Toà Thương Bạc
Khoảng đầu triều Minh Mạng, triều đình dựng một công trình dùng để làm nơi đón tiếp các đại diện các nước, ở bên trong cửa Đông Bắc (tức cửa Kẻ Trài), gọi là Cung Quán. Năm 1875, do không muốn đón tiếp các sứ giả ngoại quốc trong khu vực Kinh Thành nên vua Tự Đức cho làm toà Thương Bạc tại vị trí ...
Khoảng đầu triều Minh Mạng, triều đình dựng một công trình dùng để làm nơi đón tiếp các đại diện các nước, ở bên trong cửa Đông Bắc (tức cửa Kẻ Trài), gọi là Cung Quán.
Năm 1875, do không muốn đón tiếp các sứ giả ngoại quốc trong khu vực Kinh Thành nên vua Tự Đức cho làm toà Thương Bạc tại vị trí gần công trình hiện nay, bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối phó với các đại diện của toà Khâm sứ Pháp bên kia sông. Sau nhiều biến động, các công trình này đã bị hư hại và sụp đổ. Năm 1936, triều đình cho xây đình Thương Bạc tại vị trí hiện nay để ghi nhớ di tích Thương Bạc Viện.
Kiến trúc của đình Thương Bạc kết hợp với cụm kiến trúc Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình tạo thành một tổng thể cảnh quan hài hoà cho Huế bên dòng sông Hương thơ mộng. Đây cũng là một trong những công trình hiện đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Huỳnh Thị Anh Vân