Chăm sóc quản lí rừng tre trúc
Chăm sóc quản lí rừng non Trồng tre trúc mang lại hiệu quả kinh tế và phòng hộ cao, song phải chú ý chăm sóc quản lí tốt thi mới lợi dụng được lâu dài. Lá tre trúc khó phân giải, ít có tác dụng cải tạo đất. Vì thế nếu kinh doanh tre trúc thuần loài, liên tục (mà kinh doanh liên tục thì hiệu quả ...
Chăm sóc quản lí rừng non
Trồng tre trúc mang lại hiệu quả kinh tế và phòng hộ cao, song phải chú ý chăm sóc quản lí tốt thi mới lợi dụng được lâu dài. Lá tre trúc khó phân giải, ít có tác dụng cải tạo đất. Vì thế nếu kinh doanh tre trúc thuần loài, liên tục (mà kinh doanh liên tục thì hiệu quả kinh tế mới cao) thì phải áp dụng các biện pháp chăm sóc chu đáo. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc rừng trồng tre, trúc, tuỳ tình hình kinh tế và yêu cầu kinh doanh của từng nơi, từng lúc mà áp đụng cho thích hợp.
Làm cỏ xới đất
Sau khi trồng cần phải định kì làm cỏ xới đất, phát bỏ cây bụi, cỏ dại, giúp cho cây mau bén rễ, sinh trưởng và tạo điều kiện cho măng phát sinh phát triển tốt
Đối với loại có thân mọc phân tán như trúc, vầu do đặc điểm của thân ngầm là thích bò lan tới chỗ đất tơi xốp, ẩm, nên xới đất còn là biện pháp dẫn dụ thân ngầm phát triển theo ý muốn, mau thành rừng. Làm cỏ xới đất cần tiến hành vào trước khi cây ra măng. Loại mọc cụm có thể tiến hành vào cuối thu hoặc vào mùa xuân vì măng của phần lớn loài mọc cụm (như tre gai, lộc ngộc, luồng, diễn) ra vào mùa hè hoặc hè thu. Loại mọc phân tán có thể tiến hành vào mùa hè hoặc mùa thu, vì măng của loại này thường ra vào mùa xuân, xuân hè.
Thực hiện nông-lâm kết hợp
Tre trúc thường trồng thưa, nhất là với loại có thân mọc tản, như trên đã nói thì tiến hành nông-lâm kết hợp là cách sử dụng đất cỏ hiệu quả nhất, đỡ tốn công làm cỏ xới đất và lại xúc tiến rừng tre ưúc sinh trưởng phát triển nhanh. Có thể trồng các cây đậu, lạc, sắn hoặc các cây phân xanh. Có thể cùng làm khi trồng tre trúc. Khi tre trúc lớn lên thì diện tích trồng xen nên thu hẹp lại, đến khi rừng tre trúc trưởng thành thì thôi. Sau khi thu hoạch sản phẩm cây nông nghiệp, đem thân cành cây nòng nghiệp vùi xuống làm phân cho rừng tre trúc thì rất tốt.
Tưới nước
Sau khi trồng nếu gặp thời tiết nắng nóng, khô hạn thì phải tưới nước. Ở nơi đất bằng nguồn nước nhiều thì có thể làm mương máng dẫn nước vào hoặc bơm nước vào. Với đất dốc, nguồn nước có hạn thì cần gánh nước để tưới. Lượng nước tưới đủ ẩm đến xung quanh gốc trồng là đủ. Tưới xong cần xới đất nhẹ hoặc phủ lên một lớp đất thịt mỏng để hạn chế bốc hơi. Tưới nước là công việc rất tốn kém vì thế cần chọn đúng mùa vụ và theo dõi diễn biến thời tiết trong mùa trồng để khỏi phải tưới khi trồng đại trà là tốt nhất.
Bảo vệ
Tre trúc mới trồng xong cần nghiêm cấm không được thả trâu bò vì trâu bò rất thích ăn lá tre trúc làm giảm tỉ lệ sống, rừng chậm phát triển. Mặt khác trâu bò đi lại va quệt làm lung lay gốc hoặc cây con mới trồng khiến nó không thể bén rễ và sinh măng được. Ngoài ra cũng cần hạn chế các hoạt động vô ý của người như buộc trâu vào gốc tre trúc mới trồng hoặc các em chăn trâu đùa nghịch lay gốc mối trồng, nhất là những nơi trồng tre ven đê cần bảo vệ tốt.
