21/06/2018, 13:40

Tìm hiểu và so sánh giữa Legacy BIOS và UEFI, MBR Với GPT

Nội dung chính Tìm hiểu Legacy BIOS và UEFI là gì? Khái niệm chuẩn về Legacy BIOS Khái niệm chuẩn về UEFI Điểm chung giữa Legacy BIOS và UEFI Tìm hiểu về MBR và GPT là gì? Chi tiết về MBR Chi tiết về GPT So sánh giữa chuẩn MBR và GPT Những câu hỏi thường gặp về Legacy BIOS và ...

Nội dung chính
Tìm hiểu Legacy BIOS và UEFI là gì?
Khái niệm chuẩn về Legacy BIOS
Khái niệm chuẩn về UEFI
Điểm chung giữa Legacy BIOS và UEFI
Tìm hiểu về MBR và GPT là gì?
Chi tiết về MBR
Chi tiết về GPT
So sánh giữa chuẩn MBR và GPT
Những câu hỏi thường gặp về Legacy BIOS và UEFI
1. Chuẩn UEFI có an toàn hơn Legacy không?
2. Làm sao biết được máy tính có hổ trợ UEFI?

Trong quá trình tìm hiểu cách cài đặt lại Windows hay tạo USB Boot, bạn sẽ thường xuyên được các trang blog nhắc đến các cụm từ UEFI và Legacy, MBR và GPT. Vậy nó là gì và tác dụng của nó như thế nào trên máy tính? Nên sử dụng UEFI và Legacy hay MBR và GPT? 

Nếu bạn vẫn chưa hiểu chính xác thế nào về UEFI và Legacy BIOS và sự khác nhau giữa chúng như thế nào giữa MBR và GPT? Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại đầy đủ thông tin về các cụm từ này cũng như chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để giúp bạn có thể giải đáp được các thắc mắc này một cách tốt nhất.

Tìm hiểu Legacy BIOS và UEFI là gì?

Khái niệm chuẩn về Legacy BIOS

  • Legacy BIOS hay được gọi tắt là BIOS (tên đầy đủ là Basic Input Output System) được ra đời vào năm 1975. Nó là một phần mềm được lưu trên chip bo mạch chính của máy tính, chức năng chính của phần mềm này là để hướng dẫn chạy các linh kiện phần cứng để khởi động hệ điều hành trên máy tính.
  • mail-forward
    Khi mở máy tính, BIOS bắt đầu hoạt động để kiểm tra các phần cứng như Ram, Bộ vi xử lý trước, tiếp đến là các thiết bị ngoại vi như Chuột, Bàn phím, Máy in,... rồi mới đến các tuỳ chọn khởi động, theo thứ tự từ ổ đĩa CD-Rom, Đĩa cứng, Lan,...

Khái niệm chuẩn về UEFI

  • UEFI được ra đời vào năm 2005 và có tên đầy đủ là Unified Extensible Firmware Inter, nó cũng là một phần mềm dùng để hướng dẫn các phần cứng sau khi bật máy để giúp khởi động hệ điều hành máy tính, tuy nhiên UEFI được thiết kế để giải quyết các khuyết điểm của Legacy BIOS và hiện nó đang được sử dụng rộng rãi và sẽ thay thế Legacy BIOS trong tương lai.

Điểm chung giữa Legacy BIOS và UEFI

Về cơ bản cả Legacy BIOS và UEFI đều là phần mềm có giao diện để kiểm tra các thiết bị ra vào trên máy tính và giúp cho máy tính hoạt động ổn định, nó có vai trò như một thông dịch viên giữa phần cứng và hệ điều hành để giúp máy tính khởi động.

Khi bật máy tính, cả UEFI và Legacy đều sẽ kiểm tra và hướng dẫn các phần cứng của máy tính để giúp mính tính có thể chạy được hệ điều hành chứa trên ổ cứng.

