Tìm hiểu 1 số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá đất trồng khoai tây
Không phải loại đất nào cũng trồng được khoai tây. Để lựa chọn được loại đất phù hợp trồng khoai tây cần đánh giá lựa chọn đất Trong mục này chúng tôi xin giới thiệu về một số chỉ tiêu cơ bản nhất mà người trồng trọt cần hiểu rõ để từ đó thực hiện được công việc khảo sát lựa chọn đất trồng khoai ...
Không phải loại đất nào cũng trồng được khoai tây. Để lựa chọn được loại đất phù hợp trồng khoai tây cần đánh giá lựa chọn đất
Trong mục này chúng tôi xin giới thiệu về một số chỉ tiêu cơ bản nhất mà người trồng trọt cần hiểu rõ để từ đó thực hiện được công việc khảo sát lựa chọn đất trồng khoai tây.
Thành phần cơ giới
Đất bao gồm các hạt đất có kích thước khác nhau. Căn cứ vào kích thước người ta chia hạt đất thành các nhóm. Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, các nhóm hạt đất bao gồm:
Nhóm hạt sét: ≤ 0,001 mm
Nhóm hạt bụi: 0,001 – 0,05mm
Nhóm hạt cát: 0,05-1mm
Nhóm hạt sỏi(sạn): 1-3mm
Nhóm đá vụn: ≥3mm
Tỷ lệ các nhóm này chi phối rất lớn đến việc làm đất và quá trình sinh trưởng của . Ví dụ đất có nhiều hạt cát thì dễ làm đất, thoáng khí, nhưng khả năng giữ nước kém cây dễ bị hạn. Đất nhiều hạt mịn như đất thịt nặng, đất sét thì khi cày bừa xới xáo đất bị dính bết vv…
Đất gồm các hạt rất mịn được gọi là đất có thành phần cơ giới (TPCG) nặng. Ví dụ đất sét.
Đất bao gồm các hạt trung bình được gọi là đất có TPCG trung bình. Ví dụ đất thịt.
Đất bao gồm chủ yếu các hạt cát gọi là đất có TPCG nhẹ. Ví dụ đất cát.
Ưu, nhược điểm của đất cát, đất thịt và đất sét
Đất cát
Đất cát là đất chủ yếu bao gồm các hạt cát với đường kính 0,05 – 1 mm.
Do trong thành phần chủ yếu là các hạt thô nên đất cát có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Thấm nước nhanh nên sau mưa nước trong tầng đất thoát nhanh ít khi bị úng nước.
Làm đất dễ (đất tơi không dính bết, dễ cày bừa, dễ làm nhỏ, lên luống).
Độ thoáng khí cao, bộ rễ cây trồng ăn sâu.
Nhược điểm:
Ít chất mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Khả năng giữ nước kém nên cây dễ bị hạn.
Nhiệt độ đất biến động nhanh, mạnh theo nhiệt độ môi trường (điều này gây bất lợi cho rễ cây, sinh vật sống trong đất).
Với những đặc điểm trên, nhìn chung đất cát không thuận lợi đối với khoai tây, trừ đất cát pha có thể sử dụng cho loại cây này.
Đất sét
Khác với đất cát, trong thành phần của đất sét chủ yếu bao gồm các hạt mịn. Thậm chí có loại hạt chỉ có thể nhìn thấy qua kính phóng đại hàng ngàn lần.
Đất sét có ưu nhược điểm ngược với đất cát.
Ưu điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao, nên giảm được lượng phân bón cần sử dụng.
Lượng nước chứa trong đất lớn cung cấp được lâu dài cho cây.
Nhiệt độ đất ít biến động thuận lợi cho bộ rễ phát triển.
Nhược điểm:
Thấm nước kém vì thế tầng đất nơi có bộ rễ phân bố chậm được thoát nước, rễ cây bị úng.
Đất dính bết khi ẩm, cứng chắc khi khô nên khó làm đất, vun xới.
Đất bí chặt, ít thoáng khí, bộ rễ cây trồng phát triển không thuận lợi.
Do những nhược điểm trên nên đất sét không thích hợp cho việc trồng khoai tây.
Đất thịt
Đất thịt là loại đất mang tính trung gian giữa đất cát và đất sét (hình 1.1.5). Do tỷ lệ các hạt thô và hạt mịn không quá cao, không quá thấp như đất cát, đất thịt nên thuận lợi cho việc trồng trọt và thích hợp đối với nhiều loại cây trong đó có cây khoai tây.
Tuy nhiên, do đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ và củ nên chỉ có loại đất thịt nhẹ và đất thịt pha cát là thuận lợi nhất cho việc trồng khoai tây (vấn đề này sẽ được đề cập trong nội dung Chọn đất trồng khoai tây của bài này).
Kết cấu và độ xốp của đất
Kết cấu đất
Như phần trên đã trình bày, đất bao gồm các hạt đất. Các hạt đất không tồn tại độc lập mà thường gắn kết với nhau tạo thành tập hợp. Tập hợp đó được gọi là hạt kết cấu của đất (hay gọi tắt là hạt kết đất) Hạt kết cấu đất
Do có sự hình thành hạt kết mà trong đất có các khoảng trống (hay khe hở). Nhờ vậy đất thoáng khí và có khả năng giữ nước tốt.
