "Văn nghệ bây giờ chưa cần, pháo cũng chưa cần" và ông giao cho Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Trọng Khoát cùng Chính trị viên Lê Hồ chỉ huy 5 đại đội pháo cao xạ mỗi người gùi 50 kg lương thực và nhu yếu phẩm, thuốc men để đi cứu đói cho các công trường. 5 đại đội đi đến đâu, mang lương thực, nhu yếu phẩm cứu đói cho thanh niên xung phong ở các công trường và không quên cất cao lời ca tiếng hát “át tiếng bom, át cái đói rét”. Nhưng đây cũng chính là giai đoạn ám ảnh trong ký ức của Trọng Khoát nhiều nhất về sự gian khổ của lính Trường Sơn. Đi vào sâu Trường Sơn, đến những đại đội thanh niên xung phong làm đường phần đông là con gái. Họ bị đói giữa rừng sâu quá lâu, nhu yếu phẩm cho con gái lại không có, cái đói và sốt rét rừng Trường Sơn đã làm cho nhiều chị em ốm o, gầy mòn, rụng hết tóc, không có hành kinh, sốt la liệt trong rừng. Có những anh nuôi thương con gái đói quá, mò vào rừng đi đào củ mài, sập bẫy chông của dân bản, suýt chết. --PageBreak-- 5 đại đội pháo cao xạ do Trọng Khoát chỉ huy đã tiếp tế đủ 15 tấn hàng lương thực nhu yếu phẩm cho 3 công trường để cứu đói và chữa bệnh tật. Trên đường rút quân ra, 5 đại đội do ông chỉ huy được lệnh chặt cây làm đường cho xe vượt qua các bãi lầy thay cho ý tưởng làm đường "sàn đạo" cho xe đi qua 4 mùa vì gặp mưa lầy nên không thực hiện được. Thời điểm đó, rải rác khắp dọc tuyến đường từ Pha Nốp vào Xeng Phan là đoạn đường lầy 45km có các tổ xe "Ngọn đèn xanh" của Tổng cục Hậu cần từ Bắc đi thẳng vào Nam Trường Sơn tiếp tế cho Khu 5 thì mắc lũ. Lũ kéo dài gần 3 tuần lễ. Đoàn xe bị chia cắt. Ông còn nhớ mãi một người lái xe tên Toàn trông 1 cái xe chất đầy 2,5 tấn gạo. Do bị lũ phải dừng lại giữa rừng. Bầy khỉ luôn tấn công, cướp gạo, nên anh phải canh chừng ngày đêm. Khẩu phần cá nhân anh đã ăn hết sau những ngày đợi lũ rút. Đói quá, anh đi đào củ mài trong rừng sâu. Anh đã bị ngất bên hố khoai mài, được bà con dân bản phát hiện cứu sống. Dù có phải chết đói, những người lính lái xe chở đầy những xe gạo cho tiền tuyến quyết không đụng chạm đến một hạt gạo của chiến trường. Đường cho xe qua bãi lầy dự kiến làm trong 20 ngày nhưng chỉ mới 12 ngày đã hoàn thành. 5 đại đội pháo rút quân ra. Trên đường hành quân một đồng chí đã bị bom hy sinh. Lần đó, Trọng Khoát cùng Đại đội trưởng Phan Văn Nhật suýt bị truy tố trước toà án quân sự vì làm sai lệnh, dẫn đến thương vong lính. Song, xét những công trạng đã đạt được, cả Trọng Khoát và Đại đội trưởng Phan Văn Nhật được xoá án. Tháng 12/1965, đồng chí Hồng Kỳ vào nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Chính trị của Mặt trận 559. Trọng Khoát được giao nhiệm vụ phát động phong trào văn nghệ quần chúng và lập tờ thông tin thi đua "Hoa thắm Trường Sơn" chuyên viết về gương thi đua. Ông vừa là thư ký toà soạn kiêm biên tập, kiêm trình bày, minh hoạ (hiện tờ thông tin vẫn còn được lưu giữ ở bảo tàng Trường Sơn). Cuối năm 1966, Trọng Khoát nhận nhiệm vụ đi vào Cực Nam của tuyến C4 - Biên giới Đông Campuchia cùng với đồng chí Hồng Kỳ. Ở mặt trận phía Nam, bộ đội không còn thiếu đói nữa nhưng sốt rét luôn hoành hành. Trên đường Trường Sơn có những nấm mộ bộ đội do mối đùn lên. Đất Campuchia không có thủ tục chôn người. Anh em bị sốt rét hy sinh, phải đưa xuống thuyền mảng thả trôi sông xuống phía dưới mới được chôn cất. Bộ đội ta hồi ấy bị sốt rét ác tính, trước khi chết chỉ có một nguyện vọng là được chôn cất ở Hạ Lào. Thời điểm này, có một đại đội xe con của Tiểu đoàn 61 chở gạo từ Bắc Campuchia ra Hạ Lào. Dọc đường đơn vị bị địch đánh trúng đội hình cháy 6 xe và hy sinh 12 đồng chí. Để tiếp tục cho 8 xe còn lại hành quân, đồng chí Chính trị viên đã phải tạm dấp lá mắc màn bạt giữa rừng tránh ruồi nhặng bâu quanh thi thể 12 anh em đã hy sinh nhưng chưa có điều kiện