23/06/2018, 23:36

Phương pháp luyện thi đại học môn Sinh

Trong thời gian vừa qua,zaidap.com có thời gian trao đôi trực tiếp với bạn Nguyễn Thị Thúy Hằng - cựu học sinh trường chuyên Phan Bội Châu hiện là sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đạt được điểm 9,5 môn Sinh trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015. Cùng tham gia vào cuộc trò chuyện ...

Trong thời gian vừa qua,zaidap.com có thời gian trao đôi trực tiếp với bạn Nguyễn Thị Thúy Hằng - cựu học sinh trường chuyên Phan Bội Châu hiện là sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đạt được điểm 9,5 môn Sinh trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015. Cùng tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn ấy để học hỏi kinh nghiệm luyện thi đại học môn Sinh nhé .

Xem thêm: Phương pháp giải các bài tập di truyền

Xin chào Hằng, có 1 số bạn học sinh lớp 12  lo ngại rằng bây giờ em mới bắt đầu học môn Sinh thì có kịp không ? Và em có thể đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn ấy  được ko ? 

Theo em nghĩ với các bạn đã học sinh  đã có ý định chuyển sang khối B thì chắc hẳn các bạn ấy có một niềm yêu thích riêng đối với môn Sinh.  Thường thì  niềm yêu thích đó có thể là do các bạn thích khám phá và giải thích các hiện tượng thiên nhiến , do các bạn đam mê ngành Y , do các thầy cô giáo dạy môn Sinh  truyền động lực ….

Tuy nhiên do vì lí do gì đi nữa khi các bạn cảm thấy thích thú môn Sinh thì các em sẽ dễ dàng học hơn . Vì thế , các bạn   đừng quá lo lắng là kịp hay không kịp vì kiến thức thi môn Đại học – THPT Quốc gia môn Sinh nằm chủ yếu trong kiến thức chương trình lớp 12  và có một phần nhỏ  nhỏ ở  Sinh học 10 . Nếu các bạn quyết tâm thì hoàn toàn các bạn có thể đạt được điểm cao Sinh

Thời điểm này là thời gian mới bắt đầu năm học mới nên lượng kiến thức trong chương trình cũng được coi chưa là quá nhiều . Nên  em  nghĩ là các bạn bây giờ bắt đầu học thì cũng hoàn toàn phù hợp . Tất nhiên là việc các bạn làm quen  sớm và học trước chương trình thì các bạn ấy có nhiều lợi thế hơn . 

Nói một cách hơi hình ảnh:  Ôn thi đại học là một cuộc thi chay bền và càng về đích thì càng cần bỏ ra nhiều sức để tăng  tốc . Vậy thì em có  đã xây dựng kế hoạch chạy đua của mình thế nào ?

Trong quá trình ôn thi của mình thì em chia quá trình học của mình ra làm 3 giai đoạn

Giai đoạn 1 : Học kiến thức mới và làm các đề thi theo các chương và các chuyên đề luyện thi đại học

Giai đoạn này tiến hành cùng với việc học song song với kiến thức trên lớp khoảng tử   lúc bắt đầu năm học  đến thời gian trước Tết . Học xong kiên thức phần nào thì làm đề thi theo chuyên đề của phần đó .  Kiến thức của phần nào mình thấy chưa vững thì luyện tập thật nhiều lần cho thành thạo . Tuy nhiên thời gian này vẫn còn các môn khác trên lớp nên  em cũng chưa kịp đầu tư nhiều thời gian cho viếc học môn Sinh

Giai đoạn 2 : Luyện đề thi thử và bổ sung các kiến thức còn kém

Giai đoạn này bắt đầu từ sau Tết đến khoảng đầu tháng 4. Em bắt đầu đi tìm đề thi thử của các trường chuyên và tiến hành làm . ở giai đoạn này  thì chưa giới hạn thời gian làm để nhưng chủ yếu là rèn kĩ năng cho bản thân .

