13/01/2018, 16:44

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11 Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lai Châu Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của ...

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lai Châu

Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ "Chạy giặc" là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.

Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguvễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc". Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

…Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như "một bàn cờ thế" phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay". Thành Gia Định thất thủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Vần thơ cất lên như một lời than:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Các từ ngữ: “vừa nghe tiếng súng Tây”, “phút sa tay" làm nổi bật thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và nói lên nồi kinh hoàng của nhà thơ, của nhân dân khi thành Gia Định bị giặc Tây nổ súng đánh chiếm. "Một bàn cờ thế" là một ẩn dụ, cách nói ước lệ, hàm súc về một cục diện chiến trường, một tình thế chiến tranh hồi ấy (1859).

Hai câu thực 3,4 tả cảnh chạy loạn, chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Các từ ngữ: "bỏ nhà". “lơ xơ chạy". "mất ổ” “dáo dát bay" đặc tả sự tan nát. hoảng sợ, hãi hùng. Nhà thơ lấy thế giới con người là "lũ trẻ” lấy thế giới thiên nhiên là "đàn chim", hai hình ảnh ấy điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân trước thảm họa đất nước, quê hương bị xâm lược:

"Bỏ nhả lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dát bay”

Phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhấn ý các chữ "bỏ nhà" và “mất ổ" tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.

Hai câu luận 5,6 đối nhau làm hiện lên hai cảnh tang thương điêu tàn nơi Bến Nghé và Đồng Nai. Gần 200 năm về ưước, Bến Nghé dã là cảnh đô hội, sầm uất, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập. Đồng Nai là vựa lúa miền Nam. Thế mà chỉ trong chốc lát đã bị giặc Pháp bắn giết, đốt phá, cướp bóc rất dã man. Tài sản của nhân dân ta bị chúng cướp phá sạch sành sanh '"tan bọt nước". Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào ta bị quân xâm lược đốt phá tan hoang. Lừa khói ngút trời, bao phủ một vùng rộng lớn "nhuốm màu mây". Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Chi bằng hai hình ảnh so sánh rất chọn lọc, đổi nhau: “của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây" đã căm thù lên án tội ác tày trời của quân xâm lược. Nỗi đau đớn và căm thù chứa đầy vần thơ:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."

Tội ác quân giặc không thể nào kể xiết! Nhà thơ tưởng như cất lời than uất hận trước tội ác ghê tởm của giặc Pháp:

“Bình tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé,

làm cho bốn phiá mây đen ;

Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,

ai cứu một phường con đỏ

( Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Sau khi hạ thành Gia Định, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cả một vùng rộng lớn của đất nước ta chìm trong máu lửa, Phan Vãn Trị, người bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận viết khi nghe tiếng kèn giặc:

“Tờ te kèn thổi tiếng năm ba,

Nghe lọt vào tai dạ xót xa.

Vốn khúc sông Rồng mù mịt kliói,

Vắng hoe thành Phụng ủ sầu hoa…"

( Cảm tác)

Hai câu kết, cảm xúc nghẹn lại bỗng trào lên, biểu lộ một tâm trạng đau đớn, lo âu. Lo âu cho tính mạng và tài sản của nhân dân ta đang bị giặc Pháp bắn giết, cướp bóc dã man. Lo âu cho vận mệnh đen tối của đất nước. Câu hỏi tu từ thể hiện tình thương xót nhân dân đau khổ trước họa xâm lăng:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và tình thương xót nhân dân trước họa xâm lăng. Những cảnh mà nhà thơ nghe thấy tiếng súng Tây, nhìn thấy, cảm thấy (lũ trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dát bay, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây) là những chi tiết nghệ thuật rất hiện thực mang giá trị lịch sử sâu sắc. Bài thơ “Chạy giặc" là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày tháng đầu chúng xâm lược đất nước ta.

Ngôn ngữ hàm súc, nghiêm trang, chứa chan tình cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. Nó cho thấy tính mẫn cảm chính trị của nhà thơ yêu nước "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Với ông “thơ là súng là gươm". ("Đọc thơ Đồ Chiểu" – Lê Anh Xuân)

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 2

Có những tác phẩm văn chương bất hủ khi nó trở thành nhân chứng của lịch sử, nó gắn liền với nỗi niềm cua một dân tộc, và bài thơ chạy giặc là bài mang ý nghĩa như thế.

Năm 1858, thực dân Pháp nã phát súng đầu tiên xâm lược vào thành Đà Nẵng. Để rồi một năm sau, chúng lại từ Đà Nẵng tấn công chiếm Gia Định. Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong tay giặc, mặc dù mù lòa không nhìn thấy gì nhưng với tấm lòng xót xa, buồn đau vô hạn, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ Chạy Giặc để ghi lại tâm trạng của mình.

