Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 VnDoc hiểu được rằng việc tìm kiếm được những tài liệu hay và ...
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10
VnDoc hiểu được rằng việc tìm kiếm được những tài liệu hay và chất lượng phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10 là điều không hề dễ dàng, chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn:
Câu 1: Văn bản văn học là gì?
a. là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của con người
b. là ngôn ngữ tự nhiên do cá nhân sáng tạo nên
c. là văn bản bằng ngôn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nên
d. là văn bản bằng ngôn từ do tập thể sáng tạo nên
Câu 2: Nhận định nào không đúng khi nói về mục đích của đọc hiểu văn bản văn học?
a. Nhằm tiếp nhận giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn bản văn học
b. Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học
c. Nhằm khắc phục sửa chữa những khiếm khuyết của văn bản văn học
d. Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học
Câu 3: Yêu cầu nào không đúng khi đọc hiểu văn bản văn học?
a. Phải trải qua quá trình từ hiểu văn bản ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng
b. Thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy nghĩ, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học.
c. Năng khiếu là cần thiết, đáng quý, song có cách đọc văn thì năng khiếu mới phát huy tác dụng đầy đủ.
d. Cần xác định được nội dung chính của văn bản văn học trước rồi mới đi từ ngôn từ đến hình tượng thì mới có cái nhìn khái quát.
Câu 4: Trong văn bản sau, những từ ngữ nào khảng định sự lỡ nhịp, trái duyên của mối tình? “Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược - Nước chảy ngược con cá vượt lội ngang - Thuyền em xuống biển Thuận An - Thuyền anh lại chảy lên ngàn anh ơi!”
a. xuôi, ngược, ngang, xuống, lên b. chảy xuôi, chảy ngược
c. em xuống, anh lên d. xuống biển, lên ngàn.
Câu 5: Trong văn bản “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa - Một buổi trưa nắng dài bãi cát - Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa - Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát” từ “đu đưa” có giá trị gì?
a. Diễn tả tiếng gió và sóng như tiếng võng đu đưa, và gợi nhớ tiếng ru của mẹ
b. miêu tả những đợt sóng liên tiếp xô vào bờ
c. Không chỉ diễn tả gió và sóng, nó còn là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người
d. chủ yếu nói về tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người.
Câu 6: Để đọc hiểu hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học, cần phải làm những gì?
a. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên ngoài hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.
b. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.
c. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết khái quát hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.
d. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt cụ thể, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.
Câu 7: Các bước đọc - hiểu văn bản văn học: - Đọc hiểu ngôn từ -> hình tượng nghệ thuật -> tư tưởng tình cảm của tác giả -> thưởng thức văn học.
a. Đúng b. Sai
Câu 8: Các bước đọc - hiểu văn bản văn học: - Đọc hiểu ngôn từ -> thưởng thức văn học -> tư tưởng tình cảm của tác giả -> hình tượng nghệ thuật.
a. Đúng b. Sai
Câu 9: Trong văn bản sau: “Cháu nằm trên lúa - Tay nắm chặt bông - Lúa thơm mùi sữa - Hồn bay giữa đồng”, yếu tố nào cho ta cảm nhận được nhà thơ đặt cái chết bên cạnh sự sinh sôi phát triển để khẳng cái chết ấy là bất tử, cái chết mang lại sự sống cho con người.
a. Cháu nằm trên lúa b. Tay nắm chặt bông
c. Lúa thơm mùi sữa d. Hồn bay giữa đồng
Câu 10: Tư tưởng tình cảm của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm còn gọi là gi?
a. linh hồn của tác phẩm b. Giá trị của tác phẩm
c. Nội dung của tác phẩm d. Tư tưởng của tác phẩm.
Câu 11: Điền khuyết: “Tư tưởng tình cảm của nha văn trong tác phẩm thường không được nói ra bằng lời. Nó biểu hiện bằng……..và……….. Vì vậy đòi hỏi người đọc phải có năng lực khái quát chính xác”
a. so sánh, biểu cảm b. nhân hóa, hình tượng
c. hình tượng, ngôn từ d. hình tượng, biểu cảm.
Câu 12: Điền khuyết: “Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều……. Đọc hiểu văn bản văn học đòi hỏi người đọc biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.”
a. so sánh b. ẩn dụ c. hình ảnh d. lớp ý nghĩa
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10
1a, 2c, 3d, 4a, 5c, 6b, 7a, 8b, 9b, 10a, 11c, 12d