mai táng. Đến đêm, anh em mới quay trở lại nơi 12 người lính còn nằm dưới các đống lá ở gốc cây và cho mai táng giữa đêm khuya để tránh bị lộ. Sau này, không ai còn nhớ chính xác địa điểm mai táng để tìm được mộ phần, đưa hài cốt anh em về quê hương. Binh chủng văn hoá văn nghệ trong thời gian tham gia tuyến đường Trường Sơn cũng có nhiều đồng chí bị hy sinh. Trọng Khoát đã có bài thơ xúc động viết về người đồng đội Ngọc Huệ hy sinh ở trọng điểm Phú Khao tháng 12/1969 trong lúc đang làm nhiệm vụ: Số phận của bài thơ này cũng rất kỳ lạ, ông đã viết nó và bỏ vào lọ thuỷ tinh cùng tên và địa chỉ liệt sỹ. Tháng 6/1975, đoàn quy tập không tìm được hài cốt Huệ vì bom đạn đánh tan tành khu vực nghĩa trang. 20 năm sau, năm 1995, nhân một cuộc họp mặt, một chiến sỹ công binh ngày trước ở Trường Sơn đã nhặt được bài thơ này trên đường ra Bắc qua Phú Khao và mang trả lại cho chính tác giả trong nước mắt nghẹn ngào: "Nằm yên em nhé, ngủ ngon/ Để cho đầu cáng anh còn trở vai/ Đèo thì cao, dốc thì dài/ Vai đòn anh nghiến, phồng, chai, lại phồng/ Đau hơn là nỗi đau lòng/ Ghìm sâu tiếng nấc khỏi rung cánh đòn!/ Nằm yên em nhé ngủ ngon/ Máy bay giặc lượn anh còn nguỵ trang/ Trời khô, đường nắng chang chang/ Võng thưa, máu giọt nóng bàn chân anh/ Lối vào trạm xá loanh quanh/ Em ơi đừng vĩnh biệt anh dọc đường/ Lời thương đồng đội, lời thương/ Những ai nằm lại chiến trường hôm nay". Sau chiến tranh, Trọng Khoát về công tác ở Ban Ký sự lịch sử của Phòng sử - Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần. Trọng Khoát cho ra đời 3 tập thơ, một tập văn xuôi và 3 tập ký sự đầy đặn. Nhưng nổi bật nhất trong những sáng tác của ông có lẽ phải kể đến tập thơ "Thơ viết về Trường Sơn" và tập văn xuôi: "Kể chuyện 12 con giáp Trường Sơn". Thơ Trọng Khoát hóm hỉnh, lạc quan, nhưng có những bài đọc lên ứa nước mắt: "Trận địa chiều nay/ Pháo ngẩng cao đầu yên lặng/ Đạn đã lên nòng chờ lệnh bắn/ Có mũi dao nào cắm giữa trái tim ta/ Lê Xuân Kình đã hy sinh trên cáng/ Dẫu đường về trạm phẫu không xa/ Đời bộ đội tôi ít khi oà khóc/ Như chiều nay, nhìn tờ giấy thư anh/ Viết trên cáng từ máu loang tay ướt/ "Hãy trả thù cho tôi", chữ ký "Lê Kình"/ Anh lấy máu từ vết thương trên ngực/ Tấm bản đồ trận địa lót sau lưng/ Đồng đội cáng anh đâu biết được/ Có phút giây quằn quại trên đường...". Cũng chính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết: "Tôi phải thú nhận rằng, nếu nói cho rõ về tuyến đường 559 thì Trọng Khoát mạnh hơn tôi nhiều. Tôi đã có hàng chục năm lăn lộn ở mặt trận và ghi nhận rằng, từ tướng lĩnh đến chiến sỹ đều thuộc thơ Trọng Khoát. Thơ anh đằm thắm, tinh tế và đặc biệt là sự hóm hỉnh. Tôi chỉ muốn nói với bạn đọc rằng từng dòng, từng chữ trong tập thơ này, nhà thơ Trọng Khoát đã viết không chỉ bằng mực mà còn bằng cả các trận bom, trận sốt rét dữ dằn của biết bao năm gian khổ. Hãy đừng quên Trường Sơn và vì thế, đừng bao giờ quên nhà thơ Trọng Khoát, nhà thơ đầy tâm huyết với tuyến đường Hồ Chí Minh"… Đại tá, nhà thơ Trọng Khoát sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học trường Tây, mười tám tuổi đã xung phong đi bộ đội. Năm 1950, ông vào học Sỹ quan Lục quân khoá 6 Trung Bộ. Tốt nghiệp ra trường được phân công làm cán bộ quân báo của Bộ tổng tham mưu, đi vào vùng địch hậu. Năm 1953, là chiến sỹ vô tuyến điện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, ông đã có một án kỷ luật nhớ đời. Số là một lần, ông đã dịch sai một bức điện mật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Địch giội bom xuống Nà Sản, ta không kịp trở tay, nên thương vong rất nhiều. Sau sai sót ấy, Nguyễn Trọng Khoát phải về nhận án kỷ luật. Bản thân ông trong trận ném bom ấy cũng bị thương nặng ở đầu, bị kênh hộp sọ, lòi cả xương sọ ra. Thế nhưng, tuổi trẻ với sức sống mãnh liệt đ…