Rừng tre trúc mới trồng sau khi ra măng, nếu một gốc mà ra măng quá nhiều có thể dẫn đến một số măng (lúc này măng còn nhỏ) thui chết hoăc khô chết, cần kịp thời đào bỏ các măng thui chỉ giữ lại 2-3 măng khoẻ mạnh để mọc thành tre. Cây tre mới mọc lên có thể phạt bỏ 1/4 – 1/5 ngọn để giảm bớt sự thoát hơi nươcs, và xúc tiến mầm mắt hoặc thân ngầm sinh trưởng.
Chăm sóc quản lí rừng trưởng thành
Đắp gốc tủ rác
Biện pháp này rất quan trọng với loại tre trúc có thân mọc cụm, nhất là một số loài trong chi Bambusa nếu không đắp gốc tủ rác sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng măng và sự phát triển của bụi tre. Với loại tre mọc cụm có thể tiến hành đắp gốc tủ rác hàng năm. Các búi tre ở nông thôn thường đắp gốc bằng bùn ao vào mùa đông, sang hè thì măng mọc lên nhiều, to mập. Đây là biện pháp quan trọng trong kinh doanh rừng tre và đã được áp dụng lâu đời. Đối với loài có thân mọc tản có thể tiến hành 3-5 năm một lần. Tủ rác giữ ẩm cũng cần thiết. Độ dày tủ rác tuỳ theo tình hình khí hậu, đất đai mà thay đổi, nói chung không nên tủ quá dày, khó mục khiến axit hữu cơ tích tụ ở búi tre, ảnh hưởng đến việc ra măng và sinh trưởng của măng. Tủ rác thường dễ thực hiện với loại tre có thân mọc cụm.
Bài cây và đào bỏ thân ngầm già, gốc già
Nên chặt bỏ những cây quá già, cong queo hoặc sâu bệnh. Công việc này hoàn toàn có lợi cho rừng, tránh được hiện tượng nghẹt chặt trong búi. Với loại tre mọc cụm thì 3-5 năm nên đánh gốc một lần loại bỏ những gốc cũ (đã chặt thân tre để sử dụng từ ưước) để xúc tiến ra măng. Với tre gai trồng quanh nhà, quanh làng nhân dân ta có kinh nghiệm là việc đánh gốc được làm ngay sau khi khai thác. Sau mỗi lần khai thác thì đào bỏ gốc cũ, đốt nhẹ phần mặt đất, rồi đắp gốc sẽ có lợi cho việc ra măng năm sau. Thường đánh gốc vào mùa đông, biện pháp này cũng quan trọng như biện pháp đắp gốc. Một số nơi trước đây đã không chăm sóc thường xuyên nên rừng tre trồng sau 15-20 năm đã thoái hoá rất nhanh, cây con mọc lên bé, ít, giá trị kinh tế kém sút hẳn. Theo kinh nghiệm nước ngoài, việc đào bỏ gốc già đã làm cho búi tre thưa thoáng và tăng diện tích sử dụng lên 10% với loài tre mọc cụm.
Đối với loài có thân mọc phân tán cần phải đào bỏ thân ngầm già thi mới duy trì rừng phát triển tốt. Kinh nghiệm của ta chưa nhiều và hầu như các rừng trúc, vầu chưa nơi nào làm việc này. Công việc đào bỏ thân ngầm già cũng quan trọng không kém việc đánh bỏ gốc già đã nêu ở trên. Sau một số năm, trúc, vầu sinh trưởng thì thân ngầm sẽ đan chằng chịt trong đất, cản trở sự đẻ măng và sinh trưởng của cây con. Việc đào bỏ thân ngầm già có thể làm từ sau mùa măng đến cuối tháng 9 hàng năm.