Điểm khác giữa Legacy BIOS và UEFI

Chuẩn Legacy BIOS

  • Có giao diện phần mềm thô sơ, đơn giản
  • Không hổ trợ ổ cứng có chuẩn GPT
  • Tốc độc khi khởi động tương tối chậm
  • Không thể giúp máy khởi động với ổ cứng lớn hơn 2TB
  • Kém an toàn vì không có chế độ bảo vệ
  • Được chứa trong Firmware nên dễ hỏng khi mất điện

Chuẩn UEFI

  • Có giao diện phần mềm đẹp và dễ dùng
  • Hổ trợ ổ cứng ở hai chuẩn MBR và GPT
  • Tốc độ khởi động khá nhanh
  • Hổ trợ khởi động với ổ cứng trên 2TB
  • Hổ trợ chế độ Secure Boot ngăn chặn các phần mềm độc khởi động cùng Windows.
  • Được lưu trữ ở vùng Non-Volatile (Bộ nhớ không bị hỏng nếu mất điện)

Tìm hiểu về MBR và GPT là gì?

Khi khởi tạo ở đĩa mới trên hệ điều hành Windows, bạn sẽ được hỏi trong việc lựa chọn giữa chuẩn MBR và GPT. Mặc dù MBR có khả năng tương thích cao hơn so với GPT nhưng nó có khá nhiều hạn chế nên trong tương lai chuẩn GPT sẽ dần thay thế MBR. Hơn nữa, ngày càng đang có nhiều hệ điều hành khác hổ trợ GPT, không chỉ có Windows mà cả macOS và Linux đều hổ trợ.

MBR và GPT đều là cả hai chuẩn của ổ cứng về việc quy định cách thức xuất nhập dữ liệu, sắp xếp cũng như phân vùng của ổ cứng.

Chi tiết về MBR

  • MBR được ra đời vào năm 1983 trên dòng PC DOS 2.0. Với ổ cứng MBR (tên đầy đủ là Master Boot Record), bạn chỉ có thể phân chia tối đa 4 phân vùng chính (Primary) hoặc 3 phân vùng chính kèm 1 phân vùng phụ (Extended Partition). Một trong những khuyến điểm của MBR là nó chỉ hổ trợ dung lượng chỉ 2TB trở lại.

Chi tiết về GPT

  • GPT chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây và ở ổ cứng GPT ( tên đầy đủ là GUID Partition Table), bạn có thể phân vùng cho ổ cứng đến 128 phân vùng và nó cũng hổ trợ dung lượng lớn hơn 2TB.
  • mail-forward
    Có một điều thú vị là chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm để chuyển đổi giữa MBR thành GPT và ngược lại.

So sánh giữa chuẩn MBR và GPT

Chuẩn MBR

  • Hổ trợ tối đa 2TB
  • Chỉ cho phép tạo 4 phân vùng
  • Kém an toàn hơn so với GPT
  • Có thể dụng được trên máy tính với cả hai chuẩn BIOS hay UEFI
  • minus
    Chỉ hổ trợ Windows 32bit

Chuẩn GPT

  • Hổ trợ đến 1 tỷ TB
  • Cho phép tạo đến 128 phân vùng
  • An toàn hơn vì có hổ trợ tạo nhiều bản sao lưu dữ liệu
  • check
    Chỉ hổ trợ các máy tính sử dụng chuẩn UEFI
  • Hổ trợ Windows 64 bit, từ Windows 7 trở lên, ở Windows 8 sẽ được hổ trợ 32bit

Những câu hỏi thường gặp về Legacy BIOS và UEFI

1. Chuẩn UEFI có an toàn hơn Legacy không?

UEFI có hổ trợ chế độ Secure Boot nên sẽ an toàn hơn nếu so với Legacy. Nó sẽ giúp chặn các phần mềm độc hại khởi động cùng Windows.

2. Làm sao biết được máy tính có hổ trợ UEFI?

Kể từ máy tính ở năm 2010 đến nay, chúng thường được hổ trộ UEFI. Bạn có thể kiểm tra bằng cách vào Bios >> Boot Mode để xem có chế độ này hay không? Nếu không tìm được, có thể tạo USB Boot với hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI để kiểm tra, nếu xuất hiện 1 dòng Legacy và 1 dòng UEFI thì máy có hổ trợ chuẩn này.

0