Đại tá, nhà thơ Trọng Khoát sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học trường Tây, mười tám tuổi đã xung phong đi bộ đội. Năm 1950, ông vào học Sỹ quan Lục quân khoá 6 Trung Bộ. Tốt nghiệp ra trường được phân công làm cán bộ quân báo của Bộ tổng tham mưu, đi vào vùng địch hậu.

Năm 1953, là chiến sỹ vô tuyến điện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, ông đã có một án kỷ luật nhớ đời. Số là một lần, ông đã dịch sai một bức điện mật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Địch giội bom xuống Nà Sản, ta không kịp trở tay, nên thương vong rất nhiều. Sau sai sót ấy, Nguyễn Trọng Khoát phải về nhận án kỷ luật.

Bản thân ông trong trận ném bom ấy cũng bị thương nặng ở đầu, bị kênh hộp sọ, lòi cả xương sọ ra. Thế nhưng, tuổi trẻ với sức sống mãnh liệt đã cứu ông thoát khỏi cái chết. Do bị thương nên án kỷ luật coi như được xoá, nhưng ông không được hưởng chế độ thương binh do phạm sai lầm nghiêm trọng trong công tác. Sau đó, ông được cấp trên cho đi học tập để rèn luyện thêm về tư tưởng và bản lĩnh chiến đấu.

Năm 1954, ông về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Cuối năm 1954, ông được biệt phái đi làm công tác ở nông thôn 2 năm để tiếp tục rèn luyện và thử thách, như làm công tác cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên, chống đói ở Bắc Giang, phát động giảm tô ở Vĩnh Phúc.

Năm 1964, ông được về phụ trách Chủ nhiệm giáo viên văn hoá, trợ lý chính trị tại Trường Sỹ quan Lục quân I. Thời gian này, ông tốt nghiệp thủ khoa một lớp tại chức tiếng Nga. Lúc này, tên tuổi Trọng Khoát đã được biết đến với vai trò là một nhà thơ với những bài thơ chống Pháp, chống Mỹ khá nổi in trên báo chí.