Mở đầu bài thơ là cảnh bị Tây đánh bất ngờ:

"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay"

Hai câu thơ cho thấy quân giặc tấn công rất nhanh chóng cũng rất bất ngờ. Tiếng súng đột ngột ấy của chúng đã đẩy cuộc sống thanh bình, đông đúc, nhộn nhịp của dân ta bỗng chốc tan biến sâu vào quá khứ và mở ra trước mắt cảnh tượng chạy giặc thật kinh hoàng, đau xót:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay".

Hai câu thực của bài thơ là một bức tranh cụ thể sinh động thể hiện lại tình cảm tan tác bi thương của nhân dân khi ấy. Sự xuất hiện của giặc thù quá đột ngột, sự chống chọi của quân ta lại thất bại quá nhanh chóng khiến cảnh dắt dìu gồng gánh nhay chạy loạn càng thật đau lòng. Đang sống hạnh phúc êm ấm bên những người thân, bất chợt giặc thù từ đâu ập đến bắt giết, mọi gia đình đều chưa chuẩn bị gì, chỉ biết hốt hoảng dắt nhau trốn chạy. Nhà thơ đặc tả cảnh tượng ấy bằng hai chữ hìn ảnh lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ lơ xơ, dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng.

Liền mạch thơ, lẽ ra hai câu thơ kế tiếp nhà thơ phải bàn luận vấn đề, nhưng không, với tất cả lòng đau đớn xót xa của mình, ông tiếp tục vẽ lên một bức tranh toàn cảnh quê hương bị giặc thù đang tâm tàn phá trong một không gian thật là xa rộng:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".

Tuy Bến Nghé, Đồng Nai chỉ là một bến nước, một dòng sông ở Gia Định nhưng đó cũng chính là toàn cảnh của quê hương ta khi quân Pháp đặt gót giày xâm lược đến. Cả một mảnh non sông gấm vóc đang yên ổn tốt tươi trong phút chốc đã bị kẻ thù đang tâm tàn phá thành ra tro bụi. Tiền tài, sản vật của nhân dân bị chúng thả sức cướp bóc. Nhà của làng quê bị đốt phá, lửa khói dấy lên ngút trời. Nỗi xót đau thương thật lay động cả trăng sao.

Hai câu thơ ấy đúng là một bức tranh cụ thể và sinh động đầy gợi cảm về hình ảnh quê hương bị giày xéo, tàn phá khắp nơi: tan tác, đỗ vỡ, khói lửa đầy trời. Ngoài ra, đó cũng là một lời gián tiếp mạnh mẽ lên án hành động cướp phá hung bạo của thực dân Pháp xâm lược.

Như vậy cả bốn câu thơ thực và luận đã làm nên một bức tranh toàn cảnh, nêu bật được hình ảnh bi thương của đất nước, quê hương dưới gót giày đinh xâm lược của giặc Pháp. Cả một trời hốt hoảng, tan tác, đau buồn từ mặt đất đến bầu trời, từ con người đến loài vật. Quân giặc đã cướp bóc tiền của, đốt phá nhà cửa, xóm làng trong khắp cả một vùng Đồng Nai, Bến nghé.

Tâm trạng và thái độ cụ đồ không chỉ chan chứa, thấm được trong từng câu thơ đau xót trên mà còn thể hiện khá rõ nét ở hai câu kết:

"Hỏi rang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này.

Hai câu thơ trên làm thành một tiếng kêu đau đớn, xót xa xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương, đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc. Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quốc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng bỏ mặc nhân dân phải chịu thống khổ điêu linh. Hai câu thơ kết còn hàm chứa một nỗi chờ mong đến khắc khoải bóng dáng của trang dẹp loạn tài ba xuất chúng sẽ mau chóng ra tay cứu nước phò đời.

Tiếng kêu đau đớn thốt lên từ trái tim đang rỉ máu của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sau đó đã được biết bao sĩ phu yêu nước khác khắp ba miền đáp ứng nhưng các cuộc dấy nghĩa nhằm giành lại độc lập cho đất nước tự do cho dân tộc đều bị thực dân Pháp dìm vào biển máu. Phải đợi đến khi nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước bao năm mới trở về lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã giành thắng lợi thì nỗi chờ mong khắc khoải, ước vọng lớn của nhà thơ mới đáp ứng hoàn toàn.