Việc đào bỏ gốc già, thân ngầm là việc loại bỏ các cơ quan, bộ phận già cỗi của tre trúc, xúc tiến các cơ quan, bộ phận non trẻ phát triển, có thể nói đó là việc làm cải lão hoàn đồng đối với tre trúc, góp phần hạn chế tre trúc ra hoa. Tuy thân ngầm ở dưới đất nhưng việc nhận biết thân ngầm già ở chồ nào không khó, ta có thể tìm từ những gốc cây đã chặt thân khí sinh trước đây thì thân ngầm dưới những gốc đó là thân ngầm già.
Với rừng trúc, vầu thì việc xới đất là rất quan trọng để điều khiển hướng phát triển của thân ngầm, làm sao cho rừng phân bố đểu. Song đôi khi người ta cũng đắp đất để kéo dài thời vụ lấy măng, có thể lấp đất dày mỏng khác nhau 25cm, 35cm, 40-45cm để măng ra sớm muộn khác nhau mục đích là kéo dài thời vụ cung cấp măng tươi cho thị trường.
Giữ măng hợp lí, nuôi rừng tre trúc lâu dài
Với các loài có thân mọc tản thì không được đào lấy măng ở đầu thân ngầm bởi vì đầu thân ngầm là bộ phận dẫn dắt thân ngầm phát triển, nếu lấy măng đi tức là làm thân ngầm bị gãy, ảnh hưởng đến sức bò lan trong đất, khiến mùa xuân năm sau măng lì, chất lượng cây trúc, vầu kém.
Kinh nghiệm của Trung Quốc với cây trúc (Phyllostachys) là không lấy măng đầu thân ngầm, không lấy măng mùa đông và măng mùa xuân, kịp thời đào bỏ măng kém chất lượng. Măng mùa đông do nhiệt độ, ẩm độ mùa đông thấp, sinh trưởng chậm nhưng đến mùa xuân nhiệt độ, ẩm độ tăng, măng chui khỏi mặt đất và sinh trưởng thành cây trúc mới, vì vậy nói măng mùa đông là tiền thân của măng mùa xuân.
Những măng thoái hoá, không phát triển bình thường cần đào lấy sử dụng hoặc bỏ, không nên để đến thui, thối mới bỏ thì vẫn ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. Nguyên nhân thoái hoá có thể là do khí hậu thời tiết bất lợi (nhiệt độ thấp, khô hạn) do thiếu dinh dưỡng (vì cây mẹ nuôi nhiều măng quá, những măng ra sau thiếu dinh dưỡng) và do sâu bệnh hại. Những măng thoái hoá biểu hiện sinh trường chậm, hoạt động sinh lí giảm thấp, không có sức sống, cuối cùng là ngừng sinh trưởng sau đó khô và chết, gọi là măng thui, sức sống của măng yếu còn thể hiện ở chỗ vào sáng sớm ở đầu măng, các bẹ mo thường không có đọng nước hoặc đọng rất ít. Nên xử lí trước lúc măng thui để khỏi tiêu tốn dinh dưỡng và khỏi ảnh hưởng đến sinh trưởng của toàn rừng.
Tre trúc ra măng có năm được mùa, năm mất mùa. Năm được mùa thương măng ra nhiều cây mẹ tốn nhiều dinh dưỡng và nếu quá nhiều thì không đủ sức nuôi măng khiến cho mảng bị thoái hoá và bị thui. Cây trúc sào (Phyllostachys pubescens) với những cây khí sính trên 2 năm thì cứ 2 năm thay lá 1 lần, năm không thay lá thì măng nhiều, gọi là năm được mùa (Chu Phương Thuần, 1998) vì thế nếu rừng trúc cứ lấy măng vào năm mất mùa thì dẫn đến hiện tượng năm được mùa, năm mất mùa càng rõ nét, càng chênh lệch lớn. Hàng năm đều nên giữ măng, nuôi trúc thì khiến cho rừng trúc hàng năm đều có một bộ phận thay lá, một bộ phận ra măng, khiến cho năm nào cũng có lượng măng đều đều. Thông thường những măng đợt cuối, còn gọi là măng muộn thì nên lấy sử dụng. Ngay cả măng đợt giữa (chính vụ) nếu nhiều quá thì cũng nên tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi cho cây tre trúc phát triển cao, to. Măng nào lấy thì nên lấy sớm, măng còn non và bớt tiêu hao dinh dưỡng cây mẹ, lấy muộn rỉtãng mọc cao thì vừa già, lại tiêu hao nhiều dinh dưỡng của cây mẹ, không có lợi cho rừng tre trúc phát triển.