Tháng 5/1965, Nguyễn Trọng Khoát được lệnh tham gia Binh đoàn Trường Sơn hoạt động ở tuyến Nam Lào với vai trò là trợ lý văn hoá văn nghệ. Ngay cả lý do vào Trường Sơn cũng thật hồn nhiên và khác thường! Do đỗ thủ khoa lớp tiếng Nga, Trọng Khoát đề đạt nguyện vọng được đi nước ngoài học tập. Ngay sau đó, đơn vị cho ông sang Lào tham gia tuyến đường Trường Sơn.

Trưởng ban cán bộ nhà trường chỉ huy giải thích: "Lào cũng là nước ngoài, đồng chí vừa thoả mãn nguyện vọng được đi nước ngoài, vừa được tham gia tuyến đường Trường Sơn!". Một lần nữa, Trọng Khoát lại vác ba lô lên vai, hồn nhiên bước vào cuộc chiến chống Mỹ, tham gia chiến trường ác liệt nhất ở tuyến Nam Lào.

Thời gian này, đường Trường Sơn bắt đầu có xe cơ giới. Tuyến chi viện chiến lược chuyển sang phía Tây trên đất bạn Lào. Khi đó bộ đội vẫn còn bị ám ảnh bởi phương châm hoạt động: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", cho nên đời sống văn hoá gần như không có gì. Khi đó khái niệm công tác văn hoá chỉ là dạy văn hoá.

Nguyễn Trong Khoát đã vào Trường Sơn và chuyển hướng vừa dạy văn hoá vừa đưa văn hoá văn nghệ vào đời sống tinh thần của bộ đội. Lúc này Trường Sơn đang là mùa lũ lớn của thượng nguồn sông Xê Băng Hiên, Xê Kông nên bộ đội gặp trận đói lịch sử. Bộ Tư lệnh Trường Sơn vừa được bổ sung 5 đại đội pháo cao xạ 12 ly 7.

Trước tình hình đó, Chính uỷ Vũ Xuân Chiêm nói: "Văn nghệ bây giờ chưa cần, pháo cũng chưa cần" và ông giao cho Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Trọng Khoát cùng Chính trị viên Lê Hồ chỉ huy 5 đại đội pháo cao xạ mỗi người gùi 50 kg lương thực và nhu yếu phẩm, thuốc men để đi cứu đói cho các công trường. 5 đại đội đi đến đâu, mang lương thực, nhu yếu phẩm cứu đói cho thanh niên xung phong ở các công trường và không quên cất cao lời ca tiếng hát “át tiếng bom, át cái đói rét”. Nhưng đây cũng chính là giai đoạn ám ảnh trong ký ức của Trọng Khoát nhiều nhất về sự gian khổ của lính Trường Sơn.

Đi vào sâu Trường Sơn, đến những đại đội thanh niên xung phong làm đường phần đông là con gái. Họ bị đói giữa rừng sâu quá lâu, nhu yếu phẩm cho con gái lại không có, cái đói và sốt rét rừng Trường Sơn đã làm cho nhiều chị em ốm o, gầy mòn, rụng hết tóc, không có hành kinh, sốt la liệt trong rừng. Có những anh nuôi thương con gái đói quá, mò vào rừng đi đào củ mài, sập bẫy chông của dân bản, suýt chết. --PageBreak--

5 đại đội pháo cao xạ do Trọng Khoát chỉ huy đã tiếp tế đủ 15 tấn hàng lương thực nhu yếu phẩm cho 3 công trường để cứu đói và chữa bệnh tật. Trên đường rút quân ra, 5 đại đội do ông chỉ huy được lệnh chặt cây làm đường cho xe vượt qua các bãi lầy thay cho ý tưởng làm đường "sàn đạo" cho xe đi qua 4 mùa vì gặp mưa lầy nên không thực hiện được.

Thời điểm đó, rải rác khắp dọc tuyến đường từ Pha Nốp vào Xeng Phan là đoạn đường lầy 45km có các tổ xe "Ngọn đèn xanh" của Tổng cục Hậu cần từ Bắc đi thẳng vào Nam Trường Sơn tiếp tế cho Khu 5 thì mắc lũ. Lũ kéo dài gần 3 tuần lễ. Đoàn xe bị chia cắt.

