Toạ đàm “Xoay chiều nghịch lý: Học cao, thất nghiệp cao”: Phản hồi của một Đại học công trước bài báo Mỹ

Sinh viên ngạc nhiên Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh doanh (Kế toán) đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, đơn vị công lập hiếm hoi chỉ tổ chức đào tạo các chương trình đại học và thạc sỹ bằng tiếng Anh tại Hà Nội, Trương Hoàng Giang quả quyết khẳng định mình có ...

Sinh viên ngạc nhiên

Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh doanh (Kế toán) đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, đơn vị công lập hiếm hoi chỉ tổ chức đào tạo các chương trình đại học và thạc sỹ bằng tiếng Anh tại Hà Nội, Trương Hoàng Giang quả quyết khẳng định mình có lợi thế lớn khi tìm kiếm công việc mơ ước: tất cả các sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh (Kế toán) đều được miễn thi 9trên 14 môn thi chứng chỉ kiểm toán quốc tế danh giá ACCA.

Chặng đường để được xác nhận miễn thi nhiều môn ACCA như vậy cũng không hề dễ dàng. Vốn trước đó chỉ học các môn tự nhiên, Giang mất 1 năm học tiếng Anh trước khi bắt đầu chương trình đại học với những khối kiến thức lớn, và bao gồm rất nhiều môn học về kế toán, tài chính, quản trị. Giang cũng trưởng thành hơn nhiều về kỹ năng, khi trải qua vô số bài thuyết trình, làm việc nhóm, nghiên cứu hàng chồng tài liệu để viết các bài luận trong 3 năm học trước đó.

Toa dam “Xoay chieu nghich ly: Hoc cao, that nghiep cao”: Phan hoi cua mot Dai hoc cong truoc bai bao My

Bởi vậy, Giang rất hào hứng tham gia cuộc tọa đàm trực tuyến của Khoa Quốc tế- ĐHQGHN tổ chức nhân việc báo Bloomberg (Mỹ) đăng bài viết nhận xét rằng đại học công đang chuyển mình quá chậm chạpvà khung chương trình đào tạo chưa hợp lý, chưa chuẩn bị sinh viên sẵn sàng cho những công việc cần nhân lực chất lượng cao. Không thẳng thừng phản đối Bloomberg, nhưng chàng sinh viên dẫn chứng cho thấy, mình đang rất chủ động, tự tin hoạch định tương lai với vốn kiến thức, kỹ năng đang có, không giống chút nào với bức tranh ảm đạm mà tờ báo này đã nêu.

Giảng viên lên tiếng

Đoàn Thu Trang, một giảng viên mới gia nhập Khoa Quốc tế – ĐHQGHN sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh tại Bỉ, người dẫn chương trình trong cuộc tọa đàm thì cho rằng báo Bloomberg đã kết luận một cách quá bi quan và phiến diện.

“Ở Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, chúng tôi đang có rất nhiều hoạt động dành cho sinh viên để họ tăng cường tiếp cận với thực tế nhiều hơn qua những chuyến đi thăm doanh nghiệp, các dự án trải nghiệm, hiểu được rằng những kiến thức học trên trường sẽ ko chỉ là trên sách vở, mà sẽ có thể áp dụng vào việc này việc kia. Các trường đại học Việt đều có thể làm được điều này.” – Trang nói.

Toa dam “Xoay chieu nghich ly: Hoc cao, that nghiep cao”: Phan hoi cua mot Dai hoc cong truoc bai bao My

Tuy vậy, cô cũng nhìn nhận các sinh viên Việt Nam thiếu sự định hướng, không biết giải quyết vấn đề, không hiểu trước lí do phải học mỗi môn học, và sẽ áp dụng môn học đó vào việc gì. Hệ quả của việc đó là các sinh viên có 4 năm học đại học trong tình trạng mông lung: “Các bạn có thể đến trường, đi học, được điểm cao, nhưng không thực sự hiểu là những kiến thức đó có thể giúp ích gì được mình trong tương lai. Chính vì thế khi ra trường rất nhiều kiến thức bị bỏ sót”.

Doanh nghiệp cần gì?

“Tôi nghĩ kiến thức học trong trường đại học ở Việt Nam và quốc tế đều được áp dụng trong công việc của chúng ta sau này. Không phải do trường học chưa cung cấp đủ kiến thức, mà các bạn sinh viên phải hiểu được mong muốn của mình trong tương lai là gì.” – Hoa hậu Ngô Phương Lan, một khách mời của chương trình toạ đàm, khẳng định. - “Các sinh viên cần thay đổi các suy nghĩ và học tập, cũng như các trường bây giờ đang cố gắng thay đổi chương trình học để cung cấp cho các bạn nền tảng để phát triển sự nghiệp”. 

“Công ty tôi đã hợp tác cùng Khoa Quốc tế - ĐHQGHN từ rất lâu, tham gia đào tạo thực hành và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ Khoa. Thậm chí có khoá tốt nghiệp cả một lớp đến công ty tôi làm việc.” - Bà Từ Quỳnh Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH. Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K, chia sẻ trong toạ đàm. Cũng theo bà Hạnh, các sinh viên mới ra trường thường thiếu am hiểu về chính sách, quy định cho từng ngành nghề cụ thể. Điều này có thể khắc phục bằng cách tích cực thực tập tại các công ty “không chỉ để lấy chữ ký xác nhận vào hồ sơ tốt nghiệp”. “Hãy thực tập cho nghiêm chỉnh. Chúng tôi sẽ nhận các bạn vì những gì các bạn chứng minh trước chúng tôi”. – Bà nói.

Toa dam “Xoay chieu nghich ly: Hoc cao, that nghiep cao”: Phan hoi cua mot Dai hoc cong truoc bai bao My

“Sự thật về triển vọng nghề nghiệp của các cử nhân Việt Nam không bi quan như báo Bloomberg nêu.” – cô Trang kết luận, “Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào các chương trình đào tạo của các trường Đại học công”.

Lời khuyên của các khách mời để sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm công việc đúng ngành nghề với mức lương tương xứng là trước tiên phải hiểu rõ bản thân mình muốn gì, trong quá trình học tăng cường tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập tại doanh nghiệp, hay làm các công việc làm thêm nhằm “tăng điểm hồ sơ” và đừng quên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm vì những kỹ năng đó có thể dùng được ở bất kỳ môi trường nào.

Box:

Toạ đàm trực tuyến đã được tổ chức tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN về chủ đề “Xoay chiều nghịch lý: Học cao, thất nghiệp cao?” vào cuối tháng 8/2017 với sự tham gia của Hoa hậu Ngô Phương Lan, bà Từ Quỳnh Hạnh (TGĐ Công ty TNHH Kiểmtoán và Định giá Thăng Long T.D.K) và Trương Hoàng Giang – một sinh viên năm thứ 4 chương trình cử nhân Kinh doanh (Kế toán) tại Khoa Quốc tế -ĐHQGHN.

TS. Đoàn Thu Trang, một giảng viên trẻ của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, nhà sáng lập các thương hiệu như Savoury Days, Kitchen Rock… là người dẫn dắt chương trình.

Theo TTHN

0