Đối với tre có thân mọc cụm, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm tỉa măng. Măng đợt đầu thường mọc từ những mắt tương đối nông, khi lớn, gốc thường lộ ra ngoài làm cho tre, luồng, có hiện tượng nâng búi, nhất là tre gai. Song ở một số nơi tuỳ tình hình khí hậu lại có thể nuôi măng đạt đầu ra sớm, mọc lên trước mùa mưa bão nên thường không bị gãy ngọn, giá trị sử dụng tốt. Măng đợt cuối (tháng 8-9-10) do mọc ở các mắt sâu hơn, lại ra sau cùng, không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên thường nhỏ, bé, nhìn chung không nên nuôi măng đợt cuối. Măng chính vụ nếu quá nhiều cũng cần tỉa bớt. Như trên đã nói, mỗi cây tre chỉ nuôi được 1-2 măng phát triển thành cây tre mới, bình quân trong một bụi là 1,5, như vậy nếu để nhiều măng tất sẽ bị thui do thiếu dinh dưỡng.
Phân bón
Lâu nay chúng ta chưa chú ý bón phân cho rừng tre trúc, thường trồng xong là để nó tự phái triển vì thế rừng tre rất nhanh suy thoái. Mà ở những rùng tre trúc suy thoái, kém giá trị kinh tế thì rất khó phục hồi, các cây gỗ lá rộng không thể tái sinh, rất trở ngại cho việc quản lí kinh doanh. Cùng với biện pháp đào gốc, đào bỏ thân ngầm già thì bón phân cũng giúp cho sinh trường liên tục, và cũng là biện pháp cải lão hoàn đồng, xúc tiến quá trình phục tráng của tre trúc.
Hàng năm chúng ta lấy măng hoặc định kì khai thác tre trúc, măng ra khỏi rừng hàng chục, hàng trăm tấn nguyên liệu trên mỗi hecta mà không bổ sung dinh dưỡng cho đất thì đất sẽ nghèo kiệt, rừng sẽ không duy trì được sinh trưởng bình thường mà ngày càng suy thoái.
Chu Phương Thuần (1998) đã nghiên cứu hàm lượng N. p. K chứa trong thân, cành, lá của một số loài tre trúc mọc cụm và mọc phân tán số bình quân như sau
Qua bảng trên ta thấy lẳng hàm lượng N. p. K ở lá đều lớn hơn ở thân, cành. Đặc biệt hàm lượng N ở lá cao gần gấp 10 lần ở thân. Như vậy có thể căn cứ vào lượng khai thác lấy ra để tính lượng phân bón bổ sung và lượng phân bón cần bổ sung bao giờ cũng phải lớn hơn lượng lấy ra. Trọng lượng tươi trong thân tre trúc chứa khoảng 75-80% nước, từ đó có thể tính ra lượng phân bón cần dùng.
Một phát hiện lí thú nữa của Chu Phương Thuần là rừng trúc càng tốt, sản lượng càng cao thì việc lợi dụng phân bón càng có hiệu quả. Nói cách khác là rừng có cây càng cao to, sản lượng càng cao thì lại tiêu tốn ít dinh dưỡng hơn rừng có sản lượng thấp, cây trúc thấp bé. Bởi vì ở những cây cao to thì tỉ lệ giữa cành lá so với thân là nhỏ, ngược lại cây thấp bé thì tỉ lệ cành lá so với thân là lớn mà cành lá thì tiêu tốn dinh dưỡng hơn thân cây như trên đã thấy. Vì thế bón phân cho rừng tre trúc để nó sinh trưởng phát triển tốt sẽ nâng cao hiệu suất lợi dụng phân bón của rừng, ngược lại nếu không chăm sóc tốt thì phần lớn lượng dinh dưỡng tập trung ở cành lá, không phải bộ phận mà ta cần.
