23/06/2018, 23:36

Tích hợp di truyền tương tác gen và các quy luật di truyền khác ( cơ bản )

Bài viết hướng dẫn việc phát hiện các bài tập có hiện tượng tích hợp quy luật di truyền tương tác gen và các quy luật di truyền khác ở mức độ cơ bản phù hợp cho các học sinh mới học chương trình sinh học lớp 12 ...

Bài viết hướng dẫn việc phát hiện các bài tập có hiện tượng tích hợp quy luật di truyền tương tác gen và các quy luật di truyền khác ở mức độ cơ bản phù hợp cho các học sinh mới học chương trình sinh học lớp 12

  • Hướng dẫn giải các bài tập di truyền tương tác gen thường gặp
  • Lí thuyết di truyền liên kết với giới tính
  • Di truyền liên kết gen và hoán vị gen
  • Di truyền tương tác
  • Lý thuyết phân li độc lập
  • Bài tập di truyền phân li

Xem thêm: Chuyên đề 2 : Các quy luật di truyền

1. Tương tác gen và phân li độc lập:

a) Phương pháp nhận biết:

- Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng

- Xuất hiện các tỉ lệ :

+ Lai F1 dị hợp về 3 cặp gen :  F1 x F1 → Tỉ lệ F2:

27 : 21 : 9 : 7

(9 : 7)(3: 1)

27 : 18 : 3 : 9 : 6 : 1

(9: 6 : 1)(3: 1)

27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 :1

(9: 3 : 3: 1)(3: 1)

27 : 9 : 12 : 9 : 3 : 4

(9: 3: 4)(3: 1)

39 : 13 : 9 : 3

(13: 3)(3:1)

36 : 9 : 3 : 12 : 3 : 1

(12 : 3 : 1)(3: 1)

45 : 3 : 15 : 1

(15 : 1)(3: 1)

+ Hoặc xuất hiện các tỉ lệ: 15: 5: 3: 3 = (5: 3)(3: 1);   3: 3: 1: 1 = (3: 1)(1: 1)...

b) Phương pháp giải:

- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định được một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do một gen quy định.

- Bước 2: Xét chung: tích tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng của các nhóm tính trạng → hai tính trạng đều phân li độc lập.

- Bước 3: Viết kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.

Ví dụ :  Lai giữa P thuần chủng được F1 đều hoa đỏ, quả ngọt. F1 tự thụ phấn được F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ: 1431 hoa đỏ, quả ngọt: 1112 hoa trắng, quả ngọt: 477 hoa đỏ, quả chua: 372 hoa trắng, quả chua. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên? Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen.

Giải:

- Bước 1:  F2 phân li theo tỉ lệ: 1431: 1112 : 477: 372 ~ 27: 21: 9: 7

+ Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa:     Hoa đỏ: hoa trắng ~ 9: 7

→ tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tác động bổ trợ kiểu 9:7

   Quy ước:    A-B-: hoa đỏ,        A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng

→ F1:  AaBb (hoa đỏ)    x    AaBb (hoa đỏ)

+ Xét sự di truyền tính trạng vị quả:    quả ngọt : quả chua ~ 3: 1

→ Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li

   Quy ước: D: quả ngọt;  d: quả chua.

→ F1: Dd (quả ngọt)       x      Dd (quả ngọt) 

- Bước 2:

Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng:

(9: 7)(3: 1) = 27: 21: 9: 7 (phù hợp tỉ lệ phân li của đề bài)

→3 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập, tổ hợp tự do.

- Bước 3: Viết sơ đồ lai:

     Kiểu gen của F1: AaBbDd  -> kiểu gen của P có thể:

     P: AABBDD (hoa đỏ, quả ngọt)    x  aabbdd (hoa trắng, quả chua)

     P: AABBdd (hoa đỏ, quả chua)      x  aabbDD (hoa trắng, quả ngọt)

     P: AAbbDD (hoa trắng, quả ngọt)  x  aaBBdd (hoa trắng, quả chua)

     P: AAbbdd (hoa trắng, quả chua)   x aaBBDD (hoa trắng, quả ngọt)

2. Tương tác gen và liên kết gen

(1 tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định liên kết với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác).

a) Phương pháp nhận biết:

- Đề bài xét đến 2 tính trạng.

- Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.

- Có 2 trường hợp:

 + Nếu tỉ lệ chung cả hai tính trạng giống tỉ lệ tương tác đơn thuần như 9: 3: 3:1; 9: 6: 1; 9: 7; 12: 3: 1; 13: 3; 9: 3: 4... thì chắc chắn các gen liên kết đồng.

+ Nếu tỉ lệ chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ đơn thuần như 9 : 3 : 2 : 1 : 1; 6 : 6 : 3: 1; 8 : 5 : 2: 1; 6 : 5 : 3 :1 :1; 10 : 3 : 2 : 1; 8: 4 : 3 : 1.. thì chắc chắn các gen liên kết đối.

+ Ngoại lệ, đối với tương tác át chế 13 : 3, tỉ lệ chung về cả hai tính trạng  là 9 : 3 : 4 sẽ phù hợp cả liên kết đồng và liên kết đối.

b) Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định quy luật di truyền

  + Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.

  + Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.

- Bước 2: Xác định kiểu gen.

Xác định các gen liên kết đồng hay đối dựa vào sự xuất hiện hay không xuất hiện loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất (vd: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen aa→ P đều có giao tử abd → liên kết đồng

Xác định gen nào liên kết, gen nào phân li độc lập.(chú ý nếu là kiểu tương tác có một cách quy ước gen, vai trò A = B ( 9: 6: 1; 9: 7; 15: 1) ta chọn cả 2 trường hợp.

- Bước 3: Viết sơ đồ lai.

Ví dụ 1: Người ta cho lai giữa 2 cơ thể thỏ thu được F1 có tỉ lệ 12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, Kích thước lông do 1 gen quy định, không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.

Giải:

- Bước 1:  Xác định quy luật di truyền

+ Xét sự di truyền của tính trạng màu sắc lông:

            F1 có tỉ lệ 12 trắng : 3 đen : 1 xám

→ F1 có 16 tổ hợp = 4 x 4 → P mỗi bên cho ra 4 loại giao tử → F1 dị hợp về 2 cặp gen quy định 1 tính trạng → tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác.

→ đây là tỉ lệ của tương tác gen kiểu át chế trội.

Quy ước: A-B- ; A-bb: trắng

                              aaB- : đen

                              aabb: xám

→ P: AaBb (trắng)       x      AaBb (trắng)

 + Xét sự di truyền tính trạng kích thước lông:

 F1 có sự di truyền 3 dài : 1 ngắn, mà mỗi gen quy định một tính trạng → dài là tính trạng trội, ngắn là tính trạng lặn.

Quy ước: D : dài, d : ngắn

→ P:    Dd      x     Dd

- Bước 2: Xác định kiểu gen và viết sơ đồ lai

P dị hợp về 3 cặp gen mà F1 có tỉ lệ 12 : 3 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 khác với 64 tổ hợp trong phân li độc lập → xảy ra hiện tượng liên kết gen.

Nhận thấy, tính trạng màu lông trắng luôn dài, lông xám luôn ngắn  → A liên kết với D, a liên kết với d.

Sơ đồ lai:     P :  (frac{AD}{ad})Bb (trắng, dài)          x         (frac{AD}{ad})Bb (trắng, dài)

                        G : ADB: ADb: abD : abd                 ADB: ADb: abD : abd    

                        F2 : 9 (frac{AD}{--})B-:  (frac{AD}{--})3 bb :3  (frac{ad}{ad})Bb : (frac{ad}{ad}) bb

                              12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn

Ví dụ 2:  Đem F1 dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn, F2 phân li theo tỉ lệ: 196 thân thấp, quả bầu ; 589 thân cao, quả bầu; 392 thân thấp, quả tròn; 1961 thân cao, quả tròn. Biện luận, viết sơ đồ lai?

 Giải:

- Bước 1: Xét riêng từng tính trạng

+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước thân:

F2 phân li tỉ lệ cao: thấp = 13 : 3 → tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác át chế.