Đất tồn tại ở trạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu. Đất không ở trạng thái trên gọi là đất không có kết cấu. Phân biệt đất có kết cấu và đất không có kết cấu
Ưu điểm của đất có kết cấu tốt:
Đất có kết cấu tốt phù hợp cho cây trồng nói chung, cây khoai tây nói riêng sinh trưởng phát triển. Những mặt thuận lợi của đất có kết cấu tốt đối với cây trồng được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Đất có kết cấu tốt sẽ tơi xốp. Bộ rễ cây phát triển tốt
Bộ rễ cây phát triển rất
mạnh trong đất có kết cấu tốt
Đất thấm nước nhanh làm cho cây không bị úng khi mưa. Lượng nước chứa trong các khe hở lớn nên cây trồng được cung cấp nước thuận lợi.
Lượng ôxy trong đất cao, các chất khí độc dễ có điều kiện thoát ra ngoài không gây gại cho bộ rễ.
Nhiệt độ đất ổn định không gây tác động xấu tới bộ rễ.
Trong đất chứa nhiều sinh vật có lợi chuyển hoá các chất thành dinh dưỡng cho cây hút.
Mặt khác, đất có kết cấu tốt thuận lợi cho con người trong quá trình canh tác, thể hiện:
Dễ làm đất, đỡ tốn công và chi phí cho việc làm đất
Việc chăm sóc như làm cỏ, vun, xới, bón phân điều tiết nước đều diễn ra thuận lợi
Đất có khả năng giữ phân bón tốt nên có thể giảm số lần bón phân.
Biện pháp tạo cho đất có kết cấu tốt
Để đất có kết cấu tốt, các biện pháp có thể thực hiện gồm:
Làm đất trước khi trồng:
Cày bừa có tác dụng tạo thành các hạt kết vốn đã bị mất đi qua thời gian trong vụ trước Đất được cày bừa trước khi trồng có kết cấu tốt
Vun xới cho cây
Trong quá trình sinh trưởng của cây tiến hành xới xáo nhằm phục hồi hạt kết Đất được xới xáo thường xuyên có kết cấu tốt
Sử dụng nhiều phân hữu cơ:
Đây là biện pháp có tác dụng lâu dài trong việc tạo ra kết cấu đất. Bằng việc bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, trả lại đất phụ phẩm cây sau mỗi vụ thu hoạch càng làm cho đất giàu mùn có kết cấu tốt.
Không để đất quá khô hoặc quá ướt
Độ xốp của đất
Đối với việc canh tác các loại cây trồng cạn (trong đó có cây khoai tây), độ xốp là một đặc tính quan trọng chi phối rất lớn để khả năng sinh trưởng phát triển của cây và quá trình trồng trọt, chăm sóc.
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng có thể hiểu độ xốp là mức nhiều hay ít của các khe hở trong đất. Đất càng nhiều khe hở là đất có độ xốp càng lớn và ngược lại đất càng ít khe hở thì đất càng bí chặt.
Có thể phân biệt đất xốp và đất chặt theo mô tả dưới đây:
Đất tơi xốp là đất trong có có nhiều khe hở
Ngược lại với đất xốp là đất chặt. Đó là loại đất rất rắn chắc, các hạt đất dính chặt với nhau.
Độ xốp của đất phụ thuộc vào kết cấu, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, thành phần cơ giới đất: Đất có kết cấu tốt, hàm lượng chất hữu cơ cao, độ xốp càng lớn.
Ưu điểm của đất xốp:
Đất xốp thuận lợi cho con người trong quá trình canh tác (dễ cày bừa, vun xới).
Đất tơi xốp có chế độ nước, chế độ nhiệt, chế độ không khí thuận lợi cho cây trồng, đồng thời tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi
Căn cứ vào độ xốp của đất người ta phân chia đất thành các loại theo bảng sau:
Độ ẩm đất
Độ ẩm đất là khái niệm được sử dụng để biểu thị mức độ chứa ẩm trong đất.
Độ ẩm đất được tính bằng % biểu thị mức chứa ẩm trong đất hiện bằng bao nhiêu phần trăm so với lượng nước lớn nhất còn gọi là sức chứa ẩm đồng ruộng lớn nhất (SCÂĐRLN) mà nó có thể chứa được.
Độ ẩm đất chi phối rất lớn đến việc làm đất, trồng, vun xới, thu hoạch, tới tốc độ mọc mầm và quá trình sinh trưởng phát triển của cây cũng mức độ gâv hại của sâu bệnh.
Đối với cây khoai tây thời điểm thuận lợi để tiến hành các hoạt động trên là khi độ ẩm đất dao động trong khoảng 70 – 80% SCÂĐRLN.
Nhằm mục đích lựa chọn thời điểm tiến hành các hoạt động chuẩn bị đất, trồng và chăm sóc khoai tây, việc xác định độ ẩm đất nhằm không thực sự cần tuyệt đối chính xác. Để làm được việc này có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
Quan sát màu sắc trang thái đất:
Quan sát bằng mắt thường biểu hiện về màu sắc, mức độ nứt nẻ vv… của đất có thể đoán biết được độ ẩm đất trong một phạm vi nào đó.
Theo phương pháp này độ ẩm đất có thể được đánh giá thông qua các biểu hiện ghi trong bảng 5 dưới đây:
Xác định độ ẩm bằng thiết bị đo nhanh
Để mau chóng có được câu trả lời về độ ẩm đất, có thể sử dụng một số thiết bị đo nhanh. Với các thiết bị này có thể cho kết quả rất nhanh chóng (trong vài phút), đáp ứng tốt yêu cầu của việc trồng, chăm sóc khoai tây.
Tuy nhiên do đòi hỏi đầu tư ở mức khá lớn nên trong thực tế các thiết bị này được phổ biến và hiện tại nông dân vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sử dụng các phương pháp đánh giá cảm quan như đã trình bày trên.