21/02/2018, 09:12

Tóm tắt truyện Vợ nhặt

– Bài số 1 Trong lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi, ở xóm ngụ cư – dẫn về nhà một người phụ nữ – người vợ nhặt. Tràng gặp ...

– Bài số 1

Trong lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi, ở xóm ngụ cư – dẫn về nhà một người phụ nữ – người vợ nhặt.

Tràng gặp người vợ nhặt đang trong hoàn cảnh đói rách cùng đường. Với một câu nói đùa và mời ăn bốn bát bánh đúc, Tràng được người phụ nữ này ưng thuận theo anh về nhà.

Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng buồn vui, lo âu, hi vọng khó tách bạch nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người. Trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám.

Qua lời kể của người vợ, Tràng hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phất phới.

– Bài số 2

Vợ nhặt là tác phẩm kể về nhân vật Tràng sống trong nạn đói năm 1945, một thời kì khủng khiếp, người chết chất đống còn người sống thì như những bóng ma. Tràng, một người nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ lại dở hơi, làm nghề kéo xe bò thuê và nuôi một người mẹ già. Một hôm, Tràng dẫn về nhà một người phụ nữ đang lâm vào hoàn cảnh đói rách cùng đường.

Tràng có vợ vô cùng đột ngột và bất ngời, chỉ từ một câu nói đùa, và bữa ăn là bốn bán bánh đúc, người phụ nữ đó đã ưng thuận theo Tràng về mà không cần bất kì cái gì. Mẹ Tràng- bà cụ Tứ và cả cái xóm ngu cư vô cùng ngặc nhiên. Bà cú Tứ đón nhận người con dâu với một tâm trạng buồn có, lo có nhưng cũng vừa vui, vừa hi vọng, chấp nhận mà không một lời trách hay tỏ thái độ chê bai người phụ nữ đó. 

Buổi sáng đầu tiên đón con dâu, bà cụ Tứ chuẩn bị một bữa cháo kèm theo là nồi chè cám nhưng trong đó là cả một tấm lòng của người mẹ già. Nhìn cảnh người phụ và mẹ dọn dẹp, quét tước và bữa cơm gia đình, Tràng như trở thành một người đàn ông có trách nhiệm hơn và thấy gắn bó với gia đình hơn. Tiếng trống thúc thuế vang lên, cùng lời kể về Việt Minh của vợ, trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người người cùng nhau, kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, và lá cờ đỏ bay phất phới khắp nơi.

– Bài số 3

Chuyện kẻ về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi loạn lạc, nạn đói hoành hành, đó là thời điểm của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc. Trong hoàn cảnh như vậy mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ ( hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Nhân vật Tràng ở đây được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi “bà là bà cụ Tứ” lúc này lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của Bà cưới vợ mà Bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt.

Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, Bà cụ kể toàn những chuyện vui, Bà hy vọng rằng tương lai của hai dứa con mình sẽ tươi sáng, với “nồi chè khoán” do chính tay Bà nấu, tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của Bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phơ và cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẵn luôn hy vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.

Vũ Hường tổng hợp

0