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 3

Nguyễn Đình Chiểu một ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc, tuy ông bị mù nhưng tâm hồn lại trong sáng như gương. Ông đã thấu hiểu hết nỗi thống khổ của người dân bần hàn cùng cực, nỗi khổ của những con người mất nước. Bài thơ “Chạy giặc” chính là một tác phẩm tiêu biểu của phong cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác phẩm đã trở thành nhân chứng lịch sử, gắn với niềm vui, nỗi buồn của dân tộc. Bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc lay động bạn đọc.

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc", bài thơ đã thể hiện chân thực nỗi khổ của nhân dân khi bị bọn thực dân giày xéo. Tác giả tuy bị mùa lòa nhưng nhìn thấu hết thế sự, lòng đau đớn xót xa khi dân tộc lâm vào cảnh lầm than, con trẻ phải sống trong sợ hãi, khổ cực.

Hai câu đề bài thơ đã nói lên cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ, chiến tranh nổ ra, trận đánh diễn ra như “một bàn cờ thế” chỉ cần “phút sa tay” vậy mà Thành Gia Định thất hủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Chỉ với hai câu thơ thôi mà mọi thứ đã hiện lên như một trang lịch sử.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bài cờ thế phút sa tay”

“Tiếng súng Tây” mới nghe thôi cũng có thể cho bạn đọc hình dung đến cảnh chiến tranh tàn khốc. Thực dân Pháp mang đến vũ khí hiện đại hơn chúng ta nhiều lần, chúng xâm chiếm nước ta, ép nhân dân ta vào bước đường cùng. Vậy mà “vừa nghe tiếng súng”, “phút sa tay” làm nổi bật thời gian, sự việc diễn ra quá bất ngờ, nhanh chóng và nói lên sự kinh hoàng của chính nhà thơ, của nhân dân khi thành Gia Định thất thủ. Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh “Một bàn cờ thế” một cách nói ẩn dụ sâu sắc đầy ước lệ, hàm súc khiến cho bạn đọc hiểu ngay rằng đó là tình hình, cục diện chiến trường, và bàn cờ thế ấy đang nghiên về thực dân Pháp.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

Khó thể có hình ảnh nào đặc sắc hơn khi tác giả đã sử dụng những hình ảnh lũ trẻ và bầy chim để tả cảnh chạy loạn. Nhà thơ lấy hình ảnh bé bỏng, yêu thương “lũ trẻ” làm biểu tượng cho thế giới của con người, lấy hình ảnh đẹp đẽ, tự do “đàn chim” là biểu tượng của thế giới thiên nhiên. Hai hình ảnh rất điển hình cho quê hương đất nước. Vậy mà giờ đây "bỏ nhà". “lơ xơ chạy". "mất ổ” “dáo dát bay" đặc tả sự tan nát. hoảng sợ, hãi hùng. Những từ láy gợi hình đã để lại những ấn tượng cực kỳ sâu sắc, nước mất thì nhà tan, trẻ em nhẽ ra phải được sống trong cảnh yêu bình mà giờ đây cũng phải chịu theo số mệnh đất nước, bị thực dân giày xéo, cảnh quê hương thanh bình nay trở nên dáo dát khi có bóng xâm lăng. Đặc sắc nghệ thuật của tác giả trong hai câu thơ này là phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhấn ý các chữ "bỏ nhà" và “mất ổ" tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.

Hai câu luận 5,6 đối nhau làm hiện lên cảnh tang thương, đau xót nơi Bến Nghé và Đồng Nai. Hai nơi ấy trước đây là là nơi sầm uất, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập, Đồng Nai là vựa lúa miền Nam. Vậy mà trong “phút sa tay” đã bị giặc Pháp tàn phá, cướp bóc đến tiêu điều xơ xác. Tài sản của nhân dân bj cướp sạch, đã trở thành “tan bọt nước”. Nhà cửa, làng xóm bị đốt phá tan hoang, lửa khói ngút trời bao phủ một vùng rộng lớn “nhuốm màu mây”.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh lồng trong những hình ảnh đặc sắc “của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây”, những hình ảnh đầy chắt lọc đã làm hiện lên tội ác tày trời của giặc. Thêm vào đó cũng chính là nỗi lòng của tác giả, nỗi đau đớn và sự căm thù kẻ cướp nước.

Hai câu kết của bài thơ được viết ra là một câu hỏi tu từ

“Hỏi trang dẹp loạn dày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Đây chính là cảm xúc nghẹn ngào đã trào dâng, biểu lộ một tâm trạng đau đớn. Một câu hỏi rất mong có câu trả lời. Rồi sau đây vận mệnh đất nước sẽ ra sao, tính mạng và tài sản của nhân dân ta rồi sẽ ra sao. Một câu hỏi thể hiện tình thương xót nhân dân đau khổ trước họa xâm lăng, thực sự sao lại để dân đen đến nỗi khổ cực này, thật quá xót xa. Nhà thơ vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc.