Giai đoạn 3 : Giai đoạn gần thi : Luyện đề cấp tốc và tổng hợp lại kiến thức .

Thời gian còn lại đến trước khi thi THPT (trước thi THPT khoảng 1 tháng rưỡi). Lúc này em tập trung công việc chủ yếu vào làm đề . Với môn Sinh thì một ngày  em làm 3 đề . Sáng một đề, chiều một đề, tối một đề. Tương tự như vậy em cũng luyện môn Toán và Hóa mỗi ngày. Và một ngày em dành khoảng thời gian 13 tiếng đề làm đề thi .

Không giống như  Toán - Lí - Hóa – là các môn tự nhiên thiên về bài tập tính toán còn đối với môn Sinh thì trong đề thi THPT môn Sinh : lí thuyết 60%  và 40 % bài tập . Em có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách học lí thuyết và bài tập của mình cho các bạn học sinh lớp 12  ko ?

Trong các đề thi gần đây các em cũng thấy là đề Sinh rất dài, tầm 7- 8 trang, trong đó có 60 % điểm là thuộc về các câu lí thuyết . Thực tế thì  mình thấy đối với dân tự nhiên thì lí thuyết  rất khó học và khó vào đầu . Có những phần  hôm nay mình ôn tập rất kĩ , rất hiểu  nhưng sau đó  mình lại quên ngay  cứ như vậy thì mình bị nản chí.

Vậy thì mình làm thế nào để có thể ghi nhớ  được các kiến thức lí thuyết trong  SGK ?

Trước tiên  mình  cần phải phân biệt rõ các khái niệm đó với nhau để không bị nhầm khái niệm này với khái niệm kia  .

Ngoài ra trong môn Sinh có  nhiều hình ảnh minh họa trong SGK  các bạn có thể tận dụng để làm  thác kiến thức mới hoặc ôn lại kiến  thức cũ hoặc có thể mình tạo ra hình ảnh cho các phần kiến thức mình học. Hình ảnh thì bao giờ  cũng ghi nhớ hơn là lí thuyết .

Vì phần lí thuyết mình tương đối yếu nên  có thể đầu tư thời gian hơn vào phần này .

Nếu bạn nào chăm chỉ hơn 1 tí thì có thể tự mình làm cho mình những Sơ đồ tư duy logic của các chương, đó là cách hệ thống kiến thức tốt nhất, đảm bảo tính lô giccủa các bài học  trong chương.

Cuối cùng là mình chọn cách học là luyện đề thi lý thuyết sau từng chương  và từng chuyên đề  để vận dụng các kiến thức mình đã học  và kiểm tra xem chỗ nào mình bị hổng ?

Lý thuyết chưa vững thì các bạn làm đề từng chương, từng phần, gặp câu nào làm rồi cũng làm lại, đó là 1 cách học rất hiệu quả, gặp nhiều thành nhớ.  Chốt lại về lý thuyết thì chỉ nằm trong SGK và đòi hỏi mình phải hiểu và vận dụng, nhớ quan tâm đến cuốn SGK .

Còn với bài tập  thì em sử dụng phương pháp nào ?

Làm được bài tập là không khó, mà làm nhanh mới là 1 vấn đề.

Đối với các bạn mới bắt đầu học thì nên phân tích đề trước khi làm bài , những cái đề bài cho có liên quan ngầm như thế nào với cái  đề bài yêu cầu.  Sau khi đã thành thục hơn rồi thì các bạn hãy tìm ra các phương pháp giải nhanh hơn  để có rút ngắn thời gian làm đề .  

