Soạn Bài Truyện Kiều Về Giá Trị Nội Dung Và Giá Trị Nghệ Thuật
(Soạn văn lớp 9) – Anh chị hãy soạn bài ngắn gọn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện thơ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du Bài Làm ...
(Soạn văn lớp 9) – Anh chị hãy soạn bài ngắn gọn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện thơ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du
Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du
Bài Làm
I – Tìm hiểu về tác giả.
1) Cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820 là một đại thi hào của dân tộc. Ông có tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan to trong triều đình, cha ông là tể tướng Nguyễn Nghiễm. Gia đình ông có truyền thống về văn học.
Nguyễn Du cũng ra làm quan cho triều Nguyễn. Thời đó đang trải qua quá trình khủng hoảng trầm trọng, nhiều biến động lịch sử với các thời đại phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực, thay nhau lên nắm quyền. Nguyễn DuCùng lúc đó nhiều phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình nổi lên khắp nơi, mạnh mẽ nhất là phong trào Tây Sơn.
Nguyễn Du vốn là người thích phiêu bạt nên ông đã đi thăm thú nhiều nơi trên đất Bắc và cuối cùng chọn Hà Tĩnh làm nơi ở ẩn của mình.
2) Sự nghiệp.
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du có rất nhều sangs tác được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm:
- Tác phẩm chữ Hán gồm có 3 tập thơ nổi tiếng là: Thanh Hiện thi tập, Nam trung tạp ngâm 243 bài và Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm có truyện thơ Đoạn trường Tân thanh đây là tác phẩm giúp âm vươn đến tầm thế giới.
Hầu như các sáng tác của Nguyễn Du đều thể hiện sự thương cảm sâu sắc với số phận đâu khổ của người dân, luôn mang đến giá trị nhân đạo trong văn học.
II – Tìm hiểu về tác phẩm
1) Về giá trị nội dung
Giá trị hiện thực của tác phẩm:
– Truyện Kiều chính là một bản cáo trạng chân thực nhất về một chế độ xã hội phong kiến mục nát, coi trọng đồng tiền. Luôn đầy rẫy những bất công, tàn bạo xấu xa với người “yếu”.
– Đặc biệt là người phụ nữ dù họ có nhan sắc như Thuý Kiều không thể nào làm chủ được số phận của ,mình. Họ là công cụ để kiếm tiền của những người mưu mô, tham lam và đại diện trong truyện chính là các nhân vật phản diện như: Tú Bà, Bạc Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến…
Soạn Bài Truyện Kiều Về Giá Trị Nội Dung Và Giá Trị Nghệ ThuậtGiá trị nhân đạo của tác phẩm
Truyện Kiều như là thay lời muốn nói cho Nguyễn Du vậy. Cả câu chuyện chính là tiếng nói, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Tất cả được thể hiện qua nhân vật Thuý Kiều – người con gái vẹn sắc vẹn tài nhưng chịu bi kịch về tinh thần và thể xác: tình yêu đẹp tan vỡ, gia đình li tán, bị bán vào lầu xanh, bị đánh đập, đày đoạ…. Nhưng Nguyễn Du luôn đề cao nhân phẩm,vẻ đẹp hình thức đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
Truyền Kiều cũng chính là bài ca về tình yêu tự do, chung thuỷ. Chính những bước chân vào vườn khuya một mình của Kiều đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền, sự cách biệt nam nữ trong tình yêu. Ai cũng có thể tìm đến tình yêu của mình.
Và truyện cũng là giấc mơ về một xã hội công lý, qua hình tượng Từ Hải một anh hung đầu đợi trời chân đạp đất, luôn phấn đấu vì nghiệp lớn, thực hiện công lý, báo oán trả ân. Cái kết cuối cùng trọn vẹn, người hiền lương sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ gian xảo, tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
2) Về giá trị nghệ thuật
Tuy Truỵện Kiều dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc nhưng Nguyễn Du sáng tạo theo truyện thơ lục bát vô cùng độc đáo với cách diễn đạt mới mẻ.
Về ngôn ngữ:
- Viết theo văn học dân gian, có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ, điển tích, điển cố vào trong Truyện Kiều.
- Bộc lộ nội tâm nhân vật bằng cách vận dụng ngôn ngữ độc thoại
- Thể hiện tính cách và hoàn cảnh nhân vật theo ngôn ngữ đối thoại
Tả người:
- Với các nhân vật chính diện: Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng và dùng cảnh để tả người.
- Với các nhân vật phản diện: Nguyễn Du lại tả thực một cách hiện thức hoá nhất
Tả cảnh vật: Chủ yếu sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, lựa chọn các hình ảnh, phong cảnh đặc trưng cho nền văn học trung đại.
III – Tổng kết
Với Truyện Kiều – Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc chúng ta một bức tranh sinh động về hiện thực đen tối của xã hội phong kiến đương thời. Một sự đồng cảm cho nổi đau của số phận con người. Nhưng tác phẩm cũng là một tấm lòng nhân đạo, tôn vinh vẻ đẹp, nhân phẩm và niềm tin của con người về cái thiện, về hạnh phúc.
>> XEM THÊM: Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Kiều
>> XEM THÊM: thuyết minh về tác phẩm truyện kiểu và tác giả nguyễn du