Bài thơ hiện lên như một trang lịch sử dân tộc đầy đau thương, thực dân Pháp xâm lăng, bờ cõi quốc gia khó giữ. Những khung cảnh chân thực, đầy bi ai hiện lên và lồng ghép trong đó chính là tình yêu thương của tác giả đối với dân tộc, đối với đất nước. Ngòi bút nhân đạo vừa thương vừa hận, hận lũ cướp nước, hận lũ gieo rắc lầm than, đây nhân dân đến chỗ khốn cùng.

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thứ ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam Bộ (lũ trẻ, lơ xơ, ổ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây, rày, nỡ, dân đen). Phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh là những biện pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ hàm súc, biểu cảm. Chạy giặc là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế ỷi XIX. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc.

Qua bài thơ Chạy giặc đã để lại trong lòng ta nhiều suy ngẫm, một thời kỳ lịch sử đất nước đau thương, thật sự đầy xót xa được ngòi bút nhân đạo Nguyễn Đình chiểu khắc họa rõ nét. Từ đó cho thấy một tâm hồn giàu tình thương con người, yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, và thêm vào đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, căm thù những kẻ đã lấy đi cuộc sống bình yên của biết bao con người của tác giả. Nghệ thuật trong bài thơ cũng mang đậm chất Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 4

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào văn chương yêu nước chống thực dân xâm lược khu vực Nam Bộ, ông để lại rất nhiều những sáng tác hay có tính đấu tranh mạnh mẽ, chống lại thực dân Pháp xâm lược, và bài thơ “Chạy giặc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Bài thơ này tái hiện được chân thực khung cảnh xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược, đó là khung cảnh hoang tàn, bi đát trước sự tàn phá của đội quân xâm lược. Đồng thời bài thơ này cũng thể hiện được rõ nét thái độ chán ghét, căm thù của tác giả Nguyễn Đình Chiểu với quân Pháp.

Năm 1958 Thực dân Pháp đã nổ súng, mở đầu cho công cuộc xâm lược dân tộc ta, từ Đà Nẵng chúng đã mở rộng đánh chiếm vào khu vực Gia Định, trước thực trạng xâm lược tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta bị đẩy vào bước đường lầm tham, đau khổ đến cùng cực. Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà văn giàu lòng yêu nước nên khi chứng kiến thực trạng ấy đã không khỏi đau xót, thương tâm. Càng yêu nước bao nhiêu thì lòng căm tù giặc càng lớn bấy nhiêu, và trong hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy nhà thơ đã viết bài thơ “Chạy giặc” vừa là để tái hiện lại thời thế hỗn loạn, nhân dân lầm tham vừa là để thể hiện lòng căm thù sâu sắc của mình đối với đội quân xâm lược.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
Một bàn cờ thế phút sa tay”

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại không khí đầy dữ dội khi tiếng súng Tây làm cho mọi người trở nên hoảng loạn, mọi vật đều nhuốm màu bi thương. Không gian mà nhà thơ tái hiện đó chính là không gian của một khu chợ, và thời điểm được gợi nhắc đến đó chính là thời điểm “tan chợ”, lúc này chính là lúc người người đang tấp nập rủ nhau ra về sau buổi chợ. Khi ấy thì tiếng súng Tây bắt đâu nổ dồn, đây là sự hủy diệt tàn bạo của lũ giặc cướp nước, bởi chúng nhằm vào thời điểm con người mất cảnh giác nhất, tập trung đông đúc nhất để nổ súng, sát hại người dân ta. Ở đây tác giả vừa thể hiện được hành động tàn bạo, vô nhân tính của quân Pháp, vừa thể hiện được thái độ căm thù của mình với chúng.

Hai từ “súng Tây” đã thể hiện được điều đó, tác giả không lên án trực tiếp bọn thực dân Pháp mà gọi chúng với cái tên đầy coi thường, bọn Tây, tức những người khác chúng ta về chủng tộc, mang trong mình âm mưu thâm độc, thấp hèn đáng coi thường, chúng dùng bạo lực chèn ép dân ta, hành động thật đáng lên án. Trong một tác phẩm khác của mình, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện được thái độ căm thù khôn siết của mình đối với bọn giặc “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Tiếng súng Tây đột ngột nổ dồn khiến cho mọi người có mặt trong khung cảnh ấy hoảng loạn, sợ hãi “Một bàn cờ thế lúc sa tay”. Câu thơ này có thể hiểu là những người chơi cờ vì bị tiếng súng làm cho giật mình mà làm sa những quân cờ xuống bàn cờ.