Quy ước: A-B-; A-bb; aabb : cây thân cao ;  aaB- : cây thân thấp

F1: AaBb (thân cao)   x AaBb (thân cao).

+ Xét sự di truyền tính trạng hình dạng quả:

F2 phân li quả tròn : quả bầu  = 3 : 1 → tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật phân li.

Quy ước: D : quả tròn, d : quả bầu

F1 : Dd (quả tròn)  x Dd (quả tròn)

- Bước 2: Xét quy luật di truyền chung

( 13 : 3)( 3 : 1) = 39 : 13 : 9 : 3 (mâu thuẫn với đề bài)

F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ~ 10 : 3 : 2 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 = 4.4 → F1 dị hợp về 3 cặp gen cho ra 4 loại giao tử → gen quy định hình dạng quả liên kết hoàn toàn với một trong 2 gen quy định kích thước thân.

+ F2 xuất hiện cả loại kiểu hình thân thấp, quả tròn (aaB-D-) và thân thấp, quả bầu (aaB-dd) → cặp alen Aa của F1 phân li độc lập với 2 cặp gen kia, đời F2 xuất hiện tổ hợp các gen liên kết là (frac{BD}{--}) và(frac{Bd}{-d}) → các gen đã liên kết theo vị trí đối.

+ Kiểu gen của F1 :  Aa (frac{Bd}{bD})

F1 x F1:      Aa (frac{Bd}{bD})  (thân cao, quả tròn)   x       Aa (frac{Bd}{bD}) (thân cao, quả tròn)

G:      1 ABd: 1aBd: 1AbD: 1abD                    1 ABd: 1aBd: 1AbD: 1abD

F2:     6 A-(frac{BD}{--}); 3 A-(frac{bD}{--}); 1 aa  (frac{bD}{bD}): 10 thân cao, quả tròn

            3 A-  (frac{Bd}{-d})                          : 3 thân cao, quả bầu

            2 aa     (frac{BD}{--})                          : 2 thân thấp, quả tròn

            1 aa      (frac{Bd}{Bd})                        : 1 thân thấp, quả bầu

3. Tương tác gen và hoán vị gen:

a) Phương pháp nhận biết:

- Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.

- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ của trường hợp tương tác- liên kết; xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

b) Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định quy luật chi phối.

Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.

Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy tăng xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.

- Bước 2: Xác định kiểu gen:

+ Xác định gen liên kết đồng hay đối: dựa vào sự xuất hiện tỉ lệ lớn hay bé của loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất. Vd: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen

aa (frac{bd}{bd})lớn hơn aa (frac{bD}{bD})  → đời trước tạo giao tử abd lớn hơn loại giao tử abD     → liên kết đồng.

+ Xác định gen nào liên kết: nếu là kiểu tương tác vai trò của 2 gen A, B không như nhau ta phải dựa vào thế hệ sau loại kiểu hình có tổ hợp gen (aaB-dd) có tỉ lệ lớn hay nhỏ để suy ra gen nào liên kết.

+ Tính tần số hoán vị: dựa vào kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc đơn giản nhất ở thế hệ sau để lập phương trình, giải chọn nghiệm.

- Bước 3: Viết sơ đồ lai.

Ví dụ :  Ở một loài thực vật, người ta cho thụ phấn F1 nhận được F2 phân li kiểu hình: 7804 cây quả dẹt, vị ngọt; 1377 cây quả tròn, vị ngọt; 1222 cây quả dài, vị ngọt; 3668 cây quả dẹt, vị chua

; 6271 cây quả tròn, vị ngọt; 51 cây quả dài, vị chua.

Biết vị quả ở một cặp gen quy định. Xác định  kiểu gen và tính tỉ lệ giao tử của F1.

Giải:

- Bước 1:  Xét riêng từng tính trạng.

+ Tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài → đây là tương tác bổ trợ.

Quy ước:      A-B-: quả dẹt;   aabb : quả dài ;     A-bb; aaB- : quả tròn

F1: AaBb (quả dẹt)   x AaBb (quả dẹt).

+ Xét sự di truyền tính trạng vị quả:

F2 phân li quả ngọt : quả chua  = 3 : 1 → tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.

