13/01/2018, 16:44

Thuyết minh về mì Quảng – Văn hay lớp 12

Thuyết minh về mì Quảng – Văn hay lớp 12 Thuyết minh về mì Quảng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Trị Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa. Bên cạnh rượu Hồng Đào, Mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam ...

Thuyết minh về mì Quảng – Văn hay lớp 12

Thuyết minh về mì Quảng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Trị

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa. Bên cạnh rượu Hồng Đào, Mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn giản dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đến thành phố chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng mướt xanh, có in lại lọt thỏm giữa ổn ào phố thị…

Cũng như phố Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào, thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhung rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều ngưòi. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây không nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phố Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chi đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xa thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, cối đá đã thay bằng máy xay có động cơ. Tráng bánh lên một màng vải căng trên nổi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp đầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều đi nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới cho nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đảm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra đế người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng pha kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lúi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sông có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiêng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì… Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gẫy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bê­n những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt… Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hỏi, chiêu đãi bạn bè…mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đổi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quảng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. "Thương nhau múc chén chè xanh, ăn tô mì Quảng để anh ăn cùng".

Thuyết minh về mì Quảng – Bài làm số 2

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng, đó là món mì đặc trưng của xứ này: mì Quảng.

Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên những cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị…Tuy vậy, mì quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.

Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi:

"Mì em mới trắng còn tươi

Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra

Khoẻ ra lên rú xuống nà

Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy…"

Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không hề làm cho bạn thất vọng.

Với một nguyên tắc chung là sợi mì bằng bột gạo – gạo trong cho sợi mì màu trắng, gạo đỏ cho sợi mì màu nâu, có khi cho tí nghệ để có loại mì vàng, cùng được chấp nhận hết – và một loại nhưn nhị cô đặc làm bằng bất cứ thực phẩm nào cũng được, ta thấy rằng mì Quảng là một món biến hóa khôn lường, và đó chính là điều làm nổi bật tính cách dân gian của nó, dễ dãi tùy theo sản phẩm mà địa phương hoặc gia đình có được mà tô mì sẽ có một hương vị như thế nào. So với những thứ khác cùng loại, mì Quảng (loại truyền thống) có vẻ quê mùa. Các cọng mì xắt to hơi thô và cứng, rau sống ghém thường có bắp chuối hoặc chuối cây, món nhưn ít nước rải lên trên thêm đậu phộng giã và bánh tráng nướng bẻ vụn, khi trộn lên trông tô mì lổn nhổn, không có được sự mềm mại của bánh phở trắng tinh, uyển chuyển trong làn nước dùng trong veo, hoặc quyến rũ với miếng giò heo và màu đỏ cay của tô bún bò.

Nhưng phở hay bún bò có cái hấp dẫn của sự tinh tế, còn mì Quảng có cái ngon lành của sự mộc mạc. Sợi mì to, chất nhưn rất đậm và ngậy béo cho ta một cảm giác ngon hơi phàm nhưng mạnh mẽ, kích thích. Người ta không ăn mì Quảng một cách nhỏ nhẻ mà phải “lua ào ào” mới ngon. Nếu ăn trong khung cảnh đơn sơ của thôn quê thì càng hay. Vì nếu xét theo sự hiện diện và tính chất của nó thì có thể kết luận chắc chắn mì Quảng phát nguyên trước hết ở nông thôn mà kẻ thưởng thức là những người làm lụng cực nhọc trên đồng ruộng. Với câu “hãy nói cho tôi biết anh ăn cái gì và ăn như thế nào, tôi sẽ nói anh là người ra sao” thì món mì Quảng cũng nói lên được bản chất của người Quảng Nam nhiều lắm. Không màu mè kiểu cách, hơi thô thiển nhưng chân thật, rất vững vàng trong nguyên tắc nhưng cũng biết uyển chuyển trong ứng xử, mặc dầu uyển chuyển một cách hơi cứng nhắc. Rõ ràng mì làm sao thì người làm vậy.Tại các làng quê xa của nước ta khách lỡ độ đường thường khó kiếm được quán ăn, nhưng nếu là ở Quảng Nam thì khỏi lo điều ấy, vì làng nào hầu như cũng có ít nhất là một quán mì, và mì Quảng luôn luôn là loại thức ăn rẻ tiền và chắc bụng. 