Ông còn nhớ mãi một người lái xe tên Toàn trông 1 cái xe chất đầy 2,5 tấn gạo. Do bị lũ phải dừng lại giữa rừng. Bầy khỉ luôn tấn công, cướp gạo, nên anh phải canh chừng ngày đêm. Khẩu phần cá nhân anh đã ăn hết sau những ngày đợi lũ rút. Đói quá, anh đi đào củ mài trong rừng sâu. Anh đã bị ngất bên hố khoai mài, được bà con dân bản phát hiện cứu sống. Dù có phải chết đói, những người lính lái xe chở đầy những xe gạo cho tiền tuyến quyết không đụng chạm đến một hạt gạo của chiến trường.

Đường cho xe qua bãi lầy dự kiến làm trong 20 ngày nhưng chỉ mới 12 ngày đã hoàn thành. 5 đại đội pháo rút quân ra. Trên đường hành quân một đồng chí đã bị bom hy sinh. Lần đó, Trọng Khoát cùng Đại đội trưởng Phan Văn Nhật suýt bị truy tố trước toà án quân sự vì làm sai lệnh, dẫn đến thương vong lính. Song, xét những công trạng đã đạt được, cả Trọng Khoát và Đại đội trưởng Phan Văn Nhật được xoá án.

Tháng 12/1965, đồng chí Hồng Kỳ vào nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Chính trị của Mặt trận 559. Trọng Khoát được giao nhiệm vụ phát động phong trào văn nghệ quần chúng và lập tờ thông tin thi đua "Hoa thắm Trường Sơn" chuyên viết về gương thi đua. Ông vừa là thư ký toà soạn kiêm biên tập, kiêm trình bày, minh hoạ (hiện tờ thông tin vẫn còn được lưu giữ ở bảo tàng Trường Sơn).

Cuối năm 1966, Trọng Khoát nhận nhiệm vụ đi vào Cực Nam của tuyến C4 - Biên giới Đông Campuchia cùng với đồng chí Hồng Kỳ. Ở mặt trận phía Nam, bộ đội không còn thiếu đói nữa nhưng sốt rét luôn hoành hành.

Trên đường Trường Sơn có những nấm mộ bộ đội do mối đùn lên. Đất Campuchia không có thủ tục chôn người. Anh em bị sốt rét hy sinh, phải đưa xuống thuyền mảng thả trôi sông xuống phía dưới mới được chôn cất. Bộ đội ta hồi ấy bị sốt rét ác tính, trước khi chết chỉ có một nguyện vọng là được chôn cất ở Hạ Lào.

Thời điểm này, có một đại đội xe con của Tiểu đoàn 61 chở gạo từ Bắc Campuchia ra Hạ Lào. Dọc đường đơn vị bị địch đánh trúng đội hình cháy 6 xe và hy sinh 12 đồng chí. Để tiếp tục cho 8 xe còn lại hành quân, đồng chí Chính trị viên đã phải tạm dấp lá mắc màn bạt giữa rừng tránh ruồi nhặng bâu quanh thi thể 12 anh em đã hy sinh nhưng chưa có điều kiện mai táng. Đến đêm, anh em mới quay trở lại nơi 12 người lính còn nằm dưới các đống lá ở gốc cây và cho mai táng giữa đêm khuya để tránh bị lộ. Sau này, không ai còn nhớ chính xác địa điểm mai táng để tìm được mộ phần, đưa hài cốt anh em về quê hương.

Binh chủng văn hoá văn nghệ trong thời gian tham gia tuyến đường Trường Sơn cũng có nhiều đồng chí bị hy sinh. Trọng Khoát đã có bài thơ xúc động viết về người đồng đội Ngọc Huệ hy sinh ở trọng điểm Phú Khao tháng 12/1969 trong lúc đang làm nhiệm vụ: Số phận của bài thơ này cũng rất kỳ lạ, ông đã viết nó và bỏ vào lọ thuỷ tinh cùng tên và địa chỉ liệt sỹ.

