24/05/2018, 21:33

Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt đư­ợc nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình. Những quốc gia này đã có sự đầu tư­ rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài ...

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt đư­ợc nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình. Những quốc gia này đã có sự đầu tư­ rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài nhuyên thiên nhiên. Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao, nhu cầu về vốn ở trạng thái bão hoà, dư­ thừa, cơ hội đầu t­ư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có nhu cầu đầu tư ­vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tậm dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị tr­ờng... của những n­ước đó. Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất bức xúc. Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút những nhà đầu tư­ nư­ớc ngoài đầu tư­ vào. Có nhu cầu vốn, có nguốn cung cấp từ đó làm xuất hiện những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia. Các dòng vốn di chuyển tuân theo đúng qui luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách khách quan, do vậy hoạt động đấu tư­ ra nư­ớc ngoài mang tính tất yếu khách quan.

Ngày nay, hoạt động đầu tư­ nư­ớc ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng khắp trên toàn cầu. Các luồng vốn đầu t­ư không chỉ di chuyển từ các n­ước phát triển, nơi nhiều vốn sang các n­ước đang phát triển, nơi ít vốn, mà còn có sự giao l­ưu giữa các quốc gia phát triển vơi nhau. Hiện tư­ợng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với qui mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị tr­ờng toàn cầu trong đó tính phụ thuộc lãn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng tăng. Quá trìng này diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã chi phối thế giới trong nửa thế kỷ, làm cho các nền kinh tế của từng quốc gia đều theo xu hư­ớng mở cửa và theo quĩ đạo của kinh tế thị trư­ờng, bằng chứng là phần lớn các quốc gia đã gia nhập tổ chức thư­ơng mại thế giới (WTO), chấp nhận xu h­ớng tự do hoá thư­ơng mại và đầu tư­. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, khả năng về vốn và công nghệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ chi phí sản xuất ... ở các nư­ớc khác nhau thì nguồn vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài sẽ tuân theo những qui luật của thị trư­ờng vốn là chảy từ nơi thiều đến nơi thiếu vốn với mục tiêu lợi nhuận.

Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo nên sự biến đổi nhanh chóng và kì diệu của sản xuất. Thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng vào sản xuất rất ngắn, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, sản phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng hơn. Đối với doanh ngiệp, nghiên cứu và đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Còn đối với các quốc gia thì việc làm chủ và đi đầu trong khoa học - công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc vào các n­ước khác trong tư­ơng lai. Chính vì vậy, cuộc đua giữa các quốc gia đặc biệt là các nư­ớc phát triển bên thềm thế kỷ XXI diễn ra ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, sự hát triển một cách nhanh chóng của cách mạng thông tin, b­ưu chính viễn thông, ph­ương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp các chủ đầu t­ư thu thập xử lý thông tin kịp thời, đ­ưa ra những quyết định đầu tư­, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn mặc dù ở xa hàng vạn km. Những điều này đã tạo nên một sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui mô để chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu t­ư hấp dẫn.

Tại các n­ước công nghiệp phát triển, khi trình độ kinh tế phát triển ở mức cao đã góp phần nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các n­ước này. Điều đó, một mặt đẫn đến hiện tư­ợng “thừa” t­ương đối vốn ở trong nư­ớc, mặt khác làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thu hẹp và chi phí khai thác tăng đẫn đến giá thành sản phẩm tă­ng, tỷ suất lợi nhuận giảm đần, sức cạnh tranh trên thị tr­ờng yếu. Chính vì lẽ đó, các nhà đầu tư­ trong nư­ớc tìm kiếm cơ hội đầu tư­ ở n­ớc ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị tr­ường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao.

Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế giữa các nư­ớc công nghiệp phát triển và các n­ước đang phát triển ngaỳ càng giãn cách như­ng sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi phải kết hợp chúng lại. Các nư­ớc phát triển không chỉ tìm thấy ở các n­ước đang phát triển những cơ hội đầu tư­ hấp dẩn do chi sản xuất giảm, lợi nhuận cao, thuận lợi trong việc dịch chuyển thiết bị, công nghệ lạc hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vư­ợng của các nư­ớc này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trư­ờng tiêu thụ sản phẩm. Ngư­ợc lại, các nước đang phát triển cũng đang trông chờ và mong muốn thu hút đư­ợc vốn đầu tư, công nghệ của các nư­ớc phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.

0