Quán mì là một điểm rất đặc biệt của thôn quê Quảng Nam. Tất cả dân làng đều có dịp ghé ăn ở đó, không có tiền mặt trả ngay thì tới mùa đong lúa trả cũng được. Nhà có khách bất ngờ không nấu nướng kịp thì chạy ra quán mì mua một vài tô đặc biệt về đãi khách. Ngày mùa nhà nào có kêu thợ gặt có thể đặt làm một gánh mì gánh ra đồng đãi thợ “ăn uống nước nửa buổi.” Món mì gắn chặt với đời sống hằng ngày của mọi người, và hai tiếng “ăn mì” rất phổ biến đối với người dân quê Quảng Nam, nói lên một sinh hoạt ăn uống không xa xỉ hoang phí lắm nhưng cũng vượt một tí khỏi mức bình thường.

Này nhé, những người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hội đủ các thứ sau đây: Mì được thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhân (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Ô. Còn nữa mì ngon là ngon từ lá Mì kia, lá mì không được dẻo quá mà củng không quá tơi, tô Mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá Mì bị gẫy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần. Về nuớc lèo, nuớc phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt nữa. Nhiều gia vị quá, nuớc lèo làm cho tô Mì loè loẹt và đôi khi át mất huơng vị đồng quê.

Ăn Mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, ăn một hơi vài ba tô cho căng bụng mới thấy nó ngon đến cở nào. Gắp một đũa Mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nuớc lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô Mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng đuợc rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Và đúng là phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng kia. Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt…

Mì Quảng – ngay từ bản thân nó đã không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số " biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị: 1 cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôi.

Có một điều, ăn Mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Thuyết minh về mì Quảng – Bài làm số 3

Không hiểu vì sao miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì Quảng lại chỉ định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Thức quà dân dã của miền đất khó ấy giờ đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.

Khi những cánh đồng vàng chỉ còn trơ gốc rạ, cây rơm “ngạo nghễ” đón nắng, gió góc vườn và lúa vàng khô đã yên vị trong những chum, mái trong nhà là lúc người làng mở hội vui bằng những tô mì gạo mới. Không hiểu “tô mì gạo mới” ấy có gì mà “ám ảnh” những người Quảng tha hương đến vậy? Mẹ tôi kể, ngày ấy, cứ đến mùa, những người tản cư lại theo xe lam ba bánh hay xe Daihatsu về quê mua gạo mới làm mì, bởi họ quan niệm những thứ gạo ở thành phố không thể cho ra một tô mì “đúng chất Quảng Nam”. Sau 30.4.1975, trở về quê cũ dựng nhà, ba tôi, đã xây một lò tráng mì… để mưu sinh. Năm tháng ấy, đến mùa gặt hay mùng 5.5 âm lịch mỗi năm, nhà tôi đã phải chong đèn suốt đêm mới tráng xong những chồng mì cho người quê gửi. Ba tôi kể, xưa, người làng chọn lúa lốc, lúa trì, lúa cang cũ ngâm gạo và xay bột để cho một tô mì thơm ngon. Còn bây giờ, người ta đã thôi không làm ra những lá mì màu củ dền nhạt, phơn phớt hồng nâu của giống lúa cũ và thay bằng những lá mì khác, nhưng phải là loại gạo nở mềm và cũng không quá dẻo cơm. Xưa, tráng bằng nồi đất, loại lớn có rút nhiệt tốt, giờ dùng nồi đồng 10 hay chảo gang. Bột ướt là sản phẩm của cối xay bột hai thớt, thấp thoáng bóng dáng Yoni- Linga (sinh thực khí) của nền văn minh Phù Nam. Khuôn tráng thường làm bằng vải láng, khổ rộng hơn 40cm, căng trên miệng nồi với phần thân nồi đặt lút sâu giữa lò xây bằng gạch và đất sét chung quanh để giữ nhiệt. Khi nước sôi, người tráng khuấy bột đều bằng chính chiếc gáo lường làm bằng nửa sọ dừa, đít mài nhẵn bóng, có dùi lỗ tra cán tre thật khít, múc bột đổ lên khuôn, láng đều và đậy nắp. Lá mì được tráng hai lần. Bánh chín, dỡ nắp, dùng thanh tre vót dẹp bản rộng xuyên qua giữa lớp vải khuôn với lớp bánh và vớt bánh bày trên vỉ, chồng lên liên tục cho đến khi hết thau bột. Chất lượng tô mì phụ thuộc rất nhiều thứ nhưng quan trọng hơn cả vẫn là công đoạn tráng bánh. Không có một công thức chung cho việc gia, giảm lượng nước pha bột để tráng mà thuộc về tay nghề “bí truyền” của mỗi gia đình. Những lá mì được xếp chồng lên nhau, để nguội, thoa dầu (tốt nhất là dầu phụng khử chín) và gấp lại. Khi ấy, những đôi bàn tay cầm nắm cả đầu và cán dao lướt đi trên lá mì đã gấp. Người có óc tưởng tượng sẽ  hình dung giống đôi bàn tay “ma thuật” đi qua mặt gỗ và… rổ mì sợi trắng đục màu gạo ấy… đã sẵn sàng cho một bữa tiệc quê vui vẻ. Mì Quảng ngon là nhờ nồi nước nhưn nóng hổi, vàng ươm với nhiều cách chế biến từ tôm, heo, gà, cá…, và không thể thiếu vị mùi cải con, húng, quế, tía tô, bắp chuối sứ xắt nhỏ, vài lát chanh tươi, muỗng dầu béo ngậy, thêm một chút đậu phụng rang vàng giã dập, kẹp miếng bánh tráng bóp nhỏ, rắc cùng hành ngò… lên tô mì. Có vậy thôi, nhưng không hiểu sao, mỗi khi cắn miếng ớt xanh cay tê đầu lưỡi… thì dẫu có ăn đủ của ngon vật lạ, tận trong thẳm sâu tiềm thức người Quảng tha hương hay hoài cổ vẫn không thể quên món mì Quảng.

