18/06/2018, 13:16

TỪ ĐẠI XUÂN (1693 - 1773}

Từ Đại xuân, nguyên tên là Đại Nghiệp, tự Linh Thai, về già hiệu Hồi Khê lão nhân, người Ngô Giang (nay là Giang Tô, Ngô Giang) là nhà y học trứ danh đời Thanh. Ông là dòng dõi thư hương, ông cố, ông nội, cha đều là bác học sĩ. Ông nội làm quan đến chức Hàn lâm Kiểm thảo, từng tham gia biên soạn ...

Từ Đại xuân, nguyên tên là Đại Nghiệp, tự Linh Thai, về già hiệu Hồi Khê lão nhân, người Ngô Giang (nay là Giang Tô,  Ngô Giang) là nhà y học trứ danh đời Thanh. Ông là dòng dõi thư hương, ông cố, ông nội, cha đều là bác học sĩ. Ông nội làm quan đến chức Hàn lâm Kiểm thảo, từng tham gia biên  soạn ‘Minh sử’ (sử đời Minh). Ông thiên tư thông mẫn, học khắp thi thư, năm 20 tuổi đỗ Tú tài. Nhung ông không thích chế độ khoa cử, xem thưởng công danh lợi lộc; một lần dự thi cuối năm, hứng chí đề trong quyển thi: Từ lang bất thị trì trung vật, khẳng cộng phàm lân trục đội du? (Chàng từ đâu phải vật ở ao mà chịu bơi lội cùng loài tầm thường Rồi bỏ khoa cử về học ‘Kinh Dịch’, ‘Lão Trang’, ‘âm phù kinh’... Đối với thiên văn, địa lý, toán thuật, quân sự, thủy lợi, âm luật,  võ thuật, không môn nào không thông thuộc, riêng y học lại càng tinh thông. Khi xem bệnh, ông như thấy cả tạng phủ của ngươi; khi bốc thuốc

như quỉ sai thần khiến vậy, cho nên quái chứng  cố tật cũng đều ‘thuốc đến, bệnh trừ’. Một số y gia đều vô cùng thán phục y thuật quỉ thần khôn lường của ông. Ông cả đời soạn thuật rất nhiều sách, như: ‘Từ Linh Thai Y Học Toàn Thư’ ghi chép 16 môn loại trong y học, trọng yếu có ‘Nội Kinh Thuyên Thích’, ‘Lan Đài Quỹ Phạm’, ‘Thương Hàn Loại Phương’, ‘Y Học Nguyên Lưu Luận’, ‘Thận Y Sồ Ngôn’, ‘Hồi Khê Y Aùn’, ‘Y Quán Biếm’. Ông hành y 50 năm, duyệt xem hơn vạn quyển sách thuốc, phê duyệt hơn nghìn quyển. Tư tưởng y học của ông là ‘tôn kinh, phục cổ’, ‘nói ắt căn cứ vào sách của thánh y, trị ắt tuân theo pháp xưa’. Ông nhận xét rằng người học y phải từ nguồn đến ngọn, ‘trên theo căn bản của Linh (Khu), Tố (Vấn); dưới trị theo dòng phái Hán, Đường’. Đồng thời, ông cũng không phải nệ cổ, không dám phê bình chỗ hay dở của tiền nhân, mà biện luận có bằng cứ, cho nên đời sau tôn ông là nhà bình luận y học đời Thanh. Tiếng tăm y học của ông truyền khắp vùng Ngô Giang, người gần xa đến xin chẩn mạch rất đông. Triều đình cũng hai lần mời ông đến Kinh đô. Niên hiệu Càn Long năm thứ 24 (1759) quan Đại học sĩ Tưởng Phổ lâm bệnh, vua Thanh Cao Tông ra lệnh thỉnh mời danh y trong thiên hạ đến chữa trị: ông được tiến cử đến kinh đô. Ông chẩn mạch xong, nói thẳng là bệnh không thể trị liệu được. Vua khen ông cương trực, giữ ông ở lại Thái Y viện. Ông cố từ về quê ẩn cư ở Hồi Khê, lấy hiệu là Hồi Khê lão nhân. 12 năm sau, triều đình lại vời ông tiến kinh. Lúc ấy ông đã 78 tuổi, lại trong mình đang có bệnh, tự biết lần đi này ắt khó sống mà về, bèn bảo con đem quan tài theo. Quả nhiên, ba ngày sau khi đến kinh đô, ông qua đời, đem về táng ở gò Điệp Tự ở Việt Lai Khê. Hồi sống, ông đã tự nghĩ hai câu đối ở mộ mình như sau: ‘Mãn viên linh thảo tiên nhân dược, Nhất kính thanh tùng xử sĩ phần’. (Cỏ linh đầy vườn là thuốc của tiên, Cây tùng xanh là mộ của kẻ sĩ). Ông mất năm 1772, hưởng thọ 79 tuổi.

0