13/01/2018, 22:26

Trình bày đặc điểm của truyện ngắn qua truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Hen-ri

Trình bày đặc điểm của truyện ngắn qua truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Hen-ri Trình bày đặc điểm của truyện ngắn qua truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Hen-ri. MB: Giới thiệu về tác giả O. Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của ông; những đặc ...

Trình bày đặc điểm của truyện ngắn qua truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Hen-ri

Trình bày đặc điểm của truyện ngắn qua truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Hen-ri.

MB:

Giới thiệu về tác giả O. Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của ông; những đặc sắc về nội dung, cốt truyện, nghệ thuật và nhất là ý nghĩa của truyện.

TB:

Trình bày nội dung các vấn đề về câu chuyện, nhân vật trong truyện, hình tượng chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ, ý nghĩa của câu chuyện.

– Về câu chuyện:

Câu chuyện được đặt trong bối cảnh của một khu phố tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn, trong khu phố tồi tàn đó có một ngôi nhà ba tầng, đó chính là căn nhà nơi nhân vật chính trong chuyện trú ngụ. Thời điểm được xác định là tháng mười một, khi gió lạnh mùa đông bắt đầu tràn về. Hai nữ họa sĩ nghèo là Giôn-xi và Xiu đến thuê chung một căn phòng ở tầng trên cùng của căn nhà. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi và cảm thấy không muốn sống nữa mặc cho Xiu hết lời động viên và nhiệt tình chăm sóc. Hàng ngày Giôn-xi nằm quay mặt ra cửa sổ, nhìn những chiếc lá trên cây thường xuân rụng dần và đếm những chiếc lá còn lại. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rời khỏi cành thì cũng là lúc cô phải lìa xa cõi đời. Tâm trạng bi quan của Giôn-xi cứ kéo dài và đến tai cụ Bơ-men. Vào một đêm mưa tuyết khủng khiếp, khi chiếc lá cuối cùng trên cây đã rụng, cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá cuối cùng. Tuyệt tác của cụ Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhưng cụ lại ốm nặng và qua đời.

– Về nhân vật:

Chiếm vị trí trung tâm của truyện chính là hình ảnh từng chiếc lá trên cây thường xuân già rụng dần. Đó là một hình tượng giàu tính nghệ thuật: “một cây thường xuân già cỗi đã cạn nhựa sống chỉ còn lại bộ xương khẳng khiu với mấy chiếc lá và bám vào bức tường đổ nát”. Đây chính là hình ảnh về cuộc đời cô đơn, mòn mỏi của người nghệ sĩ.

Mỗi chiếc lá rụng lại gợi cảm giác rằng cuộc đời đang lụi tàn dần, mỗi phút trôi qua là một phút mất mát: nét tươi tốt dần tan biến nhường chỗ cho vẻ héo hắt, xơ xác.

Mỗi nhân vật rong truyện chính là một tính cách, một số phận. Xiu là một nữ họa sĩ nghèo phải nhận vẽ minh họa cho một tạp chí, bán tranh cho lão chủ bút để kiếm tiền chăm sóc Giôn-xi, mua rượu Booc-đô cho đứa em ốm, mua sườn lợn để đáp ứng cái tính háu ăn của mình… Giôn-xi là một nữ họa sĩ trẻ khát khao được vẽ vịnh Na-plo, bản thân chị bị viêm phổi nặng và sống nhờ vào sự chăm sóc hết lòng của Xiu; Giôn-xi chán chường và không chút hi vọng, cứ nhìn qua cửa sổ đếm từng chiếc lá thường xuân rơi rụng, mỏi mòn đợi chờ chiếc lá cuối cùng lìa cành, xem đó là khoảnh khắc cuối cùng của đời cô. Bơ-men là một họa sĩ già, thường làm mẫu vẽ cho các nghệ sĩ cùng xóm.

– Về hình tượng “chiếc lá cuối cùng”:

Chiếc lá thường xuân vẽ trên tường vào một đêm mưa tuyết khủng khiếp là một tuyệt tác của cụ Bơ-men. Nó đã giúp cho Giôn-xi lấy lại cuộc sống của mình.

Với đức hi sinh cao cả và tài năng tuyệt vời cùng với tâm hồn của một nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá thường xuân định mệnh. Chiếc lá được vẽ trong một đêm lạnh buốt khủng khiếp dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn.

Bơ-men vẽ chiếc lá với mục đích giành lại sự sống cho Giôn-xi. Và quả thật tuyệt tác đó đã có tác dụng mầu nhiệm đưa Giôn-xi trở về với cuộc sống, với niềm mơ ước sáng tạo của người nghệ sĩ.

– Về ý nghĩa chủ đề:

“Chiếc lá cuối cùng” mà cụ Bơ-men vẽ không những là một tác phẩm kiệt xuất về mặt nghệ thuật vì nó giống như thật, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả, sự quên mình để bảo tồn sự sống cho người khác. Như vậy truyện đã “ca ngợi tình yêu thương con người, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật là hãy yêu thương và hi sinh sự sống vì con người.

KB:

Cần tóm tắt các đặc điểm chính của truyện và làm nổi bật hình thức, nội dung tự sự của truyện. Phải thấy rằng truyện chỉ đề cập đến một sự việc nhỏ nhưng tầm ảnh hưởng của nó lại rất lớn lao, đó chính là giá trị của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

0