Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Văn hay lớp 12
Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Văn hay lớp 12 Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sóc Trăng Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguvên: nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh ...
Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Văn hay lớp 12
Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sóc Trăng
Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguvên: nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc, thể thao, thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguvên.
Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quí hiếm nhâ't, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đinh, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi đã trở thành người bạn thân thiết vơi con người trong đời sống hằng ngàyvận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ làm thúy lợi. Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật có tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M’Nông, Êđê, Lào…không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.
Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường vi von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, gài chông". Để chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpôc. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng, ngang đủ để 10 con voi giằng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơgát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiến, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ Trên mỗi con voi có hai chàng mơgát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên như những chiếc lò xo lao về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiêng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình ngẩng đầu quan sát và điểu khiến voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M’Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơgát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gỗ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường, Khi bóng chàng mơgát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống chiêng giục giả liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiêng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đoạt giải đưọc gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơgát được thưởng 1 con lọn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nháy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng
Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng cua ngày hội.
Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên – Bài làm số 2
Năm nào cũng vậy, khi đến gần những mùa hoa rừng đua nhau nở muôn hương, muôn sắc đẹp, thì nghìn sắc tiếng chiêng, âm thanh rộn rã của tiếng trống và tiếng tù rúc chộn rộn cùng những vang vang âm động của núi rừng… Từ khắp các buôn, các bản làng đất Tây Nguyên lại tưng bừng mùa lễ hội đua voi, mọi người thuộc các dân tộc Ê – đê, Mơ – nông rộn rã chuẩn bị với những trang phục thổ cẩm, khăn thêu, vòng bạc đeo, họ cùng kéo đến trường đua để vui mừng xem hội đua voi mới.
Trường đua voi mà những chàng khỏe mạnh, già làng đã chọn là một vùng bãi đất dài, rộng rãi, trống và bằng phẳng. Bắt đầu vào cuộc thi, người người đã chọn đến hàng trăm con voi khỏe xếp hàng ngang và đứng chào khán giả. Tiếp kế là những chàng quản voi có thân hình nước da đen ngăm, rắn rỏi mang gương mặt trẻ và khỏe đã ngồi chắc chắn trên lưng voi chờ đợi. Đến khi những hồi chuông báo động và âm vang của tiếng tù, tiếng rúc cất lên giữa khoảng trời xanh bao la, mênh mông của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên thì là lúc hiệu lệnh xuất phát đã đến. Và hết thảy trong không gian nhộn nhịp, đông đúc là những tiếng vỗ tay, reo hò vui vui của các bà con, cô bác đang cổ vũ cho voi của buôn, của bản mình.
Những con voi vui tính, lúc lắc chuông ở cổ và vểnh tai cao, chúng cuốn vòi, giơ chân trước như chào khán giả. Và dưới sự hướng dẫn thân thiện của những chàng quản voi, chúng cứ làm theo sự điều khiển mà hướng thẳng, lao về phía trước một cách nhanh nhẹn và thông minh…; để lại đằng sau những đám bụi mịt mù lẫn cát và đất đá trắng.
Đàn voi trùng trùng điệp điệp, đi như vũ bão cuồng nộ, khác hẳn với cái dáng vẻ nặng nề, chậm chạp thường ngày. Tiếng hò hét văng vẳng vọng lại khắp núi rừng Tây Nguyên, thi thoảng cũng làm phấn khích những chàng quản voi, các chàng thúc chân vào bụng voi, voi lại rống lên, mang vẻ phấn chấn lạ lùng hơn.
Khi có những con voi gần về tới đích, cả những âm thanh của chim rừng, các tiếng trầm đục của muôn loài thiên nhiên và cùng hòa với tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng tù là rừng tiếng reo hò, mời gọi của người xem.
Chàng quản voi – người thắng cuộc sẽ ghìm voi lại, đưa hai tay làm dấu hiệu cho voi cúi chào khán giả, rồi sau đó tiến dần lên nhận thưởng. Voi được tặng thưởng nào những: chuối, mía, đường, hoa và quả rừng; người được thưởng những lời gọi chào yêu thương, những gói chè xanh, thuốc, kẹo gói trong tấm thiệp hồng đỏ tươi… Tất cả như là niềm vui, niềm hạnh phúc của núi rừng Tây Nguyên giữa những đồi thảo nguyên xanh rực rỡ sắc màu của hoa lá; rộn rã của nghìn tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng tù vang động về "ngày hội đua voi ở miền Tây Nguyên", đầy nắng và gió.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Bình luận về thói ăn chơi đua đòi – Văn hay lớp 9
- Kể lại một hoạt động từ thiện của lớp em – Văn hay lớp 6
- Thuyết minh về lễ hội đua thuyền – Văn hay lớp 9
- Tả thái độ của người xung quanh khi có người đạt thành tích xuất sắc – Văn hay lớp 6
- Nghị luận xã hội về hình ảnh: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp – Văn hay lớp 12
- Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Văn hay lớp 11
- Thuyết minh về lễ hội dân gian – Văn hay lớp 9
- Phân tích đoạn trích Bắc Sơn – Văn hay lớp 9