18/06/2018, 13:16

VƯƠNG LÝ (1332 - ?)

Vương Lý, tự An Đạo, hiệu Kỳ ông, lại hiệu Ky Tẩu, biệt hiệu Bão Độc lão nhân, ở cuối đời Nguyên, Côn Sơn (nay là Giang Tô, Côn Sơn). Ông theo học y với Chu Đan Khê, học hết được y thuật của thầy là một trong số cao đồ của họ Chu. Ông lại dốc chí chịu khó học, xem khắp sách vở, cho nên biết đến ...

 Vương Lý, tự An Đạo, hiệu Kỳ ông, lại hiệu Ky Tẩu, biệt hiệu Bão Độc lão nhân, ở cuối đời Nguyên, Côn Sơn (nay là Giang Tô, Côn Sơn).

Ông theo học y với Chu Đan Khê, học hết được y thuật của thầy là một trong số cao đồ của họ Chu. Ông lại dốc chí chịu khó học, xem khắp sách vở, cho nên biết đến chỗ sâu dày. Ông là người tài khí có thừa, nghề thi, nghề họa đều tinh thông, tìm du ngoạn đến tận đỉnh núi Hóa Sơn, họa 40 bức tranh, viết 4 bài về văn chương, 150 bài thơ, được người đương thời khen. Đầu niên hiệu Hồng Vũ, ông từng nhận chức ‘Lương y chính’ ở phủ Tần Vương, một đời y học trước thuật rất nhiều sách, có đến hàng trăm quyển: ‘Bách Bệnh Câu Huyền’, ‘Tiêu Đề Nguyên Bệnh Thúc’ Y Vận Thống’ đều đã thất truyền. Lưu truyền ở đời nay, chỉ có một quyển ‘Y Kinh Hồi Tố Tập’.

‘Y Kinh Hồi Tố Tập’ ra đời vào năm đầu niên hiệu Hồng Vũ  nhà Minh (1368), là tập luận văn y học của họ Vương, gồm có 21 thiên. Trong tập luận văn này, từ thực tế lâm sàng của bản thân, đối với y lí của sách vở cổ điển như ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’,

‘Thương hàn luận’, đối với luận điểm của y gia tin danh từ đời Tống trở về sau, ông viết ra và phát huy không ít luận thuật độc đáo nhất là khi luận thuật khu biệt bệnh thương hàn và bệnh nóng (ôn bệnh), ông đã phát huy kiến giải độc đáo của mình. Trước ông, người luận về ôn bệnh phần đông lẫn lộn với bệnh thương hàn, mà ông thì cực lục chủ trương đối với thương hàn và ôn bệnh phải phân biệt luận chứng để trị liệu. Ông còn học được lối trị bệnh của Lưu Hoàn Tố lấy tư tưởng ‘tả hỏa’ làm chủ (làm hết nóng), đưa ra phép trị liệu ôn bệnh phải lấy ‘trừ nhiệt’ làm chủ, xác lập được phép tắc ‘thanh nhiệt dưỡng âm’ trong việc trị liệu bệnh nóng. Phương pháp này rết có ảnh hưởng đối với học gia ôn bệnh về sau, như Diệp Thiên Sĩ, v.v... Ngô Cúc Thông đời Thanh nói: ‘Vương An Đạo trước loại thương hàn ra, rồi biện chứng ôn bệnh’. Vương Lý quả thực là người định cơ sở cho học thuyết ôn bệnh.

Ngoài ra, đối với ‘Kháng tắc hại, thừa nài chế (quá ắt hại, tiếp chịu chế ngực) và ‘tứ khí sở thương (bốn khí tổn thương) trong Tố Vấn’, lại với ‘thương hàn dương hư âm thắng, hãn xuất nhi dù hạ chi tắc tử’ (bệnh thương hàn loại dương yếu âm mạnh, cho

mồ hôi ra thì mạnh, giữ mồ hôi lại thì chết); ‘dương thịnh âm hư, hãn xuất nhi tử, hạ chi tắc dữ (loại dương thịnh hơn âm, cho ra mồ hôi thì chết, giữ mồ hôi lại thì mạnh) trong ‘Nạn kinh’, ông luận thuật rõ ràng, đều là tiền nhân chưa luận đến, cũng đuốc

người nghiên cứu y kinh đời sau xem trọng.

0