Tháng 6/1975, đoàn quy tập không tìm được hài cốt Huệ vì bom đạn đánh tan tành khu vực nghĩa trang. 20 năm sau, năm 1995, nhân một cuộc họp mặt, một chiến sỹ công binh ngày trước ở Trường Sơn đã nhặt được bài thơ này trên đường ra Bắc qua Phú Khao và mang trả lại cho chính tác giả trong nước mắt nghẹn ngào: "Nằm yên em nhé, ngủ ngon/ Để cho đầu cáng anh còn trở vai/ Đèo thì cao, dốc thì dài/ Vai đòn anh nghiến, phồng, chai, lại phồng/ Đau hơn là nỗi đau lòng/ Ghìm sâu tiếng nấc khỏi rung cánh đòn!/ Nằm yên em nhé ngủ ngon/ Máy bay giặc lượn anh còn nguỵ trang/ Trời khô, đường nắng chang chang/ Võng thưa, máu giọt nóng bàn chân anh/ Lối vào trạm xá loanh quanh/ Em ơi đừng vĩnh biệt anh dọc đường/ Lời thương đồng đội, lời thương/ Những ai nằm lại chiến trường hôm nay".

Sau chiến tranh, Trọng Khoát về công tác ở Ban Ký sự lịch sử của Phòng sử - Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần. Trọng Khoát cho ra đời 3 tập thơ, một tập văn xuôi và 3 tập ký sự đầy đặn. Nhưng nổi bật nhất trong những sáng tác của ông có lẽ phải kể đến tập thơ "Thơ viết về Trường Sơn" và tập văn xuôi: "Kể chuyện 12 con giáp Trường Sơn". Thơ Trọng Khoát hóm hỉnh, lạc quan, nhưng có những bài đọc lên ứa nước mắt: "Trận địa chiều nay/ Pháo ngẩng cao đầu yên lặng/ Đạn đã lên nòng chờ lệnh bắn/ Có mũi dao nào cắm giữa trái tim ta/ Lê Xuân Kình đã hy sinh trên cáng/ Dẫu đường về trạm phẫu không xa/ Đời bộ đội tôi ít khi oà khóc/ Như chiều nay, nhìn tờ giấy thư anh/ Viết trên cáng từ máu loang tay ướt/ "Hãy trả thù cho tôi", chữ ký "Lê Kình"/ Anh lấy máu từ vết thương trên ngực/ Tấm bản đồ trận địa lót sau lưng/ Đồng đội cáng anh đâu biết được/ Có phút giây quằn quại trên đường...".

Cũng chính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết: "Tôi phải thú nhận rằng, nếu nói cho rõ về tuyến đường 559 thì Trọng Khoát mạnh hơn tôi nhiều. Tôi đã có hàng chục năm lăn lộn ở mặt trận và ghi nhận rằng, từ tướng lĩnh đến chiến sỹ đều thuộc thơ Trọng Khoát. Thơ anh đằm thắm, tinh tế và đặc biệt là sự hóm hỉnh. Tôi chỉ muốn nói với bạn đọc rằng từng dòng, từng chữ trong tập thơ này, nhà thơ Trọng Khoát đã viết không chỉ bằng mực mà còn bằng cả các trận bom, trận sốt rét dữ dằn của biết bao năm gian khổ. Hãy đừng quên Trường Sơn và vì thế, đừng bao giờ quên nhà thơ Trọng Khoát, nhà thơ đầy tâm huyết với tuyến đường Hồ Chí Minh"…
Đại tá, nhà thơ Trọng Khoát sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học trường Tây, mười tám tuổi đã xung phong đi bộ đội. Năm 1950, ông vào học Sỹ quan Lục quân khoá 6 Trung Bộ. Tốt nghiệp ra trường được phân công làm cán bộ quân báo của Bộ tổng tham mưu, đi vào vùng địch hậu.

Năm 1953, là chiến sỹ vô tuyến điện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, ông đã có một án kỷ luật nhớ đời. Số là một lần, ông đã dịch sai một bức điện mật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Địch giội bom xuống Nà Sản, ta không kịp trở tay, nên thương vong rất nhiều. Sau sai sót ấy, Nguyễn Trọng Khoát phải về nhận án kỷ luật.