Những người nhà quê nói món mì Quảng có đủ… âm dương, ngũ hành, bát quái, càn khôn… Ai cũng đều có thể thưởng thức, tìm kiếm cái no bụng, ngon lành hoặc… giá trị văn hóa, khoa học trong một tô mì. Xét về mặt dinh dưỡng, món ăn với thực phẩm tươi non, cân đối dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất của nhiều loại rau hợp vệ sinh, thân thiện với môi trường, không gây ra các bệnh do ăn uống,… là một công thức lý tưởng. Dưới cái nhìn phương Đông, mì Quảng có sự hòa hợp khí chất âm dương. Không nóng quá, cũng không làm lạnh tỳ vị. Hầu hết rau ăn (bắp chuối, chuối cây, rau muống, rau thơm (húng, é, nén, hành hương, rau đắng, diếp cá…), gia vị (nghệ, hạt điều) đều có dược tính kích thích tiêu hóa, phòng nhiều bệnh đường ruột…. Và đó là món ăn có những âm thanh, màu sắc riêng.

Xét cho cùng, nghệ thuật Quảng Nam mà đặc sản là mì Quảng phản ánh được truyền thống văn hóa lâu đời của người gieo trồng trên đất khó. Mỗi thứ dụng cụ, gia vị… cho thấy sự tích lũy kinh nghiệm, sự sáng tạo để thích nghi với mùa vụ và tính khí khắc nghiệt của trời đất. Món ăn của miền đất khó ấy đã bước vào căn nhà ẩm thực danh giá châu Á, có thể là niềm vui của không ít nhà kinh doanh lữ hành hay nhà hàng, nhưng với người Quảng, cũng là chuyện bình thường. Bởi, món mì ấy đã như “một thứ tín ngưỡng”, “một thứ tôn giáo” của riêng người Quảng Nam. Có thể, trong suốt cuộc đời mình, chưa được ăn phở, miến hay bún bò Huế…, nhưng chắc chắn không một người Quảng nào lại chưa được ăn một tô mì Quảng.

Vậy nên:

Thương nhau múc bát chè xanh

Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng…

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • thuyết minh về mì quảng

Bài viết liên quan

  • Phân tích tác phẩm Ông đồ – Văn hay lớp 8
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 9
  • Phân tích tác phẩm Muốn làm thằng Cuội -Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Cái gì cũng nhàm chán cả trừ học hỏi – Văn hay lớp 12
  • Thuyết minh về món phở Hà Nội – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến – Văn hay lớp 11
  • Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái – Văn hay lớp 3
  • Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn hay lớp 10
0