13/01/2018, 22:25

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” MB: – Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích: hiện thực và nhân vật. – Giới thiệu nhân vật chị Dậu: một điển hình về người phụ nữ nông dân đương thời. Trong đoạn ...

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

MB:

– Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích: hiện thực và nhân vật.

– Giới thiệu nhân vật chị Dậu: một điển hình về người phụ nữ nông dân đương thời. Trong đoạn trích chị hiền lành, nhẫn nhịn nhưng không yếu đuối.

TB:

1, Chị Dậu bị đẩy vào một tình thế rất căng thẳng.

– Để cứu chồng đang đau ốm nặng lại bị cùm kẹp ở đình làng, chị phải bán cả con, nộp đủ suất sưu mà chồng vẫn chưa được tha vì còn phải nộp cả cho người em chồng đã chết.

– Anh Dậu chết ngất, rồi bị đưa về, vừa mới tỉnh, bọn tay sai lại đến, nếu bị trói, đánh nữa chắc anh sẽ chết.

– Trong tình thế nguy ngập, chị Dậu là gì để bảo vệ chồng?

2, Một mình chị đối phó với lũ ác nhân.

– Khi bọn tay sai sầm sập kéo vào, ban đầu chị cố van xin tha thiết, cố gợi chút từ tâm của bọn chúng (phân tích cử chỉ, lời nói và cách xưng hô “cháu – ông”).

– Khi tên cai gạt chị ra để xông vào anh Dậu, tức quá không chịu được, chị liều mạng chống lại bằng lí lẽ (phân tích cử chỉ, lời nói và cách xưng hô tôi – ông).

– Chúng không dừng tay, như bọn dã thú, đánh chị và xông vào. Chị vụt đứng lên, căm giận, khinh bỉ tột độ (xưng hô bà – mày, xám mặt, nghiến răng, lời nói với chồng…). Chị đánh lại chúng bằng sức mạnh phi thường và đã thắng.

3, Cội nguồn sức mạnh.

– Đó là sức mạnh của thế nước bị dồn ép dâng lên cao độ.

– Đó là sức mạnh của lòng căm hờn cao độ khi phải chịu đựng sự ngang tàng, hống hách của lũ ác nhân.

– Nhưng cội nguồn chính là sức mạnh của lòng yêu thương (các biểu hiện từ lúc chăm sóc chồng,…)

Chị Dậu hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng nhưng không nhu nhược, sợ hãi; trong chị tiềm tàng một sức mạnh phản kháng khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng lên chống trả quyết liệt.

KB:

– Đánh giá nhân vật: hành động tuy bộc phát, đơn độc, nhưng bộc lộ sức mạnh phản kháng của người nông dân, bản chất căn bản để khi được giác ngộ họ sẽ đi theo cách mạng, trở thành lực lượng chính của cách mạng.

– Tiêu biểu cho bút pháp xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố: lời lẽ, hành động, cử chỉ, sự phát triển tâm lí tự nhiên, chân thực,… thể hiện một tính cách nhất quán thông qua những biểu hiện đa dạng, sống động.

0