Hoặc ta cũng có thể hiểu bàn cờ thế lúc sat ay này chính là thực trạng của Việt Nam lúc bấy giờ, là lúc dân tộc ta đang thất thế trước quân giặc, chúng đã lợi dụng tình hình bất ổn của đất nước ta mà nhảy vào xâm lược, gây ra bao nhiêu cảnh đau khổ. Khung cảnh khi có tiếng súng Tây cũng thật hỗn loạn, xơ xác, không chỉ con người mà ngay cả những loài vật cũng hoảng loạn, tìm đường chạy chốn, ẩn náu:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

Đó là cảnh những đứa trẻ vì bị tiếng súng dọa cho giật mình, sợ hãi mà bỏ nhà chạy toán loạn, muốn chạy trốn tiếng súng cũng như sự hủy diệt đáng sợ ấy “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”, chúng mới chỉ là những đứa con nít, hàng ngày phải sống trong khung cảnh dữ dội, hủy diệt của bom đạn quả thực vô cùng đáng thương, chúng đang ở tuổi hồn nhiên nhất của cuộc đời, là những lúc vô lo, vô nghĩ nhất nhưng lại sinh ra trong giai đoạn đất nước đầy biến động, bạo loạn. Không chỉ có lũ trẻ sợ hãi, mà ngay cả những loài vật trong tự nhiên cũng bị sự hủy diệt của kẻ thù mà mất đi nơi sinh sống, hoảng loạn mà bay dáo dác khắp nơi để tìm chỗ trú ẩn. Không khí mà nhà thơ gợi ra ở đây thật hỗ loạn, bi thương.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Bến Nghé, Đồng Nai là những địa danh của Gia Định, khi quê hương, xứ sở của mình bị xâm phạm, thì ngay cả những thứ vô tri như bến nước, dòng sông dường như cũng bị lay động, chúng dường như thế hiện được sự đồng cảm của mình với thực cảnh của đất nước. Sự dữ dội của khung cảnh chiến tranh, những bọt nước ở Bến Nghé cũng vỡ tan, khung cảnh yên bình nơi bến nước không còn, sự vỡ tan ấy cũng như sự phẫn nộ của đất trời, thiên nhiên vô tri trước tội ác của quân giặc. Dòng sông Đồng Nai cũng bị nhuốm màu của bi thương, đau khổ, đó chính là sự đồng cảm, hòa quyện giữa thiên nhiên và lòng người. Đọc đến câu thơ này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, đúng như vậy, những vật vô tri này có thể bị hiện thực dữ dội tàn phá hoặc nó được cảm nhận trong dòng tâm trạng phẫn nộ, đau đớn của nhà thơ.

“Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này”

Đau lòng trước thực trạng đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, lòng người đau đớn vì sự bạo tàn Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở cũng là sự trách móc thầm kín đối với triều đình bất lực, vô dụng nhà Nguyễn. Trong lịch sử, mỗi khi đất nước có chiến tranh thì lại xuất hiện những con người tài giỏi, những vị tướng tài ba, những trang dẹp loạn vĩ đại. Nhưng vào thời điểm này, trang dẹp loạn nơi nào vẫn chưa xuất hiện, nhà thơ như tự hỏi mình, câu hỏi không có câu trả lời. Đồng thời nhà thơ cũng hướng sự trách móc, phê phán của mình đến triều đình nhà Nguyễn, khi chỉ biết đến lợi ích của mình mà nhu nhược, nhún nhường trước quân bạo tàn, để chúng gây ra bao nhiêu đau khổ cho dân đen như vậy.

Bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu là bài thơ tái hiện được chân thực và sống động một thời kì biến loạn, đau thương của đất nước, của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện được một tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc của chính nhà thơ. Đó chính là những cảm xúc thực, tình cảm thực của tác giả khi đất nước có biến loạn.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • ý nghĩa của từ lơ xơ trong chạy giặc

Bài viết liên quan

  • Phân tích tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) – Văn hay lớp 10
  • Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Văn hay lớp 11
  • Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Cố hương – Văn hay lớp 9
  • Giới thiệu danh làm thắng cảnh vịnh Hạ Long – Văn hay lớp 10
  • Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Văn hay lớp 6
  • Phân tích tác phẩm Nhớ đồng (Tố Hữu) – Văn hay lớp 11
  • Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Văn hay lớp 9
0