Quy ước: D : quả ngọt, d : quả chua

F1 : Dd (quả ngọt)  x Dd (quả ngọt)

+  Xét chung:

(9 : 6 : 1)(3 : 1) = 27: 18 : 3 : 9 : 6 : 1 khác đề bài (38,25: 18: 30,75: 6,75 : 0,25)

→ 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.

-  Bước 2: Xác định kiểu gen:

+ F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, vị ngọt (aabbD-) = 6% lớn hơn loại kiểu hình quả dài vị chua (aabbdd = 0,25%) → F1 tạo loại giao tử abD hoặc baD lớn hơn loại giao tử abd hoặc bad → các gen liên kết theo vị trí đối. Vì vai trò của gen A và B như nhau nên kiểu gen của F1 là  

Aa (frac{bD}{Bd})  hoặc Bb(frac{aD}{Ad})

+ Gọi f là tần số hoán vị ( 0< f < 50%). Vì F2 xuất hiện kiểu hình quả dài vị chua aa (frac{bd}{bd}) ( hoặc bb (frac{ad}{ad})) = 0,25% nên f là nghiệm của phương trình:

(frac{1}{4} imes frac{f}{2} imes frac{f}{2}) = 0,0025  → f = 20%

- F1 x F1 :    Aa(frac{bD}{Bd})  x   Aa(frac{bD}{Bd})

Tỉ lệ giao tử của F1: ABD = Abd = aBD = abd = 5%

                                      AbD = ABd = abD = aBd = 20%

(kết quả tương tự với trường hợp F1 có kiểu gen Bb )

4. Tương tác gen và liên kết với giới tính:

a) Phương pháp nhận biết:

-  Khi xét sự di truyền một cặp tính trạng, nếu sự di truyền tính trạng này vừa biểu hiện tương tác của hai cặp gen không alen, vừa biểu hiện liên kết giới tính, ta suy ra trong hai cặp alen phải có một cặp trên NST thường phân ly độc lập với cặp kia.

- Khi xét sự di truyền của 2 cặp tính trạng, nếu có 1 tính trạng thường do tương tác gen, 1 tính trạng liên kết với giới tính, ta dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình của mỗi tính trạng, suy ra kiểu gen tương ứng. Sau đó kết hợp lại ta có kiểu gen chung về các tính trạng.

b) Phương pháp giải:

- Bước 1: Xét sự di truyền của tính trạng để suy ra tính trạng do tương tác của 2 gen không alen quy định.

- Bước 2: Biện luận để thấy tính trạng phân bố không đều ở 2 giới → có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính, cặp kia nằm trên NST thường.

- Bước 3: Viết sơ đồ lai.

Ví dụ

Cho gà trống có lông màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là:

Gà trống: 6 lông xám : 2 lông vàng

Gà mái: 3 lông xám : 5 lông vàng

Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai.

Giải:

F1 có tỉ lệ kiểu hình xám : vàng  = 9 : 7 = 16 kiểu tổ hợp Þ màu lông di truyền theo qui luật tương tác gen bổ trợ và F1 dị hợp 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

Qui ước: A-B-: lông xám; A-bb, aaB-, aabb: lông vàng

Nhận thấy sự phân bố kiểu hình ở gà trống và gà mái không đều nhau, chứng tỏ màu lông di truyền liên kết với giới tính. Suy ra cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Vì tương tác bổ trợ nên 2 gen trội có giá trị như nhau, do đó vai trò A, B ngang nhau. Giả sử cặp Bb nằm trên NST giới tính, ta có kiểu gen của P là:

       ♂ AaXBXb  x ♀ AaXB

Sơ đồ lai:     

P:    ♂  AaXBXb      x   ♀ AaXB

            ♂

AXB

AXb

aXB

aXb

AXB

AAXBXB

AAXBXb

AaXBXB

AaXBXb

aXB

AaXBXB

AAXBXb

aaXBXB

aaXBXb

AY

AAXBY

AAXbY

AaXBY

AaXbY

aY

AaXBY

AaXbY

aaXBY

aaXbY

Tỉ lệ kiểu hình:

Trống : 6 xám : 2 vàng

Mái: 3 xám : 5 vàng

0