Để làm nhanh các bài tập thì cần có công thức và các mẹo tính toán nhanh, các công thức này có thể là do được các thầy cô cung cấp cho , do  bạn bè hướng dẫn mình làm bài hoặc  mình rút ra  trog quá trình làm bài được. Công thức của phần bài tập lại không phải học thuộc để nhớ, mà các em phải luyện bài, làm thật nhuần nhuyễn, như thế các em cũng  rèn được kỹ năng làm bài, cũng như lý thuyết, gặp bài tập làm rồi các em cũng làm lại, để có thể rút ra những phương pháp khác có thể hay hơn

Ngoài ra khi làm các bài tập môn Sinh học thì các bạn cần chú ý đến các các từ khóa có thể gây nhầm lẫn trong  đề có thể có nhiều câu gây hiểm lầm. Kinh nghiệm của em là luyện tập nhiều thì sẽ phát hiện ra  .

Qua một số cuộc nói chuyện với em  thì chị thấy  phương pháp ôn luyện chủ đạo của em là luyện đề thi đại học em có thể bật mí cho các bạn ở đây biết là em bắt đầu luyện đề từ khi nào ? Em đã luyện bao nhiêu đề thi đại học – THPT Quốc gia môn Sinh ? Lợi ích của việc luyện đề đối với bản thân em ?

Bản thân mình em cũng không thể tính được là mình đã làm bao nhiêu đề rồi.  Làm đề cũng như là 1 sở thích của em vậy, em đam mê và thích làm đề, vì đây là 1 cách ôn tập kiến thức rất hiệu quả, cả lý thuyết lẫn bài tập.

Làm đề rèn cho mình kỹ năng rất tốt, kỹ năng phản xạ đề, đọc đề nhanh và chính xác, rèn bài tập nhuần nhuyễn và khi đó thì mình tự tin với các đề sau hơn.Làm đề ở nhà, hay giải đề thi onl cũng không bằng việc mình đi thi thử, các kỳ thi thử sẽ rèn tâm lý cho mình vững hơn và sẽ không bị tâm lý khi vào phòng thi nữa. Tuy nhiên thì cũng không nên quá lạm dụng .

Luyện đề giúp cho  em có thể hình dung được cấu trúc và các kiến thức trong tâm trong đề thi THPT – Quốc gia , và đánh giá được năng lực của bản thân mình  . Việc luyện tập nhiều đề thì sẽ làm  rèn luyện cho mình có tâm lí  trong phòng thi vì vậy trong phòng thi sẽ bớt run hơn .

Rõ ràng là  trăm hay không bằng tay quen.  Có rất nhiều bạn trong phòng thi bị tâm lí nên làm bài chưa tốt và thể hiện chưa đúng với năng lực của mình ?

Không ít bạn kiến thức rất vững nhưng trong các kỳ thi vẫn không đạt điểm cao, chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài.

Theo em, trước hết  cần  chuẩn bị sẵn sàng một list   đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh chừng 1 phút mỗi câu, nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (a/b/c/d.), câu tính toán hoặc chưa quyết định chừa lại.

Sau khi đã đến câu cuối (câu 50) thì rà soát lại các câu chưa có kết luận cuối cùng.

Với các câu tính toán :  các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính liên hoàn, rồi dùng máy kiểm thử so sánh với phương án trên đề.

Thận trọng khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ chính xác đúng-sai mà thôi.

Đừng để mất quá  nhiều thời gian dành cho các câu khó. Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính toán cố gắng làm trọn trong 40 phút, 15 câu còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, bảo đảm tính thi tuyển, chọi nhau.

Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện sẽ là những yếu tố quan trọng để thi tốt.

Em có thể bật mí đề thi  thì em lấy ở đâu ko ?

Ở đâu có đề là em xin rồi photo để tự làm, đề em chủ yếu là đề thi thử các trường chuyên, hay đề các năm trước, rồi đề trên các trang mạng… Tuy nhiên không phải đề nào cũng hay cả.

Mình biết chọn lọc những đề của các trường có tiếng đã lâu.  Ngoài ra còn xin  từ thầy cô, hay là các đề online trên các website trực tuyến… Nói chung đã thích làm đề thì nguồn đề là rất phong phú ^^

Cảm ơn em về bài chia sẻ rất thú vị và ý  nghĩa ! 

0