Phân bón tốt nhất cho rừng tre trúc là phân chuồng, phân xanh, khô dầu, tức là phân hữu cơ. Hàng năm có thể bón 20-30 tấn phân chuồng hoặc phân xanh, phân rác cho lha.
Với loại tre trúc mọc phân tán thì bón phân có thể kết hợp với khi xới đất, rồi vùi phân vào trong đất, hoặc có thể làm rãnh đều trong đất rừng rồi bón phân và lấp đất. Với loại tre mọc cụm thì bón theo cụm (búi), dào rãnh xung quanh búi tre, bón phân và lấp đất.
Phòng trừ sâu bệnh hại, động vật phá hoại
Các loại sâu hại thường thấy là vòi voi, châu chấu, bọ nẹt, xén tóc, sâu đục măng, V.V.; bệnh hại thường thấy là bệnh bồ hóng, bệnh chổi xể, bệnh đốm lá cần chú ý phòng trừ, lấy phòng là chính và trị kịp thời. Đặc biệt cần chú ý giữ gìn vệ sinh rừng tốt để hạn chế sâu bệnh hại phát sinh, phát triển.
Chặt bỏ cây bụi, cỏ dại, dây leo trong rừng tre trúc, một mặt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với tre trúc, mặt khác sau khi cây bụi, cỏ dại mục nát thì làm tăng dinh dưỡng cho đất và hạn chế sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Việc phát bỏ cây bụi, cò dại nên làm tối thiểu mỗi năm 1 lần vào tháng 7. Nơi có điều kiện nhân lực thi có thể làm 2 lần vào tháng 7 và cuối tháng 8. Khi dọn cần để gốc thấp, phát sạch cỏ, xung quanh rừng tre trúc cũng nên dọn sạch. Trong khi chặt phát cây bụi, cỏ dại cần kết hợp chặt bỏ những cây tre trúc sinh trưởng yếu, cây cong queo, cây cụt ngọn, cây đổ,…
Ở nước ngoài người ta còn dùng câu liêm hoặc công cụ khác để phạt bỏ ngọn tre trúc (phần ngọn cong xuống), làm như vậy vừa đỡ tiêu hao dinh dưỡng trong đất, vừa làm cho rùng tre trúc thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh phát sinh, phát triển, có thể tuỳ nơi mà nghiên cứu vận dụng. Kinh nghiệm của họ là một cây trúc sào (Phyllostachys pubescens) chỉ để lại 15-20 vòng cành là đủ.
Cách phòng trừ các loại sâu hại tre trúc: Với các loài châu chấu thì có thể phun thuốc vào khoảng tháng 5, khi trứng bắt đầu nở; bọ nẹt cũng thường ăn hại lá tre trúc vào cuối xuân đầu hạ. Khi có sâu hại có thể dùng Dipterex hoặc Olatox để phòng trừ.
Phòng trừ các loại bệnh hại tre trúc: Đề phòng bệnh chổi xể thì cần làm vệ sinh rừng tốt, tỉa thưa, tỉa cành những rừng hoậc những bụi quá dày, phạt ngọn tre; khi thấy cây có bệnh thì nên đào và thiêu huỷ để tránh lây lan; vào mùa xuân nếu thấy hiện tượng có bệnh thì cần phun phòng bằng thuốc Booc-đô 1%. Với bệnh bồ hóng thì có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh + vôi để phun cho búi tre nào bị đen. Cũng có thể đùng Booc-đô 1% để phun trừ bệnh đốm lá . Và điều quan trọng nữa là chặt bỏ những cành lá nhiễm bệnh và thiêu huỷ để tránh lây lan.
Ngoài sâu bệnh hại ra, tre trúc còn bị một số động vật phá hoại như thỏ, chuột, lợn rừng hại măng, cần chú ý phòng tránh. Một số nơi ở miền núi còn tập quán nuôi lợn thả rông cũng cần đề phòng. Kinh nghiệm dân gian cho hay: nếu dùng vôi quét lên thân măng và xung quanh bụi tre thì ngăn ngừa được lợn nhà phá hại.