06/06/2017, 20:12

Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

BÀI 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO Giải bài tập 1 trang 109 SGK hóa học 8: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: a) Sắt (III) oxit; b) Thủy ngân (II) oxit; c) Chì (II) oxit. Hướng dẫn giải a) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H20; Hg b) HgO + H2 + H20; Pb + c) PbO + H2 H20 Giải ...

BÀI 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO Giải bài tập 1 trang 109 SGK hóa học 8: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: a) Sắt (III) oxit; b) Thủy ngân (II) oxit; c) Chì (II) oxit. Hướng dẫn giải a) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H20; Hg b) HgO + H2 + H20; Pb + c) PbO + H2 H20 Giải bài tập 2 trang 109 SGK hóa học 8: Hãy kể những ứng dụng của hiđro mà em biết. Hướng dẫn giải Do khí hiđro ...

BÀI 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO

 

Giải bài tập 1 trang 109 SGK hóa học 8: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:

a) Sắt (III) oxit;    

b) Thủy ngân (II) oxit;

c) Chì (II) oxit.

Hướng dẫn giải

a) Fe2O3 + 3H2    2Fe + 3H20; Hg 

b) HgO + H2             + H20; Pb + 

c) PbO + H2              H20

 

Giải bài tập 2 trang 109 SGK hóa học 8: Hãy kể những ứng dụng của hiđro mà em biết.

Hướng dẫn giải

Do khí hiđro nhẹ nên được dùng để bơm kinh khí càu, dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi – hiđro, làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa. Dùng làm chất thử để điều chế một số kim loại và oxit của chúng.

 

Giải bài tập 3 trang 109 SGK hóa học 8: Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

tính khử; tính oxi hoá; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất;

Trong các chất khí, hiđro là khí ............. Khí hiđro có ..................

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ................ vì .............. của chất khác; CuO có ................ vì .............. cho chất khác.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì chiếm oxi của chất khác; CuO có tính oxi hoá vì nhường oxi cho chất khác.

 

Giải bài tập 4 trang 109 SGK hóa học 8: Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a) Tính số gam đồng kim loại thu được;

b) Tính thể tích khí hiđro (dktc) cần dùng.

Hướng dẫn giải

nCuO = 48 / 60 = 0,6 mol

a) Phương trình hoá học của phản ứng khử CuO:

CuO    +    H2  ----->   Cu   +   H2O

1 mol      1 mol         1 mol

0,6 mo   x mol          y mol

y = 0,6 mol  -----> mCu = 0,6 x 64 = 38,4g.

b) Theo phương trình phản ứng trên:

x = 0,6 mol -> VH2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 lít.

 

Giải bài tập 5 trang 109 SGK hóa học 8: Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:

a) Tính số gam thủy ngân thu được;

b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Hướng dẫn giải

nHgO = 21,7 / 217 = 0,1 mol

Phương trình hoá học của phản ứng khử HgO:

HgO   +    H2 —>    Hg   +   H2O

1 mol      1 mol     1 mol

0,1mol    x mol     y mol

Cách giải như bài 4, ta thu được 20,1g Hg và cần dùng 2,24 lít khí H2.

 

Giải bài tập 6 trang 109 SGK hóa học 8: 

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích khí đo ở đktc).

Hướng dẫn giải

nH2 = 8,4 / 22,4 = 0,375 mol

nO2 = 2,8 / 22,4 = 0,125 mol

Phương trình hoá học của phản ứng tạo nước:

  2H2   +   O2  ----- >  2H2O

  2 mol    1 mol           2 mol

So sánh tỉ lệ: 0,375 / 2 mol >  0,125 / 1 mol -> Như vậy lượng H2 dư nên tính khối lượng nước sinh ra theo oxi.

Theo phương trình trên ta có:

nH2O = 2 x 0,125 = 0,25 mol

mH2O = 0,25 x 18 = 4,5g.

0