Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi, viết tắt: VNU) là một trong hai đại học quốc gia của Việt Nam, đặt ở Hà Nội. Đây là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, đa ...
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi, viết tắt: VNU) là một trong hai đại học quốc gia của Việt Nam, đặt ở Hà Nội. Đây là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội là Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập vào năm 1906. Viện Đại học Đông Dương có địa điểm ở số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Vào năm 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Viện Đại học Đông Dương.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường Đại học Quốc gia Việt Nam trên cơ sở kế thừa Viện Đại học Đông Dương. Khi Pháp trở lại Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội), đứng đầu là một viện trưởng người Pháp.
Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập và đặt cơ sở ở địa điểm của Viện Đại học Đông Dương.
Năm 1993 chính phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn hiện có ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (cũ) và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành một cơ sở giáo dục lấy tên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến năm 1999, Trường Đại học Sư phạm I lại tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ cấu tổ chức đặc biệt (so với các trường đại học khác ở Việt Nam) gồm 3 cấp quản lý hành chính:
Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.
Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Các trường đại học và các viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ như các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học-Công nghệ. Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng và các phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Các trường đại học thành viên
Hội trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội- Trường Đại học Công nghệ
- Trường Đại học Kinh tế
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Trường Đại học Ngoại ngữ
- Trường Đại học Giáo dục
Các viện nghiên cứu khoa học thành viên
- Viện Công nghệ thông tin
- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
- Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Các khoa trực thuộc
- Khoa Luật
- Khoa Quản trị Kinh doanh
- Khoa Quốc tế
- Khoa Sau đại học
Các trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc
- Trung tâm Phát triển hệ thống
- Trung tâm Công nghệ Đào tạo và Hệ thống Việc làm
- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
- Trung tâm Nghiên cứu Đô thị
- Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
- Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
- Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ
- Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu
- Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (thành lập ngày 04/5/2009 trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các Bộ môn Giáo dục Thể chất trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Ngoại ngữ)
Một số đơn vị phục vụ
- Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng (Centre for Public relations and Communication)
- Nhà In Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tạp chí Khoa học
- Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
- Trung tâm Thông tin - Thư viện
- Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học
- Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á
- Ban Quản lý và phát triển dự án
- Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin
- Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto (VKCO)
- Quỹ Khoa học và Phát triển
Ngô Bảo Châu(người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields)
(Ngô Bảo Châu trên website Đại học Quốc gia Hà Nội: http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1737/C1758/2010/09/N28735/?35)
Trụ sở chính
Hiện tại trụ sở chính của Đại học Quốc gia Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ: Số 144, đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ sở Hòa Lạc
Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 72/TTg về địa điểm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định này, diện tích đất để quy hoạch xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội là 1000 ha, nằm trong phạm vi đất Nông trường 1A thuộc Huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Ngày 23 tháng 8 năm 2002, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 702/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Số vốn dành cho dự án này tại thời điểm đó là 7320 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành một khu đô thị đại học lớn nhất Việt Nam, với đầy đủ các công trình công cộng bên trong như trường học, bưu điện, bệnh viện, trạm xe buýt, công viên và các khu vui chơi giải trí khác.
Mục tiêu là đến năm 2008 sẽ đưa một số đơn vị trực thuộc lên cơ sở Hòa Lạc, và vào năm 2015 sẽ chuyển toàn bộ Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các cơ sở trực thuộc lên cơ sở mới tại Hòa Lạc. Tuy nhiên đến năm 2008, khối lượng công việc hoàn thành không cao, do vậy ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1404/QĐ-TTg về việc chuyển chủ đầu tư dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc từ Đại học Quốc gia Hà Nội sang Bộ Xây dựng. Số vốn dành cho dự án được ước tính sẽ vào khoảng 2.5 tỉ USD.