Bản thân ông trong trận ném bom ấy cũng bị thương nặng ở đầu, bị kênh hộp sọ, lòi cả xương sọ ra. Thế nhưng, tuổi trẻ với sức sống mãnh liệt đ…
Bài liên quan

Nguyễn Bùi Vợi

Nguyễn Bùi Vợi (1933-2008) sinh tại Thanh Chương, Nghệ An, là con thứ sáu trong một gia đình bốn anh em trai, ba chị em gái. Năm 1953, ông được cử đi học trường Trung cấp Khoa học xã hội tại Nam Ninh, Trung Quốc, tới năm 1956 thì về dạy học ở trường Sư phạm Sơ cấp Hà Nội, sau này chuyển lên dạy ở ...

Nguyễn Phan Hách

Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phan Hách sinh ngày 13-1-1942 tại làng Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1978). Sau khi tốt nghiệp sư phạm, Nguyễn Phan Hách đi dạy học một thời gian rồi về Ty Văn hoá Hà Bắc làm cán bộ ...

Nguyễn Xuân Sanh

Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16-11-1620 tại Đà Lạt, quê gốc xã Dinh Mười, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, hiện ở tại Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tú tài toàn phần. Sinh viên Đại học Đông Dương Luật. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Nguyễn Xuân Sanh tham gia phong trào Thơ Mới. ...

Yến Lan Lâm Thanh Lang, Xuân Khai

Nhà thơ Yến Lan (1916-1998) tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh tại An Nhơn, Bình Định. Ông còn có bút danh là Xuân Khai, sáng tác thơ và kịch. Tác phẩm: - Bóng giai nhân (1940 - 1994) - Gái Trữ La (1943) - Những ngọn đèn (1957) - Tôi đến tôi yêu (1965) - Lẵng hoa hồng (1968) - Giữa hai chớp lửa (1978) ...

Phan Vũ

Phan Vũ sinh năm 1926, quê Đà Nẵng, là nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn điện ảnh. Ông từng là bộ đội Nam tiến. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957. Tác phẩm chính: Kịch bản: - Lửa cháy lên rồi (Hội Văn Nghệ Việt Nam, 1955) - Hà Nội - Thanh gươm và bà mẹ - Dòng sông âm vang Thơ: - Phan Vũ, ...

Trương Tuyết Mai

Trương Tuyết Mai sinh ngày 19-7-1944, quê thị trấn Sông Cầu, Phú Yên. Tập kết ra Bắc, học Trường Miền Nam, số 8 Hải Phòng. Năm 1965, tốt nghiệp môn flute (sáo sắt) ở Trường Âm nhạc Việt Nam, về công tác tại dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng (CP90). Từ năm 1974, phục vụ tại chiến trường Trị - Thiên ...

Thích Thanh Từ Trần Hữu Phước, Trần Thanh Từ

Hoà thượng Thích Thanh Từ huý là Trần Hữu Phước, sau đổi lại huý là Trần Thanh Từ, sinh ngày 24/07/1924 (Giáp Tý) tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Thân phụ của Hoà thượng huý Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao ...

Thái Bá Tân

Nhà thơ, dịch giả Thái Bá Tân sinh ngày 27-2-1949 (trong giấy khai sinh: 1950). tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ông hiện sống ở Hà Nội, nhà số B9, Ngõ 164, Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, quận Long Biên, có vợ và một con gái. Ông tốt nghiệp đại học ngoại ngữ Matxcơva (1967-1974), đã từng làm ...

Huy Dung Nguyễn Huy Dung

Huy Dung (1931-) tên thật là Nguyễn Huy Dung, là thầy thuốc, nhà thơ, sinh ở thành phố Vinh, nguyên quán ở Mọc Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Năm 18 tuổi (1949) ông thoát ly hoạt động cách mạng. Tốt nghiệp Đại học Y và làm thầy thuốc hơn 40 năm (bác sĩ chuyên khoa tim mạch từ năm 1959 đến nay), ...

Mai Ngọc Thanh

Mai Ngọc Thanh sinh năm 1933 tại Ghép, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, nguyên Tổng thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hoá nhiệm kỳ I. Nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Hoá. Hội viên Hội Xuất bản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm thơ đã xuất bản: - ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...