Đặc điểm sinh học cây mận
là một trong các loại quả được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá. Mấy năm gần đây, diện tích trồng mận ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các tỉnh miền núi. Cây mận ưa thích khí hậu mát và lạnh. Những giống mận ngon như mận Hậu, mận Tam hoa là những giống có giá trị hàng hoá của nước ta, ...
là một trong các loại quả được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá. Mấy năm gần đây, diện tích trồng mận ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các tỉnh miền núi.
Cây mận ưa thích khí hậu mát và lạnh. Những giống mận ngon như mận Hậu, mận Tam hoa là những giống có giá trị hàng hoá của nước ta, được trồng tập trung ở những vùng núi cao của các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Tuy nhiên ở vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ cũng trồng một số giống mận, song phần nhiều là các giống kém phẩm chất, ít được ưa chuộng như mận đắng, mận chua, mận thép…
Đối với giống mận ngon, trong một kg thịt quả có: 39g Gluxit; 6g Protit; 13 Axit; 280mg Canxi; 200mg p, 1mg Caroten và 30mg Vitamin C, đồng thời còn có các Vitamin B1, B2 và PP.
Quả mận dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành rượu, nước ngọt hoặc sấy khô; mận khô để dược lâu và có tác dụng giải khát, kích thích thần kinh…
Tuỳ thuộc vào cách nhân giống và chăm sóc, sau khi trồng 3 – 4 năm cây mận đã bắt đầu cho thu quả và từ 8 – 10 năm tuổi, mỗi cây có thể cho 60 – 70kg quả, nếu chăm sóc tốt thì tố đa có thể đạt tới 200kg. Tuổi thọ của cây mận, nếu không có biến động bất thường, có thể kéo dài tới 25 – 30 năm.
Mặc dù các khâu chế biến, tiêu thụ đối với cây ăn quả – trong đó có cây mận – chưa coi là cây xoá đói giảm nghèo nhưng cũng đã giúp cho nhiều gia đình nông dân tăng thu nhập một cách đáng kể. Ngoài ra, trồng mận còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh, tăng độ che phủ và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động ở vùng trung du và miền núi.
Đặc điểm thực vật học
Gây mận là cây thân gỗ, phân cành thấp và nhiều, tán xoè rộng 2 – 2,5m.
Rễ mận ăn không sâu mà tập trung ở tầng đất từ 20 – 40cm và lan rộng hơn đường chiếu của tán cây, có khi gấp đôi. Đặc điểm của rễ mận là có sức nảy chồi rất mạnh, cho nên thường thấy các mầm bất định mọc từ rễ xung quanh gốc, tạo thành các cây mận con. Lợi dụng đặc điểm này, người ta bấm rễ tạo cây con để trồng mới.
Cây ra lộc mỗi năm 2 – 3 đợt vào vụ xuân, vụ hè và vụ thu. Lá mận rụng về mùa đông làm cho cây bị trơ cành. Chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ nách lá mọc cả chồi lá và chồi hoa.
Cây mận ra hoa trong tháng 2 – 3 dương lịch và quả phát triển tới tháng 4 – 5 thì chín. Hoa mận thuộc loại tự thụ phấn, khó đậu quả. Vì vậy, người ta thường trồng xen các giống mận khác nhau trong một vườn đồng thời chăn thả ong để tăng cường khả năng thụ phấn cho hoa.
Sau khi thu hái quả thì chồi ngọn của cành quả năm trước vươn dài thành cành quả mới và kéo dài liên tục trong 4 – 5 năm liền. Mận hậu Mộc Châu
Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây mận
Cây mận sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ bình quân hàng năm là 22 – 24°C. Nếu nhiệt độ tuyệt đối cao hơn 35°C thì ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, và phát triển của mận. Ở nhiệt độ 0ºC, cây mận vẫn chịu đựng được. Do bộ dễ của mận ăn nông, cho nên độ ẩm trong đất và không khí phải cao mới đáp ứng được yêu cầu của cây mận. Lượng mưa thích hợp cho cây mận là 1.600 — 1.700 mm/năm. Tuy nhiên ở Sapa có lượng mưa hàng năm tới 2.800mm, cây mận vẫn cho nhiều quả.
Đối với ánh sáng thì cây mận yêu cầu vừa phải, tức là ở nơi có độ cạo so với mặt biển tới 2.000m vẫn trồng được mận. Khi cây mận nở hoa và nuôi cỏ non thì cần có ánh nắng vừa phải.
Có thể trồng mận ở nhiều loại đất của miền núi với yêu cầu đất phải có độ sâu trên dưới lm, tơi xốp và giữ ẩm nhưng dễ tiêu thoát nước khi mưa to liên tục. Các loại đất như dốc tụ, đất rừng mới khai hoang, phù sa cổ, đất bồi ven sông, suối, đất Feralit đỏ vàng đều phù hợp cho việc trồng mận. Độ pH từ 5,5 – 6,5 thích hợp cho cây mận. Đất có độ mùn từ 2,5% trở lên là điều kiện tốt để cây mận cho nhiều quả.
Cây mận cần nơi khuất gió, cho nên những vùng có gió mạnh phải trồng các đai rừng phòng hộ.