Triệu Thị Trinh
Bà Triệu, Triệu Trịnh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ III. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (255). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quảng Yên, huyện Cửu Chân (Thanh Hóa). ở đó cho đến ...
Bà Triệu, Triệu Trịnh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ III. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (255). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quảng Yên, huyện Cửu Chân (Thanh Hóa). ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyên Bà Triệu thu phục được con voi trắng một ngà, chuyện "Đá biết nói" rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quan Yên.
Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Bà Vương....
Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, gan dạ và mưu trí. Năm 19 tuổi, bà cùng người anh tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía bắc vào. Lúc đầu anh bà có ý can ngăn lo phận gái khó đảm đương trọng trách. Bà trả lời:
Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chép cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta.
Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm mài gươm luyện võ, chờ ngày nỗi dậy:
"Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng".
Năm Mậu Thìn (248) nghĩa quann bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ Sử Châu Giao hỏang sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận:"Tòan thể Châu Giao chấn động".
Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinhthường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:
Hòanh qua đưởnghô dị
Đối diện Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt Bà Vua khó
Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua Ngô hốt hỏang phái ngay Lục Dận, một tướng từng kinh qua trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi, vì có kẻ phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc-Thanh Hóa). Bấy giờ bà mới 23 tuổi.
Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là:"Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Nay ở Phú Điền (Thanh Hóa) còn có đền thờ bà.